|
|
Báo Việt Nam loan tin 'nghi án' PCI do thủ tướng 'trực tiếp chỉ đạo' |
Tổng thanh tra chính phủ Trần Văn truyền nói PCI là một vụ án trọng điểm Ban Chống tham nhũng cần theo dõi
Trả lời phỏng vấn của báo điện tử Vietnam Net, ông Trần Văn Truyền nói ‘nghi án’ PCI do thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng 'trực tiếp
chỉ đạo’, vì, theo nhà lãnh đạo Việt Nam, vụ này ảnh hưởng đến ‘môi trường đầu tư’ trong nước.
Ông Truyền gọi vụ PCI là ‘nghi án’ và nói thêm Việt Nam có thể rút ra ‘bài học’ qua vụ việc này. Theo ông 'cần có cơ chế giám
sát minh bạch đối với các hoạt động đầu tư, hay làm ăn kinh tế, với đồng vốn trong nước và nước ngoài.'
Trên báo Tiền Phong, Bộ trưởng kế hoạch và Đầu tư của Việt Nam, Võ Hồng Phúc nói tin đưa về Nhật Bản nối lại viện trợ ODA
cho Việt Nam vào tháng Tư năm nay hiện vẫn chưa 'có ai xác nhận'.
Ông Phúc không đưa ra bình luận gì về vụ PCI. Và nói thêm sắp tới thủ tướng Việt Nam ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ đi Nhật, và khi
ấy mới ‘có thể’ đưa ra bình luận.
Báo Tiền Phong trích lời ông Phúc nói rằng Việt Nam không bắt giam ông Huỳnh Ngọc Sỹ chỉ vì muốn Nhật nối lại ODA. Mà đây
là 'thể hiện quyết tâm chống tham nhũng, trừng trị người sai phạm.''
Ông Võ Hồng Phúc nói thêm: 'Còn cụ thể việc Nhật kết nối lại ODA với Việt Nam như thế nào sẽ trình chính phủ Nhật Bản xem
xét cụ thể tình hình để cởi bỏ.'
Tội danh gây tranh cãi
Một
ngày sau khi ông Huỳnh Ngọc Sỹ bị bắt, tới nay người ta biết rằng cựu
giám đốc Ban quản lý dự án Đông Tây bị tạm giam không phải vì tội nhận
hối lộ, với số tiền như báo chí Nhật Bản đưa trước đây. Mà liên quan
tới tội danh “lợi dụng chức vụ khi thi hành công vụ.”
Báo chí trong nước đưa tin trong thời gian đương chức, hai ông Huỳnh Ngọc Sĩ và Lê Quả (phó giám đốc dự án) đã cho quan chức
của công ty PCI Nhật thuê căn nhà công tại số 3 Nguyễn Thị Diệu, Q.3 và tư túi khoản tiền thuê này.
Hai ông này bị cáo buộc chia nhau 80.000 USD trong hai năm.
Tội danh hối lộ nhận án tù nghiêm khắc hơn, theo luật hình sự Việt Nam.
Còn
ông Lê Hiếu Đằng, phó chủ tịch UBMT Tổ Quốc ở TP. Hồ Chí Minh, trong
cuộc phỏng vấn với đài BBC ngày cảnh sát bắt giam ông Sỹ, cho rằng việc
chính quyền trung ương phải vào cuộc vì bộ máy lãnh đạo của thành phố
bất lực, chỉ là tin đồn.
“Chỉ là lời đồn thôi. Chúng tôi tin nhà nước sẽ làm rõ ràng, nếu không dư luận không có lợi sẽ cứ lan truyền mãi, ảnh hưởng
uy tín của một số vị lãnh đạo cũng như uy tín nhà nước Việt Nam.”
Ông Đằng nói thêm ông tin là cơ quan có trách nhiệm sẽ làm rõ vụ này.
Nobody Người Nhật hãy chờ đấy, đến ngày VN thành rồng thành hổ, các ngày chạy theo xin lỗi không kịp. Tôi thấy các vị bôi xấu VN
quá đáng rồi đấy. Từ chuyện HK buôn lậu đến quan chức tham nhũng, không có việc gì là báo Nhật bỏ qua.
Mai Ninh Ém
đi không nổi, đành đưa đồng chí thân tín ra xử. Cố tìm một cái tội danh
có thể xử nhẹ, không đẩy đồng chí ta vào án tử hình. Và như thế các
đồng chí sắp lộ cũng nhẹ tội và vẫn che dấu được các đồng chí cấp cao
hơn. Muốn vậy, phải thủ tướng trực tiếp chỉ đạo vụ án mới được.
