Thứ Ba, 2024-11-05, 8:40 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2009 » Tháng Hai » 16 » Hội thảo về tình hình nhân quyền Châu Á tại Hạ Viện Hoa Kỳ
3:42 PM
Hội thảo về tình hình nhân quyền Châu Á tại Hạ Viện Hoa Kỳ

2009-02-15

Buổi hội thảo tại hạ viện Hoa Kỳ về tình hình nhân quyền ở Châu Á, vấn đề thử thách của tân hành pháp Mỹ trước thực trạng vi phạm quyền con người tại một số nước trong đó có Việt Nam.

Photo courtesy of Dang Nguyen.

Buổi hội thảo về tình hình nhân quyền Châu Á tại Hạ Viện Hoa Kỳ.

Thanh Trúc có mặt và tường thuật phần liên quan đến Việt Nam:

Mặc dù kinh tế thế giới càng ngày càng rơi sâu vào suy trầm, dù chính phủ mới của tổng thống Barack Obama đang nổ lực tháo gỡ khủng hoảng tài chánh toàn cầu, thì cũng đừng quên rằng nhân quyền vẫn là vấn đề quan trọng không thể xao lãng trong những ngày tới.

Đó là tinh thần của buổi hội thảo chiều thứ Năm vừa qua tại tòa nhà Rayburn của hạ viện Mỹ ở thủ đô Washington, như một diễn đàn vận động sự chú ý của tân chính phủ Obama trước vấn đề nhân quyền bị vi phạm tại nhiều nước Châu Á.

Liên Minh Nhân Quyền Châu Á

Tổ chức đứng ra triệu tập buổi hội thảo là Liên Minh Nhân Quyền Châu Á, qui tụ các đoàn thể thuộc các sắc dân Châu Á như Trung Hoa, Việt Nam, Tây Tạng, Miến Điện, Kampuchia, Lào. Hiện diện trong buổi hội thảo còn có các đại diện dân cử như dân biểu Jim Moran bang Virginia, bà Loretta Sanchez bang California, dân biểu liên bang người Mỹ gốc Việt mới đắc cử, ông Cao Quang Ánh bang Lousiana.

Nếu cần thì tôi phải nói là Việt Nam thực sự chưa có cải đổi tích cực về mặt nhân quyền.

TS T Kumar, GĐ Amnesty International

Bác sĩ Nguyễn Quốc Quân, cựu chủ tịch của Tổ Chức Quốc Tế Yểm Trợ Cao Trào Nhân Bản, nằm trong Liên Minh Nhân Quyền Châu Á qui tụ mười tám tổ chức hoạt động nhân quyền thuộc các cộng đồng Á Châu, là người đầu tiên lên tiếng chào mừng quan khách:

“Chúng tôi đứng ra tổ chức buổi hội luận ngày hôm nay, nhắm vào mục đích là chính quyền của tân tổng thống Obama rất cần biết về tình trạng đàn áp nhân quyền ở Việt Nam, biếthọ cần phải làm gì để mà giúp cải thiện tình trạng đó. Chúng tôi cũng muốn chứng tỏ là nếu hợp lại với nhau thì tiếng nói mạnh hơn và được nghe nhiều hơn.”

Lên tiếng khai mạc buổi hội luận, dân biểu Jim Moran ca ngợi sự cố gắng của Liên Minh Nhân Quyền Châu Á. Ông nói rằng cần thiết phải cỗ vũ cho tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp, tự do bầu cử, bởi đó là những quyền căn bản của con người mà đã trở thành lợi ích chung cho nhân loại.

Ông đã nhắc đến những con người mà ông gọi là dũng cảm vì dám đương đầu với sự đàn áp để đòi hỏi quyền con người cho dân tộc của mình, thí dụ bác sĩ Nguyễn Đan Quế và hòa thượng Thích Quảng Độ ở Việt Nam, ông Ngụy Kinh Sinh đang có mặt tại Hoa Kỳ, bà Aung San Suu Kyi, lãnh tụ tranh đấu dân chủ của Miến Điện.

human-rights-forum-audience-220.jpg
Buổi hội thảo về tình hình nhân quyền Châu Á tại Hạ Viện Hoa Kỳ. Photo courtesy of Đang Nguyen.
Nhân quyền ở Việt Nam

Trả lời đài Á Châu Tự Do, ông nói Việt Nam cần có sự thăng tiến về kinh tế và xã hội, đó là điều đương nhiên. Không ai muốn những điều đại loại như cách mạng đẫm máu hay lật đỗ chính phủ, mà chỉ muốn một chính phủ biết tôn trọng phẩm giá của người dân.

“Người Việt Nam làm việc cần mẫn, họ là những người tốt và đạo đức, họ cần được tự do hơn để có thể nhận ra cái tiềm năng dồi dào của mình. Đó là tất cả những gì chúng tôi mong muốn, chúng tôi không đòi hỏi điều gì có lợi cho nước Mỹ, chỉ yêu cầu cho người dân Việt Nam được quyền là chính họ để từ đó cống hiến cái tiềm năng kinh tế cho đất nước của họ.”

Giám đốc Human Right Watch, tiến sĩ Sophie Richardson, thuyết trình về thực trạng nhân quyền ở Châu Á, khuyến cáo là tình hình bất ổn tại các nước sẽ đậm nét hơn vào khi khủng hoảng toàn cầu lan rộng và chính phủ các nước buộc lòng phải cắt giảm nhiều chương trình phúc lợi. Bà nói chính phủ các nước không có câu giải đáp cho quá nhiều thắc mắc về nhân quyền, về tham nhũng, và không chừng trong tình trạng kinh tế khó khăn thì hành động trấn áp đối lập có cớ để diễn ra, điển hình như từ tháng Chín 2008 Việt Nam siết chặt việc kiểm soát Internet, blog, những phương tiện mà người dân dùng để bày tỏ quan điểm của họ trước những hành vi sai trái của chính phủ.

“Việt Nam bày tỏ một một vài thiện chí như cho phép một ít tổ chức tôn giáo bị cấm được ghi tên hoạt động, cho phép một vài tờ báo trong nước đăng những tin thuộc loại nhậy cảm và có nội dung phê bình chính phủ, những vụ biểu tình phản đối diễn ra thường xuyên hơn mà nếu có bị giải tán thì ít nhất cũng không có vấn đề bạo động.

Điều đáng thất vọng là khi Hoa Kỳ rút tên Việt nam khỏi danh sách các nước cần quan tâm vì thiếu tự do tôn giáo, thì chừng như mọi chuyện không tiến triển bước nào nữa. … Việt Nam rõ ràng không muốn thay đổi và đi thêm bước nào nữa để tôn giáo được tự do hơn.

Ông Scott Flipse

Nhưng mà tất cả những điều đó không thể nhầm lẫn với yêu cầu cao hơn là phải tôn trọng và phải cải thiện nhân quyền thực sự cho người dân.”

Giám đốc Amnesty International, tiến sĩ T Kumar, thuyết trình về đề tài “Những thử thách của chính phủ Obama trước tình trạng nhân quyền ở Châu Á”, trình bày cái nhìn của ông về Việt Nam:

“Tình trạng nhân quyền ở Việt Nam không thay đổi, