Thứ Ba, 2024-12-10, 1:56 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2009 » Tháng Hai » 14 » Những sự kiện được giới trẻ quan tâm (phần 3)
2:26 PM
Những sự kiện được giới trẻ quan tâm (phần 3)


2009-02-11

Những sự kiện được các bạn trẻ chú ý nhất còn liên quan đến cả chính sách đất đai, tự do tôn giáo, nhân quyền, tự do ngôn luận, và tự do báo chí, như căng thẳng ở giáo xứ Thái Hà và Toà Khâm Sứ, thông tư quản lý blog, và việc xét xử các nhà báo vì phanh phui tham nhũng.

RFA PHOTO

Công an ngăn cản một nữ giáo dân phía trước phiên tòa xử 8 giáo dân Thái Hà hôm 8-12-2008.


Với chủ đề "Những sự kiện tại Việt Nam được giới trẻ quan tâm nhất trong năm vừa qua", hai tuần rồi Diễn Đàn đã mời quý vị cùng các bạn trẻ ở nhiều miền đất nứơc nhìn lại các sự kiện nổi bật trong năm Mậu Tý bao gồm từ kinh tế, chính trị, xã hội, thể thao, thiên tai, như lạm phát-suy giảm kinh tế, rồi lần đầu tiên Việt Nam trở thành ủy viên không thường trực của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, rồi các cuộc biểu tình của thanh niên chống Trung Quốc, các vụ tham nhũng quy mô như kết cục của vụ PMU18 và vụ Dự Án Đại Lộ Đông-Tây, về thể thao thì có việc Việt Nam đoạt cúp vàng giải vô địch Đông Nam Á, về thiên tai thì có trận lụt lịch sử ở Hà Nội.

Còn nhiều mảng tối

Sau khi điểm qua các sự kiện đáng quan tâm thì giới trẻ nhận xét rằng "bức tranh tổng quan Việt Nam" năm rồi vẫn còn nhiều mảng tối.

Với những điểm trì trệ, chưa hài lòng mà thanh niên ghi nhận được, sức trẻ có thể làm gì để giúp cải thiện tốt hơn?  Mời quý vị nghe hồi đáp của các bạn thanh niên trong nội dung cuộc hội luận hôm nay, với sự góp mặt của Hùng từ Sài Gòn, Quốc ở Nha Trang, và Thạch quê Hà Tĩnh.

Nói chuyện cải thiện ở Việt Nam? Với sức mình thì chuyện đó hơi ảo tưởng, bởi vì quyền lực tập trung, mà tôi nói thẳng đó là độc tài. Làm sao mà có thể lên tiếng? Vì chỉ cần trái ý họ thôi là không được rồi.

Hùng

Trà Mi : Đối với những điều mà các anh chia sẻ là các anh chưa hài lòng đó thì các anh nghĩ rằng sức trẻ, người trẻ có thể làm gì để cải thiện tình hình cho tốt lên hơn không?

Hùng : Thật ra mình nói chuyện cải thiện ở Việt Nam, với sức mình thì chuyện đó hơi ảo tưởng, bởi vì quyền lực tập trung, mà tôi nói thẳng đó là độc tài. Làm sao mà chị có thể lên tiếng? Vì chỉ cần trái ý họ thôi là không được rồi.

Bây giờ họ còn đưa ra những luật để cấm người ta phát biểu ý kiến của mình trái với lại nhà nước, thì làm sao mà góp ý cái gì? Góp ý rồi liệu người ta có làm hay không? Hoặc là vì phe phái, vì quyền lợi mà họ vẫn làm những chuyện họ đang làm?

Trà Mi : Anh Hùng không nghĩ rằng người trẻ có thể làm gì hơn nữa đối với tình hình như vậy. Thế còn anh Quốc ở Nha Trang, anh nghĩ rằng giới trẻ trước những trì trệ mà các bạn ghi nhận mà chưa hài lòng đó, các bạn có thể đóng góp gì để thúc đẩy nó phát triển hơn, cải thiện tình hình hơn không?

Quốc :  Trời ơi! Cái này chắc tôi cười quá! Tại vì cả một bộ máy bao gồm các khối óc toàn là các giáo sư với lại các chính trị gia lỗi lạc nhất Việt Nam đang nằm ở Hà Nội, các chú các bác ở ngoài đó làm hết rồi còn đâu nữa cho những người trẻ mà làm.

