Mặc Lâm, phóng viên đài RFA
2009-02-13
Trong
một thông báo mới đây, Văn Phòng Thủ Tướng cho biết đã yêu cầu Ban
Thanh Tra Chính Phủ kể từ đầu tháng tới khi điều tra một vụ án tham
nhũng phải thông báo cho báo chí và các cơ quan truyền thông đại chúng
Photo Courtesy VIetnamnet
Lực lượng công an vào tòa soạn lục soát và bắt nhà báo
Các vụ án tham nhũng phải thông báo cho cơ
quan truyền thông
Trong một thông
báo mới đây, Văn Phòng Thủ Tướng cho biết đã yêu cầu Ban Thanh Tra Chính Phủ kể
từ đầu tháng tới khi điều tra một vụ án tham nhũng phải thông báo cho báo chí
và các cơ quan truyền thông đại chúng để các cơ quan này phải đăng tải tin
tức điều tra vụ án hầu dân chúng theo dõi nhằm tránh dư luận nghi ngờ tính
chất minh bạch trong vấn đề điều tra.
Sau khi hai nhà
báo Nguyễn Việt Chiến của tờ Thanh Niên và Nguyễn Văn Hải của tờ Tuổi Trẻ bị bắt
vì có bài viết liên quan đến vụ án PMU 18 thì hầu như toàn bộ báo chí trong nước
không còn đăng những bài điều tra chống tham nhũng như trước.
Sau khi hai nhà
báo Nguyễn Việt Chiến của tờ Thanh Niên và Nguyễn Văn Hải của tờ Tuổi Trẻ bị bắt
vì có bài viết liên quan đến vụ án PMU 18 thì hầu như toàn bộ báo chí trong nước
không còn đăng những bài điều tra chống tham nhũng như trước.
Dư luận cho rằng
báo chí đã thu mình lại trong cái vỏ bọc an toàn với những bài viết vô thưởng
vô phạt, không như trước đó ít lâu họ lăn xả vào những vụ khó khăn nhất để
đem ra ánh sáng nhiều nhân vật cao cấp trong guồng máy chính phủ có hành vi
tham nhũng. Không ít các nhân vật bị tố cáo đã phải lãnh những bản án nặng nề để
trả giá cho hành vi của mình.
Báo chí một thời
được xem là phương tiện chống tham nhũng hiệu quả và được những cơ quan nước
ngoài yểm trợ các lớp huấn luyện về điều tra trong các chương trình hỗ trợ chống
tham nhũng. Thụy Điển là nước có nhiều nổ lực nhất trong vấn đề này, tuy nhiên
sau vụ PMU 18 thì các lớp huấn luyện này đã không còn hoạt động.
Vụ bắt giữ hai
nhà báo như một gáo nước tạt vào sinh hoạt báo chí và hậu quả nặng nề của việc
này kéo dài cho đến tận vụ án PCI mới đây, khi bốn viên chức Công Ty Tư Vấn PCI
của Nhật bị truy tố vì đã hối lộ cho giới chức Việt Nam để thắng gói thầu trong
Dự Án Xa Lộ Đông Tây. Vụ án này ngày một nổ lớn trong dư luận Nhật Bản nhưng tại
Việt Nam không một tờ báo nào dám đăng những bài viết có liên quan, ngoại trừ
đăng những tin được phát đi từ các cơ quan chính phủ.
Dự Án Xa Lộ Đông Tây. Vụ án này ngày một nổ lớn trong dư luận Nhật Bản nhưng tại
Việt Nam không một tờ báo nào dám đăng những bài viết có liên quan, ngoại trừ
đăng những tin được phát đi từ các cơ quan chính phủ
Tuy vậy, gần đây
Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng lại ra lệnh cho Ban Thanh Tra Chính Phủ về chống tham
nhũng mà người đứng đầu là ông Trần Văn Truyền, khi có một vụ án tham nhũng nào
thì phải thông báo cho báo chí biết để đăng tải các tin tức điều tra. Thủ Tướng
Dũng nhấn mạnh rằng việc đăng tải tin tức sẽ giúp cho người dân theo dõi vụ án
và đánh tan những nghi ngờ về tính minh bạch của Ban Thanh Tra Chính Phủ.
