Thứ Năm, 2024-11-21, 6:42 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2009 » Tháng Hai » 13 » “Vụ Huỳnh Ngọc Sĩ” chưa đến hồi kết?
7:42 AM
“Vụ Huỳnh Ngọc Sĩ” chưa đến hồi kết?


2009-02-12

Ông Huỳnh Ngọc Sĩ bị công an đến đọc lệnh khắm nhà và bắt tạm giam hôm 11-2-209, với tội danh “lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.”

Photo courtesy of VNExpress

Ông Huỳnh Ngọc Sỹ bị áp giải ra xe công an hôm 11-2-2009.


Giới quan sát cho rằng, đây là điều bất ngờ, vì dư luận từng tin rằng bản chất của vụ này là “đưa và nhận hối lộ.”  Hai tội danh có nhiều điểm rất khác nhau, đặc biệt đối với khung hình phạt.

Bản chất vụ án?

Đầu giờ chiều ngày 11 tháng Hai, cơ quan hữu trách Việt Nam đã bắt và tiến hành khám xét nhà riêng của ông Huỳnh Ngọc Sĩ, trong một vụ mà dư luận gần đây gọi tắt, là “vụ Huỳnh Ngọc Sĩ,” hay “vụ PCI.”

Ông Sĩ bị bắt tạm giam 4 tháng, và sẽ bị điều tra về tội “lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.” 

Tin tức của báo chí Việt Nam, chẳng hạn tờ Sài Gòn Giải Phóng và báo điện tử VietNamNet, cho biết ông Huỳnh Ngọc Sĩ bị khởi tố do có hành vi “lợi dụng chức vụ quyền  hạn” khi cho công ty PCI thuê nhà làm văn phòng.

Một luật sư tại Sài Gòn, là ông Bùi Quang Nghiêm, nói rằng từ trước đến nay, dư luận Nhật Bản và cả Việt Nam đều cho rằng vụ này có bản chất “đưa và nhận hối lộ” chứ không phải là “lợi dụng chức vụ quyền hạn.”:

Ranh giới giữa 2 tội danh này như 2 vòng tròn giao nhau, có phần chung rất lớn. Nếu có cảm tình với bị can, bị cáo, thì người ta sẽ dễ đẩy tội đưa và nhận hối lộ thành tội lợi dụng chức vụ quyền hạn.

LS Bùi Quang Nghiêm

“Ranh giới giữa 2 tội danh này như 2 vòng tròn giao nhau, có phần chung rất lớn. Nếu có cảm tình với bị can, bị cáo, thì người ta sẽ dễ đẩy tội đưa và nhận hối lộ thành tội lợi dụng chức vụ quyền hạn. Tức là người ta sử dụng phần chung nhau của 2 vòng tròn này.”

Tội danh khác nhau, thì khung hình phạt cũng khác nhau. Cũng theo luật sư Nghiêm, thì 2 trường hợp này “rất khác nhau.”

“Hình phạt của 2 tội này rất khác nhau.  

Tội nhận hối lộ có án cao nhất là tử hình. Nhưng tội lợi dụng chức vụ quyền hạn thì, theo điều 281 Bộ Luật Hình Sự và điều 282, tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ có mức án cao nhất chỉ 15 năm.”

Vụ PCI-Huỳnh Ngọc Sĩ

Ông Huỳnh Ngọc Sĩ bị bắt, tức là tạm chấm dứt một giai đoạn gần 6 tháng, kể từ khi những thông tin về công ty PCI của Nhật Bản hối lộ quan chức Việt Nam bắt đầu nổi lên trên bề mặt dư luận.

Những thành viên của công ty PCI bị cáo buộc hối lộ đã bị phía công tố Nhật Bản truy tố, kết tội và tuyên án hồi cuối tháng Giêng.

Phía Việt Nam, và cả Nhật Bản, thì dư luận tỏ ra ngạc nhiên về sự chậm chạp của chính quyền trong các quyết định liên quan đến ông Sĩ.

Và dư luận càng tỏ ra sốt ruột hơn khi đại sứ Nhật Bản, hồi đầu tháng 12 tuyên bố rằng chính phủ Tokyo sẽ tạm dừng viện trợ ODA đến khi nào Việt Nam có biện pháp hữu hiệu chống và diệt tham nhũng.