Những người trẻ như tụi tôi chỉ qua tiếng nói của đài phát thanh RFA chẳng hạn may ra nói lên những ưu tư của mình thì cũng mong sao các sếp ở ngoài Hà Nội hoặc những người nằm trong chức trách của mình nghe các tiếng nói này rồi về suy nghĩ mà làm tốt hơn cho đất nước thôi cũng may lắm rồi.

Dù thế nào, dù tôi nói ở Đài RFA hay là ở trong nước thì tôi vẫn tâm niệm rằng tôi nói trên tinh thần xây dựng và góp ý, thì đó là tôi nghĩ rằng tôi đã góp phần xây dựng đất nước mình nhiều rồi. Còn khả năng của tôi làm gì được bây giờ? Bây giờ quyền hành tôi cũng chẳng có.

tôi nói ở Đài RFA hay là ở trong nước thì tôi vẫn tâm niệm rằng tôi nói trên tinh thần xây dựng và góp ý, thì đó là tôi nghĩ rằng tôi đã góp phần xây dựng đất nước mình nhiều rồi. Còn khả năng của tôi làm gì được bây giờ?

Quốc

Tôi mang tiếng là kỹ sư mà chưa chắc tôi có cơm để tôi ăn chứ đừng nói chi nông dân. Vì vậy chị Mi khuyên tôi như thế nào bây giờ? Tiếng nói của tôi đã là một sự đóng góp mà có thể ai đó gần xa, khắp mọi nơi, mà đặc biệt là các nhà lãnh đạo của Việt Nam, cũng phải có người nghe đài này và họ có tâm tư hơn, họ dồn sức làm cho đất nước tốt hơn, thì tôi chỉ mong vậy thôi.

Chứ còn từ xưa tới nay ở Việt Nam tôi thấy rất rõ là hầu như dân thì có sai nhưng mà đặc biệt là cán bộ không bao giờ sai nghe. Cán bộ chnâng cao nhận thức thôi nghe. Khi mà việc gì có sự sai lầm thì y sì như là trên các kênh thông tin từ báo đài thì họ nói rằng là nâng cao nhận thức của đảng, mà tôi không biết ai là đảng viên, thì nâng cao nhận thức là nâng cao cho ai?

Và ai là người phải nâng cao nhận thức? Mọi người thấy rất rõ là chỉ có dân nếu mà có tội thì rất là rõ ràng rồi, nhưng mà khi người lãnh đạo có tội thì tôi không biết cái tội đó nằm ở đâu và ai sẽ xử nó, xử như thế nào, chẳng ai biết. Đó là điều rất đáng buồn cho một đất nước không được công minh.

van-hai-viet-chien-305.jpg
Nhà báo Nguyễn Văn Hải bị tuyên án 24 tháng cải tạo không giam giữ; Nhà báo Nguyễn Việt Chiến bị kết án 2 năm tù giam.
i cảm thấy rất là buồn về điều đó. Còn bây giờ đóng góp gì nữa? Mà công cụ đầu tiên làm cho đất nước tôi giàu hơn đó là một chính sách tốt từ nhà nước để cho những người trẻ sau này họ có con đường để họ đi lên.

Trà Mi : Xin ghi nhận mối ưu tư của anh Quốc từ Nha Trang. Thế còn anh Thạch?

Thạch : Thực ra xã hội nào cũng thế, bất cứ chế độ nào cũng thế. Nếu một công dân muốn đóng góp vào sự phát triển xã hội thì không cách này cũng cách khác chúng ta có thể làm được.

Đóng góp của người trẻ?

Trà Mi : Cái cách của anh Thạch có thể chia sẻ ở đây là gì?

Thạch : Cách của tôi thì từ năm 1997, hồi tôi còn là sinh viên, qua  những quá trình tiếp xúc với các sinh viên, phân tích về lý tưởng của họ đối với đất nước, tôi thấy có nhiều cái đáng buồn. Họ hầu như họ sống vô cảm. Thì năm 1997 tôi đã có ý tưởng đưa ra mô hình tủ sách cho các dòng họ ở nông thôn ở Việt Nam và tôi đã đeo đuổi nó từ năm 1997 đến năm 2007.

Mà tôi nghĩ khi nào tôi giàu thì tôi sẽ làm cái này, nhưng sau tôi nghĩ là chờ cho giàu thì tôi không bao giờ giàu cả vì tôi là một công chức cổ cồn trắng không thể giàu được, cho nên năm 2007 tôi đã sử dụng toàn bộ tiền tiết kiệm của mình để kích hoạt mô hình tủ sách ở nông thôn, tức tủ sách cho các dòng họ.

