Thứ Năm, 2024-11-21, 7:31 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2009 » Tháng Hai » 13 » Quy hoạch đất đai của Việt Nam còn nhiều phức tạp
7:40 AM
Quy hoạch đất đai của Việt Nam còn nhiều phức tạp


2009-02-12

Trong kỳ họp Quốc Hội vừa qua người ta kỳ vọng nhiều vào một số điều khoản luật đất đai sẽ được sửa đổi theo như kiến nghị của nhiều chuyên gia, tuy nhiên việc này đã không xảy ra vì nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chủ yếu là Quốc Hội chưa tập trung đầy đủ những dữ liệu cần thiết để đưa ra bàn luận.

Photo courtesy Vietnamnet

Phân vùng(zoning) là một loại quy hoạch rất hiệu quả mà hiện nay các chuyên gia Việt Nam chưa nghiên cứu được nhiều

Mặc Lâm phỏng vấn TSKH Đặng Hùng Võ, nguyên thứ trưởng Bộ Tài Nguyên Môi Trường, người có những quan tâm đặc biệt về vấn đề này để biết thêm chi tiết.

Cần đổi mới hệ thống pháp luật về quy hoạch đất đai.

Mặc Lâm : Thưa Tiến Sĩ, dư luận lâu nay vẫn cho rằng vần đề quy hoạch đất đai của Việt Nam vẫn là một chủ đề được đưa ra nhiều nhất trong các kỳ họp Quốc Hội, tuy nhiên việc thông qua các đạo luật nhằm chấn chỉnh nhiều mặt còn chưa hoàn thiện thì vẫn chưa được Quốc Hội thông qua trong kỳ họp vừa rồi. Theo nhận định của Tiến Sĩ, vấn đề quy hoạch đất đai hiện nay có chỗ nào yếu nào cần xem xét lại?

TS Đặng Hùng Võ : Cho đến hiện nay theo ý kiến của rất nhiều chuyên gia thì thấy rằng khi điểm lại các hệ thống quy hoạch, đặc biệt là quy hoạch ruộng đất ở Việt Nam, nó mang tính hành chính nhiều hơn là những công cụ quy hoạch mà nó dựa vào phù hợp với cơ chế thị trường.

Nước phát triển người ta luôn luôn gắn cái gọi là phân vùng (zoning) thì đấy là một loại quy hoạch rất hiệu quả mà hiện nay ở phía Việt Nam thì các chuyên gia cũng chưa nghiên cứu được nhiều và cũng chưa có cái kiến nghị cụ thể để đưa vào đổi mới trong hệ thống pháp luật về quy hoạch.

Trong những kinh nghiệm của các nước phát triển người ta luôn luôn gắn cái gọi là phân vùng (tiếng Anh gọi là zoning) thì đấy là một loại quy hoạch rất hiệu quả mà hiện nay ở phía Việt Nam thì các chuyên gia cũng chưa nghiên cứu được nhiều và cũng chưa có cái kiến nghị cụ thể để đưa vào đổi mới trong hệ thống pháp luật về quy hoạch.

Mặc Lâm : Xin Tiến Sĩ cho biết thêm chi tiết về việc phân vùng mà ông vừa nói. Điểm mạnh của vấn đề này nằm ở chỗ nào?

TS Đặng Hùng Võ : Việc phân vùng sử dụng đất theo cái diện lớn, theo từng vùng một, quyết định được phát triển thì ở những khu vực nào tập trung chỉ rõ đâu là công nghiệp, đâu là thương mại, đâu là dịch vụ, đâu là đô thị, v.v. Mặt bằng nông nghiệp thì cũng cần giữ rừng như thế nào, loại nào thì giữ, loại nào thì đưa vào sản xuất, vùng nào là vùng bảo vệ lũ, vùng nào thì cho phép chuyển đổi cho phù hợp với nhu cầu nông sản của thị trường.

Và chính vấn đề phân vùng này làm chưa tốt thành ra nó làm cho công cụ quy hoạch vẫn cứ tiếp tục theo cái hướng gọi là mang tính chất hành chính nhiều hơn là một công cụ trợ giúp cho thị trường, định hướng thị trường sao cho đảm bảo được tiêu chí là phát triển bền vững.

Khu vực nào tập trung chỉ rõ đâu là công nghiệp, đâu là thương mại, đâu là dịch vụ, đâu là đô thị, v.v. Mặt bằng nông nghiệp thì cũng cần giữ rừng như thế nào, loại nào thì giữ, loại nào thì đưa vào sản xuất, vùng nào là vùng bảo vệ lũ, vùng nào thì cho phép chuyển đổi cho phù hợp với nhu cầu nông sản của thị trường.

Mặc Lâm : Một trong những vấn đề gây khó khăn nhiều trong vấn đề đất đai cũng như phát triển mua bán bất động sản là thuế. Tiến Sĩ có ý kiến gì về chính sách thuế đất đai hiện nay, thưa ông?

TS Đặng Hùng Võ : Thuế đối với đất đai thì tôi là người cũng đã kiến nghị trong nhiều năm nay là cần phải  đổi mới. Đất đai nói chung là của tất cả mọi người, vậy thì thuế chính là điều chỉnh cho cái công bằng về quyền đối với đất đai của tất cả mọi người.

Sinh ra thì mọi người có quyền như nhau đối với đất đai nhưng chỉ có sử dụng thì lúc đó người có điều kiện, người có hoàn cảnh khác nhau thì cái nhu cầu sử dụng khác nhau, chẳng hạn cho nông nghiệp thì có diện tích lớn hơn, cho công nghiệp thì diện tích nhỏ hơn, và chỉ làm dịch vụ thì chắc chắn diện tích nhỏ hơn nữa.

Vậy thì thuế đối với đất đai là một phạm vi mà theo tôi là cần đổi mới một cách rất tích cực hơn nữa để sao cho thuế là một công cụ để việc sử dụng đất có hiệu quả, làm cho người có đất buộc phải tìm cách sử dụng có hiệu quả và không để lãng phí đất đai. Đấy là điểm thứ nhất.

Điểm thứ hai là làm sao tạo đựơc cái công bằng giữa mọi người với nhau về quyền lợi đối với đất đai thì sẽ được điều chỉnh qua thuế. Và điểm thứ ba nữa, chắc chắn thuế là một công cụ để chống đầu cơ, chống cái xu hướng đưa tiền tiết kiệm, tích trữ tiền tiết kiệm vào bất động sản mà không để dùng mà là để tích trữ.

Thuế đối với đất đai là một phạm vi mà theo tôi là cần đổi mới một cách rất tích cực hơn nữa để sao cho thuế là một công cụ để việc sử dụng đất có hiệu quả, làm cho người có đất buộc phải tìm cách sử dụng có hiệu quả và không để lãng phí đất đai.

Nguyên tắc đăng ký quyền sử dụng đất 

Mặc Lâm : Riêng về nguyên tắc đăng ký quyền sử dụng đất cho các loại sổ hồng hay sổ đỏ thì dư luận cho rằng vẫn còn quá nhiều bất cập, chưa phù hợp với thực tế. Tiến Sĩ có ý kiến gì về việc này?

TS Đặng Hùng Võ : Tôi cho là cũng còn bất cập nhiều là vì một trong những nguyên tắc của hệ thống đăng ký thì đấy chính là hệ thống tạo điều kiện để cho mọi người công khai hóa cái việc sử dụng đất của mình, một cái hệ thống đăng ký mà càng được công khai, càng minh bạch thì cái thị trưòng bất động sản ở đấy nó sẽ có cái điều kiện phát triển tốt hơn và bền vững hơn.

Thế nhưng từ đầu đến giờ, tức là từ khi Việt Nam bắt đầu đưa hệ thống đăng ký vào bộ luật đất đai, cho đến nay thì một cái thực tế triển khai là vẫn còn tồn tại một hệ thống đăng ký cho đất không có nhà và một hệ thống đăng ký cho đất có nhà. Và chính vì vậy mà nó làm cho hệ thống đăng ký chưa điều chỉnh hết được những việc cần làm của hệ thống đăng ký đối với thực tế. Và chính vì vậy mà nó làm thiếu đi cái tính công khai, tính minh bạch, và làm cho hệ thống đăng ký nó không thật rõ ràng trong tất cả các loại đất trên cùng một hệ thống hồ sơ.

Về vấn đề này thì Quốc Hội Việt Nam đã ra nghị quyết vào cuối năm 2007 và năm 2008 là phải thực hiện một hệ thống đăng ký. Thế nhưng cho đến bây giờ thì cái quá trình sửa luật cũng còn đang chậm chạp thành ra là chưa đáp ứng được cái nghị quyết của Quốc Hội. Nhưng mà tôi cho rằng những bất cập này trong một thời gian rất ngắn nữa thì sẽ khắc phục được.

Hiện nay người dân thì có thể nói là tới sáu bảy mươi phần trăm trường hợp khiếu kiện về đất đai là khiếu kiện về giá đất, là cái giá bồi thường nó không phù hợp, hoặc là chưa thoả đáng trong việc tái định cư là do giá nó chênh lệch.

Mặc Lâm : Như Tiến Sĩ cũng đã biết việc tranh chấp đất đai giữa người dân và các cấp chính quyền địa phương vẫn chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Theo ông thì nguyên do nào dẫn tới việc khiếu kiện dây dưa như hiện nay?

TS Đặng Hùng Võ : Hiện nay nếu mà so cái mặt bằng khiếu kiện của dân thì tôi cho rằng cái nguyên nhân chủ yếu hiện nay tức là vấn đề giá đất, hay nói cách khác là vấn đề hệ thống tài chính đất đai nói chung nó chưa vận hành theo nguyên tắc chung của cơ chế thị trường.

Hiện nay người dân thì có thể nói là tới sáu bảy mươi phần trăm trường hợp khiếu kiện về đất đai là khiếu kiện về giá đất, là cái giá bồi thường nó không phù hợp, hoặc là chưa thoả đáng trong việc tái định cư là do giá nó chênh lệch.

Như vậy thì ở đây ngoài những điểm mà tôi vừa nói cũng là những cái còn đang có bất cập ở mức độ này mức độ khác, thì vấn đề giá đất đang là một trong những điểm làm cho khiếu kiện của dân nó nhiều.

Category: Việt Nam ngày nay | Views: 807 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 83
Khách: 83
Thành Viên: 0