Trong quá trình toàn cầu hoá, đa số các nuớc ký các hiệp định hỗ trợ tư pháp để giúp các nước điều tra, thậm chí hỏi cung và tiến hành các biện pháp nghiệp vụ khác, đều được sự ủng hộ của các nước đã tham gia ký hiệp định hỗ trợ tư pháp.

TS Nguyễn Vân Nam

Chưa đến hồi kết?

Từ lúc “vụ Huỳnh Ngọc Sĩ” vừa mới lộ diện, trong một cuộc trả lời phỏng vấn với đài chúng tôi, tiến sĩ luật sư Nguyễn Vân Nam đã từng nhận định, rằng cuộc điều tra của hệ thống tư pháp Nhật Bản có thể gặp khó khăn vì vấn đề “chủ quyền quốc gia.”:

“Không dễ dàng! Về nguyên tắc chung thì không dễ, vì đây là vấn đề tư pháp, thuộc về chủ quyền của mỗi nước. Thế nhưng, trong quá trình toàn cầu hoá, thì hành động.

Ví dụ như ta thấy hành động hối lộ, tức là cạnh tranh không lành mạnh, thì các nước đa số ký các hiệp định hỗ trợ tư pháp để giúp các nước điều tra, thậm chí hỏi cung và tiến hành các biện pháp nghiệp vụ khác, đều được sự ủng hộ của các nước đã tham gia ký hiệp định hỗ trợ tư pháp.”

Vào thời điểm ấy, Chính Phủ Việt Nam dường như vẫn chưa đề cập trực tiếp đến danh tánh người bị phía Nhật Bản khai nhận hối lộ.

Cho đến phiên chất vấn trước Quốc Hội ngày 13 tháng 11, thì một đại biểu đã hỏi thẳng Thủ Tướng Chính Phủ về vụ này. Ông Nguyễn Tấn Dũng trả lời, rằng ông đã “yêu cầu cơ quan điều tra tiếp nhận” hồ sơ, “làm rõ tới đâu xử lý tới đó,” đồng thời nói rằng Việt Nam và Nhật “đã lập ủy ban phối hợp.”

Trong lời khai của một số nhân vật thuộc công ty PCI, thì họ đã hối lộ nhiều lần cho nhân vật có tên Huỳnh Ngọc Sĩ. Phía Công Tố Nhật Bản cáo buộc số tiền hối lộ lên đến gần 2 triệu 500 ngàn Mỹ kim, nhưng chỉ truy tố hình sự 2 vụ mà tổng số tiền là hơn 800 ngàn Mỹ kim.

Vẫn theo luật sư Bùi Quang Nghiêm:

Bạn nghĩ gì về vụ này? Hãy gừi đến Ban Việt Ngữ ý kiến của Bạn email: vietweb@rfa.org; hoặc tham gia thảo luận tại Trang blog Ban Việt ngữ RFA

“Tôi đọc thông tin từ báo chí, thì biết là ông Huỳnh Ngọc Sĩ và ông Lê Quả bị khởi tố về tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ liên quan đến việc cho thuê nhà công vụ $5,000 một tháng.

Theo tôi được biết, dư luận từ cả Nhật Bản và Việt Nam đều cho rằng vụ này liên quan đến việc nhận hối lộ. Còn nay, nếu được khởi tố về tội lợi dụng chức vụ quyền hạn, thì phúc của nhà ông Huỳnh Ngọc Sĩ to quá.”

Một số thông tin báo chí trong nước cũng viết, là ông Huỳnh Ngọc Sĩ tuy không bị còng tay, vẫn không dấu được vẻ bối rối, hoảng hốt.

Một số nguồn tin khác thì nói, vụ bắt này có thể không là một bất ngờ đối với ông Sĩ.

Nhưng điều bất ngờ nhất, nếu có, nằm ở chỗ: ông Sĩ bị bắt ngay trong khi Hoàng Thái Tử Nhật Bản đang có mặt tại Việt Nam!
Category: Hồ sơ Tham nhũng CSVN | Views: 858 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 71
Khách: 71
Thành Viên: 0