Chúng tôi hỏi ý
kiến nhà báo Bùi Chí Vinh, nguyên là phóng viên của tờ Tuổi Trẻ. Ông cho biết:
Nhà báo
Bùi Chí Vinh :
Sau một thời gian thống kê tất cả những phản hồi trên mạng của những người dám
ăn dám nói, những người dám phát biểu và những người tích cực tấn công vào mặt
trận chống tham nhũng, mà những người phát biểu đó phải là những người có
uy tín, hoặc là học giả, hoặc là trí thức lớn, hoặc là văn nghệ sĩ tên tuổi,
chính khách quan trọng, những người đó đều có tác động dần đến chủ trương của
người ra quyết định như vậy.
Tôi thấy tinh hình bây giờ cũng thay đổi theo
chiều hướng tốt đẹp hơn chứ không phải là xấu đi đâu, bởi vì phải thay đổi như
vậy mới tồn tại được. Những người đang nắm quyền lực bây giờ họ muốn tồn tại để
thi hành chính sách này nọ, cải tổ này nọ, hoặc là họ muốn trong sạch hoá guồng
máy, hoặc là ngay cả họ muốn khẳng định bản thân họ không dính líu đến những vết
đen trong vấn đề tiền bạc, thì họ phải làm chuyện này thôi.
Nguyễn Tấn Dũng chắc
cũng có một bộ tham mưu nào đó khiến cho ông phải ra một quyết định như vậy.
Quyết định này trước mắt thấy có vẻ được lòng những người đa từng phản hồi như
thế. Cuộc đấu tranh chống tham nhũng này rất là phức tạp, phe này phe kia
đánh lẫn nhau, chứ chưa hẳn những người đã lên tiếng là những người tốt đẹp
đâu. Họ có thể ở một vây cánh nào đó.
Quyết định này trước mắt thấy có vẻ được lòng những người đa từng phản hồi như
thế. Cuộc đấu tranh chống tham nhũng này rất là phức tạp, phe này phe kia
đánh lẫn nhau, chứ chưa hẳn những người đã lên tiếng là những người tốt đẹp
đâu.
nhà báo Bùi Chí Vinh-Tuổi Trẻ
Thực sự chống tham nhũng? Báo chí vẫn thận trọng e dè
Nhà báo Thanh Thảo,
hiện đang cộng tác cho tờ Thanh Niên thì tỏ ra nghi ngờ khi ông nói:
Nhà báo
Thanh Thảo : Đó
là một động thái xoa dịu dư luận thôi chớ còn cái ông thanh tra đó thì ông moi
cả năm rồi ổng báo cáo lại mà báo cáo chả thấy vụ nào cả, chả thấy vụ tham
nhũng nào cả, để báo cáo lên án, để báo cáo lên báo chí, thì "thôi, nhờ anh
thông cảm, sang năm tiếp tục làm, tiếp tục moi và nếu được thì chúng em báo cáo
lên báo chí ngay, mà không có thì cũng thôi chứ bây giờ không bịa ra tham nhũng
được".
Nhưng mà nói như thế thì người dân nghe có vẻ chính phủ quyết tâm
chống tham nhũng, thì thôi chính phủ có chống được bao nhiêu thì chống, nhưng mà
hiện nay thì báo chí nó cũng sợ lắm rồi thành ra đúng là phải đợi anh gì đó báo
cáo thì báo cáo sao là nó viết lại y như vậy, mà không báo cáo thì nó cũng
không dám tìm nguồn ở đâu.
Hiện nay thì báo chí nó cũng sợ lắm rồi thành ra đúng là phải đợi anh gì đó báo
cáo thì báo cáo sao là nó viết lại y như vậy, mà không báo cáo thì nó cũng
không dám tìm nguồn ở đâu.