Tôi nghĩ là khi tôi đưa ra mô hình, với những sự khôi phục văn hoá dòng họ hiện đại thì dần dần các dòng họ họ sẽ tự làm tủ sách.

Mời các Bạn tham gia thảo luận trên Diễn Đàn Bạn Trẻ, góp y kiến với chúng tôi về các vẩn đề đang được dư luận quan tâm tại Việt Nam email: vietweb@rfa.org; hoặc cùng nhau trao đổi với nhau tại
Trang blog Ban Việt ngữ RFA

Trà Mi : Vâng. Anh đóng góp là đem tủ sách đến nông thôn thì ý nguyện của anh, thông điệp của anh muốn gửi gắm là gì?

Thạch : Khi ở nông thôn có hàng triệu cuốn sách rồi thì chắc chắn đất nước này sẽ có những biến đổi tích cực. Tôi muốn nói với các bạn trẻ là chúng ta hãy vì đất nước này chúng ta phải thay đổi, chúng ta hãy vì đất nước này bằng hành động để cho những người chung quanh chúng ta làm được chứ không bằng những lời nói.

Cho đến hôm nay tôi đã làm được 16 tủ trong 16 dòng họ khác nhau ở 6 tỉnh. Bây giờ tiếp tục tôi đang đi tìm sách cũ và một tháng tôi phải trích ra mất khoảng 20 đôla để tiếp tục tôi làm.

Trà Mi : Ý của anh là muốn đem những tủ sách tức là đem những tủ kiến thức đến cho những người nông dân mà họ không có điều kiện đến trường đến lớp, tức là mở mang tri thức của người nông dân, phải không anh?

Thạch : Sách về nông thôn rất là hiếm. Mình đưa sách về để người nông dân có thể đọc sách, con cháu nông dân có thể đọc, dần dần có thể 30 năm sau toàn bộ hệ thống nông thôn ở Miền Bắc, Miền Trung, Miền Nam có đến hàng chục, hàng trăm nghìn tủ sách, thì hàng trăm nghìn tủ sách đó chứa khoảng hàng chục triệu cuốn sách. Như thế thì nông dân Việt Nam sẽ có chiều sâu căn cơ về văn hoá hơn.

Trà Mi : Ngoài việc mở mang kiến thức cho những người ở nông thôn thì đối với những việc các bạn ở đây vừa chia sẻ cũng như anh đã chia sẻ như là tham nhũng chẳng hạn, những vấn đề quan tâm chung của xã hội mà người trẻ như anh không được hài lòng lắm, thì anh nghĩ sức trẻ, giới trẻ có thể làm gì để cái thiện những trì trệ đó?

Thạch : Hiện bây giờ mỗi tủ sách của tôi có một cuốn sách là " Tham nhũng và tham nhũng tinh thần" để chỉ cho người dân biết tham nhũng nó tác hại đến như thế nào và tham nhũng tinh thần nó tác hại như thế nào.

Và những người nông dân và những người công chức nghỉ hưu, các giáo viên ở vùng nông thôn họ đọc được, bọn trẻ nông thôn đọc được, thì họ hiểu chiều sâu vấn đề tham nhũng hơn, chắc chắn họ sẽ có những phản ứng tích cực hơn cho cộng đồng.

Trà Mi : Đó là những đóng góp cụ thể của anh Thạch. Xin ghi nhận chia sẻ của anh Thạch từ Hà Tĩnh.

Với những gì mà các bạn vừa đóng góp ở đây, nếu như có cơ hội mà các bạn được ghi nhận ý kiến, như là anh Quốc có nói là muốn có những ý kiến xây dựng, thì người trẻ có những tâm tư, nguyện vọng gì muốn đóng góp hay chăng?

Mời quý vị cùng trở lại với Diễn Đàn trong phần thảo luận tiếp theo, vào giờ này, tối Thứ Hai tuần sau.

Qúy thính giả cũng có thể nói lên quan điểm của mình qua email vietweb@rfa.org, hoặc để lại lời nhắn trong hộp thư thoại 001- (202) 530 7775. Quý vị muốn trực tiếp tham gia thảo luận trên Diễn Đàn Bạn Trẻ, xin vui lòng để lại số phone để chúng tôi tiện liên lạc.

Ngoài ra, quý vị cũng có thể trao đổi ý kiến trên trang blog của Ban Việt Ngữ RFA ở địa chỉ  http://www.rfavietnam.com/trami

Trà Mi xin kính chào tạm biệt quý thính giả!
Category: Việt Nam ngày nay | Views: 801 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 1
Khách: 1
Thành Viên: 0