Thứ Ba, 2024-11-05, 8:46 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2009 » Tháng Hai » 16 » Quan hệ Việt - Trung có thể 'căng thẳng'
3:23 PM
Quan hệ Việt - Trung có thể 'căng thẳng'

 BBC
 
Quân Trung Quốc tham gia cuộc chiến 1979
Việt Nam không rầm rộ đánh dấu 30 năm cuộc chiến biên giới

Trước dịp đánh dấu 30 năm cuộc chiến biên giới Việt - Trung, phóng viên hãng tin Reuters đã thăm lại nghĩa trang liệt sĩ Việt Nam ở tỉnh Lạng Sơn và nhận xét quan hệ Việt - Trung năm nay có thể gặp căng thẳng, không hẳn vì ký ức chiến tranh, mà vì khó khăn kinh tế.

Năm 1979, trong cuộc chiến tranh ngắn ngủi nhưng đẫm máu, ít nhất 60.000 binh lính cả hai bên đã thiệt mạng.

Tại nghĩa trang Lạng Sơn nơi chôn hàng trăm bộ đội Việt Nam, nhà báo John Ruwitch của Reuters để ý một số hàng bia ghi rõ họ chết trong giai đoạn nào - "chống Pháp" hoặc "chống Mỹ".

Nhưng đa số bia chỉ ghi "bảo vệ Tổ quốc", ám chỉ cuộc chiến nổ ra ngày 17.2.1979 khi quân Trung Quốc tràn sang biên giới.

Cách tưởng niệm như thế cho thấy Hà Nội thận trọng như thế nào trong đối xử với Bắc Kinh.

Bài báo dẫn lời chuyên gia ở Đại học Virginia, Brantly Womack, nhận xét quan hệ hai nước đã có "tiến bộ ấn tượng" kể từ khi bình thường hóa năm 1991.

Vị giáo sư này so sánh quan hệ Việt - Trung giống như Nga và Ba Lan, hai nước vốn cũng có một lịch sử không hòa thuận với nhau.

Lạng Sơn từng là điểm quan trọng trong cuộc chiến 1979

Ông nói: "Với Việt Nam và Trung Quốc, không hẳn hai bên yêu quý nhau, nhưng rõ ràng họ đã tìm ra cách sống chung. Quan hệ hai bên cùng có lợi."

Ban lãnh đạo Trung Quốc cũng có "nỗ lực phối hợp trong mấy năm gần đây để có quan hệ mang tính xây dựng. Nhưng mấy tháng tới sẽ đầy thách thức."

Thách thức

Phóng viên John Ruwitch nhận xét: "Cả hai nền kinh tế dựa vào xuất khẩu, dựa vào tăng trưởng tốc độ nhanh, đang đối diện thử thách khắc nghiệt nhất kể từ khi cải tổ kinh tế mấy thập niên trước, và bất trắc tài chính toàn cầu lại càng khiến căng thẳng có thể gia tăng."

"Ngay cả khi tình hình vui vẻ, nỗ lực đối xử đẹp với nhau của các nhà hoạch định chính sách Việt - Trung cũng chỉ có giới hạn."

Đó chủ yếu là vì tranh chấp chủ quyền ở Hoàng Sa và Trường Sa, được cho là có trữ lượng dầu và khí đốt giá trị.

Trả lời Reuters, ông Dương Danh Dy, cựu Tổng lãnh sự Việt Nam ở Quảng Châu, cho rằng vấn đề lớn nhất hiện nay là các hòn đảo.

"Nếu vị trí trên thế giới của Mỹ suy giảm, nếu kinh tế Nhật tụt nữa, tôi sợ quan điểm của Trung Quốc về Biển Đông có thể cứng rắn hơn. Còn nếu cứ tiếp tục như hiện nay, quan hệ song phương sẽ bình thường."

 Nếu vị trí trên thế giới của Mỹ suy giảm, nếu kinh tế Nhật tụt nữa, tôi sợ quan điểm của Trung Quốc về Biển Đông có thể cứng rắn hơn
 
Dương Danh Dy

Trong năm nay, một lo ngại nữa cho Hà Nội là thương mại.

Theo thống kê của Việt Nam, từ chỗ có thặng dự mậu dịch với Trung Quốc năm 1997 là 70 triệu đôla, thì nay Việt Nam chịu thâm hụt tới 9.1 tỉ đôla năm 2007.

Giáo sư Womack nhận xét: "Vấn đề lớn là mấy năm qua, Việt Nam gần như có thặng dư với các nước phát triển, bù lại cho mức thâm hụt với Trung Quốc."

Ngoài ra, một khi các thị trường xuất khẩu của Trung Quốc gặp khó khăn, các nhà sản xuất "sẽ tìm kiếm thị trường và Việt Nam có thể là lựa chọn hấp dẫn so với nhiều nước láng giềng khác của Trung Quốc."

Một viên chức ở Lạng Sơn, Nguyễn Quốc Hải, nói chính phủ Việt Nam muốn đẩy mạnh xuất khẩu thay vì ngăn chặn hàng Trung Quốc tràn vào.

Nhưng phóng viên John Ruwitch nhận thấy tại cửa khẩu Tân Thanh, ba nhà buôn Trung Quốc than rằng ngày càng khó để đưa hàng qua chốt cửa khẩu.

Dẫu vậy, cũng vẫn có nhiều xe tải Việt Nam xếp hàng chờ lấy hàng hóa Trung Quốc.

Một người buôn bán nói: "Giao thương biên giới rõ ràng đang gia tăng."

 
 
Category: Chính trị | Views: 830 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 541
Khách: 541
Thành Viên: 0