Nhà báo Thanh Thảo-Thanh Niên
Khi chúng tôi hỏi
liệu những động thái mới này có phải nhằm cải thiện bộ mặt báo chí hay không,
nhà báo tự do Trần Tiến Dũng cho biết:
Nhà báo
Trần Tiến Dũng : Việc
này làm thì tất nhiên là có một tín hiệu tích cực, còn làm được tới đâu thì cái
đó khó mà có thể nói được tại vì hiện giờ dư luận nói chung không ai ngu nữa. Ở
Việt Nam một năm qua hầu như công luận về phía này nó co lại đến mức không còn
gì để đọc về cái mảng này nữa trong tất cả các tờ báo chính thức. Tôi nghĩ đây
là một cái gọi cứu chuộc thì đúng hơn tại vì nếu mà chống tham nhũng mà
không báo chí thì không xong.
Nhà văn Võ Thị Hảo
từng nhiều lần lên tiếng về việc bắt giữ hai ký giả tỏ ra lạc quan hơn, nhưng
bà vẫn tỏ ra dè dặt khi nói:
Nhà văn
Võ Thị Hảo : Tôi
nghĩ là cái tuyên bố của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, nếu mà tuyên bố như thế thì
là một cử chỉ tốt. Sau cái vụ các nhà báo bị bắt và một số vụ đàn áp khác
đối với những người dám nói thẳng, nói lên những tiếng nói, phát biểu chính kiến
của mình mà nó có thể không thuận tai nhà nước, thì một không khí báo chí hết sức
trầm lắng, một không khí sợ hãi, một không khí kinh hoàng ở trong những người
làm báo và những người độc lập phát biểu chính kiến.
Tất nhiên là sự thật thì
nó vẫn còn đó, dù nó có thể bị dập tắt vào lúc này hay lúc khác, nhưng mà nó
không thể chết được. Qua cái sự im lặng khác thường của báo chí sau vụ các nhà
báo chống tham nhũng bị bắt thì điều đó chứng tỏ là xã hội đã bị thiệt hai đến
chừng nào, bởi vì chống tham nhũng không còn nữa
Nhà văn Võ Thị Hảo
Tất nhiên là sự thật thì
nó vẫn còn đó, dù nó có thể bị dập tắt vào lúc này hay lúc khác, nhưng mà nó
không thể chết được. Qua cái sự im lặng khác thường của báo chí sau vụ các nhà
báo chống tham nhũng bị bắt thì điều đó chứng tỏ là xã hội đã bị thiệt hai đến
chừng nào, bởi vì chống tham nhũng không còn nữa. Thế thì bây giờ để mà phục hồi
lại quyền báo chí cũng như là công luận, đó là quyền lực giám sát của quần chúng,
quyền lực giám sát của số đông mà họ không có quyền lực nhưng mà họ lại nằm lên
đất nước mình và họ nuôi sống đất nước nầy.
Thế thì việc Thủ Tướng Nguyễn Tấn
Dũng mà tuyên bố như vậy thì tôi nghĩ là một cử chỉ tốt, thế nhưng vấn đề nó được
thực hiện hay không. Thanh tra những vụ tham nhũng hay những vụ xử án các
người tham nhũng đó, vấn đề là chất lượng của nó như thế nào, thực hiện ra sao.
Một lời tuyên bố của ông thủ tướng ở đất nước Việt Nam này vẫn bị vô hiệu hoá nếu
như những người ở dưới, những cấp dưới của họ, thuộc cấp của họ lại không thực
hiện.
Vào ngày 11 vừa
qua, báo chí đồng loạt đăng tải những hình ảnh của ông Huỳnh Ngọc Sỹ bị công an
bắt giữ, khiến người ta liên tưởng lại các hình ảnh này đối với hai nhà báo trước
đây. Dư luận chờ đợi những diễn tiến sắp tới của Ban Thanh Tra Chính Phủ đối
báo chí có thực hiện đúng như lời yêu cầu của Thủ Tướng hay không, và mọi sự vẫn
còn ở phía trước.
|