Bình, Hà Nội Bản thân tôi coi đây việc bắt các ông Sỹ và Quả ở thời điểm này là một hành vi không trung thực của chính quyền đối với công
luận và đối tác Nhật Bản. Không biết người Nhật có tin vào sự trung thực của chính quyền VN không nhỉ ?
Linh Ở Vietnam hay có cái khái niệm dự án điểm, vụ án điểm, hay công trình trọng điểm. Ý nói là là các công trình này phải làm
cho đàng hoàng, kiểm tra thật kỹ, không để thất thoát, sai sót.
Nói vậy thì rõ ràng Đảng ta cho phép các dự án, công trình, vụ án không có gán chữ "điểm" đểu được thất thoát, sai sót vô
tư.
Qua
vụ PCI này chúng ta đã thấy: một vụ án mà Đảng ta và nhà nước gán cho
chữ "điểm", đã được làm bê bối, bát nháo như thế nào. Bản thân nó đã
làm hoen ố hình ảnh quốc gia, cộng thêm cách làm luật không nghiêm, lề
mề, đợi đến khi dư luận bức xúc lên tiếng gần cả năm trời thì chỉ bắt
được con tép, còn mấy con tôm thì nằm trong hang chỉ đạo.
TTT Uy
tín của Nhà nước Việt Nam liệu có hay không khi mà bao vụ tham nhũng
theo nhau chìm xuồng. Cách bắt và khám nhà của ông Sĩ cho thấy mức độ
ém thông tin. Việc ăn chận tiến thuê nhà được thì chuyện nhận tiền hoa
hồng có gì khó. Dường như người dân VN sáng nay không mấy quan tâm tới
vụ bắt bớ.
Hà Phương Nhưng
điều tôi không thể hiểu được là tại sao những con người như Sỹ và Quả
dù là những con tốt nhưng đã phạm tội tày đình khiến đông đảo dư luận
trong và ngoài nước lên án mà khi báo đài trong và ngoài nước đưa tin
lại sử dụng đại từ nhân xưng là ông Sỹ và ông Quả được nhỉ. Tôi nghĩ về
vấn đề này một số báo đài trong và ngoài nước cần đính chính lại.
Kevin Đối với người VN, vụ như PCI không có gì lạ. Phản ứng của Nhật mới là lạ, giọt nước làm tràn ly sau vụ PMU18 chăng. Nhật tuyên
bố giảm ODA nhưng vốn ADB lại tăng, mà ai cũng biết Nhật là chủ của ngân hàng này.
Giải ngân thông qua ADB, yếu tố lợi ích Nhật sẽ giảm. Chính vì vậy, việc nối lại ODA chỉ là vấn đề thời gian. Nhật chỉ cảnh
cáo Việt Nam thôi.
Thắng Vui
quá nhể. Đúng là lãnh đạo Việt Nam năng động thật, Nhật khởi tố quan
chức đưa hối lộ cho ông Sỹ nay chính phủ lại đưa ra xét xử tội lợi dụng
trách nhiệm và quyền hạn? Chẳng thấy đả động gì tới tử tội kia? Chẳng
nhẽ tụi Nhật nó vu khống. Mà moi tội để xử cũng dễ quá nếu không có vụ
Nhật không hiểu cái tội cỏn con này có bị phanh phui hay không?
Lê Quang, Sài Gòn Đây là động thái "ngoại giao chính trị" của VN. Để lấy lòng Nhật,đâu phải đợi Hoàng Thái tử Nhật sang thăm VN mà bắt ông Sĩ.
"Đánh cháu phải nể bà", đó là văn hóa trong cư xử!
Tôi
tin Thái tử Nhật không hài lòng về cách làm này. Có thể đây là "cớ",
đợi đến giờ mới bắt cho hợp lý, nhưng không che được ý đồ "câu giờ" của
nhà cầm quyền. Từ chỗ,kiến nghị sửa luật bỏ tử hình tội tham nhũng bất
thành, họ chỉ gán ông ta một tội cỏn con.
Một lần nữa cho thấy thiếu nhất quán trong tư pháp của nhà cầm quyền (khởi tố vụ án hối lộ, mà khởi tố bị can chỉ là "lợi
dụng chức vụ". Quả là hết biết!
|