Đỗ Hiếu, phóng viên đài RFA
2009-02-13
Phái
đoàn đại diện tòa thánh Vatican do Đức Ông Pietro Parolin, thứ trưởng
ngoại giao hướng dẫn, sẽ đến Việt Nam vào đầu tuần tới. Mục tiêu được
các cơ quan truyền thông cho biết là để tiếp tục thảo luận việc thiết
lập bang giao giữa đôi bên.
Courtesy Wikipedia
Tòa Thánh Vatican
Chuyến viếng
thăm thứ 4 của đức ông Parolin tại Việt Nam
Vietnamnet
cho hay, phiên họp giữa thứ trưởng ngoại giao Việt Nam Nguyễn Quốc Cường và thứ
trưởng ngoại giao tòa thánh Vatican, đức ông Pietro Parolin sẽ diễn ra ở Hà Nội,
trong hai ngày 16 và 17 tháng 2 tới.
Đây
là chuyến viếng thăm và làm việc lần thứ 4 của đức ông Parolin tại Việt Nam. Lần
trước tới Hà Nội hồi tháng 6 năm 2008, đức ông Parolin tuyên bố, cần tiến
hành những bước tích cực, hầu tiến tới việc thiết lập bang giao chính thức
giữa Việt Nam và Vatican.
Đây
là chuyến viếng thăm và làm việc lần thứ 4 của đức ông Parolin tại Việt Nam. Lần
trước tới Hà Nội hồi tháng 6 năm 2008, đức ông Parolin tuyên bố, cần tiến
hành những bước tích cực, hầu tiến tới việc thiết lập bang giao chính thức
giữa Việt Nam và Vatican.
Mặt
khác, trong lần đến thăm Ý vào tháng giêng 2007, thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn
Dũng cũng có cuộc hội kiến với Đức giáo hoàng Benedict XVI, và đặt vấn đề
thiết lập bang giao.
Việt
Nam là một trong những quốc gia có số tín đồ theo Thiên Chúa Giáo đứng hàng thứ
hai Châu Á, với hơn 6 triệu người, nhưng quan hệ đôi bên vẫn chưa được thân thiện.
Không có nhiều hy vọng cho mối bang
giao Việt Nam-Vatican
Đối
với chuyến thăm Việt Nam sắp đến của đại diện tòa thánh Vatican, giáo dân và
giáo sĩ Công giáo tại Việt Nam có những suy nghĩ và mong đợi gì?
“
Không có nhiều hy vọng, vì chuyến đi của đoàn Vatican lần này, cũng sẽ như những
lần trước thôi. Sau
vụ tranh chấp tại giáo xứ Thái Hà với nhà nước, thì quan hệ càng khó khăn
hơn.
LM. Nguyễn Ngọc Nam Phong
Linh
mục Nguyễn Ngọc Nam Phong tại giáo xứ Thái Hà cho biết như sau:
“
Không có nhiều hy vọng, vì chuyến đi của đoàn Vatican lần này, cũng sẽ như những
lần trước thôi. Sau
vụ tranh chấp tại giáo xứ Thái Hà với nhà nước, thì quan hệ càng khó khăn
hơn.
Thêm
vào đó còn có chuyện Hà Nội muốn đưa đức tổng giám mục ra khỏi khu vực này, nên
không biết là nhà nước cộng sản có tiếp tục đặt vấn đề đó với đại diện tòan
thánh lần này không?”
Một
giáo dân ở quận Đống Đa, Hà Nội, là ông Phạm Tuân, từng tham gia các buổi cầu
nguyện yêu cầu nhà nước trả lại đất đai cho nhà thờ, nói lên suy nghĩ của
mình:
“
Ở xã hội Việt Nam bây giờ có nhiều chuyện khó nói, chỉ biết tin tưởng vào sự sắp
đặt của Chúa. Nếu bang giao giữa tòan thánh với Việt Nam được thiết lập, thì đó
là tin vui đối với mọi người dân, mọi tôn giáo.”
Phần
chị Lê Minh, cư dân huyện Mê Linh, Hà Nội thì đặt nhiều hy vọng:
“
Cầu nguyện chúa, chuyến đi kỳ này sẽ mang lại kết quả may mắn, hạnh phúc cho
quan hệ đôi bên”
Trong
khi đó, ông Nguyễn Công Hoàng, giáo dân ở Đồng Nai thì đặt vấn đề là cần có thịên
chí thật sự, trong khi đôi bên thảo luận:
“
Ở xã hội Việt Nam bây giờ có nhiều chuyện khó nói, chỉ biết tin tưởng vào sự sắp
đặt của Chúa. Nếu bang giao giữa tòan thánh với Việt Nam được thiết lập, thì đó
là tin vui đối với mọi người dân, mọi tôn giáo.”
Ô. Phạm Tuân. Giáo dân
“
Báo chí nhà nước có đưa bản tin ngắn về chuyến đi này, chưa biết rồi đây kết quả
ra sao? Nếu có sự tôn trọng lẫn nhau, thảo luận thẳng thắng thì mới mong đạt kết
quả mong muốn.
Chỉ
biết cầu xin Chúa để mọi việc được thành tựu, được như vậy là một tin mừng mà mọi
người mông đợi.”
Trong
năm qua, quan hệ giữa giáo hội Công giáo tại Việt Nam và chính phủ Hà Nội có
căng thẳng, sau khi hàng ngàn giáo dân tập trung cầu nguyện yêu cầu nhà nước trả
lại Tòa Khâm sứ cũ và khu đất của Giáo xứ Thái Hà mà nhà nước quản lý lâu nay.
Tuy
nhiên, chính quyền Hà Nội đã cho xây dựng gấp rút hai công viên tại hai khu đó.
Ngòai ra chính quyền cũng bắt tám giáo dân và đưa họ ra tòa về tội phá họai tài
sản và gây rối trật tự công cộng. Khi đưa ra xét xử tòa chỉ tuyên mức án cao nhất
là cải tạo không giam giữ và cảnh cáo; thế nhưng các giáo dân đều cho rằng họ
vô tội và đã kháng cáo.
|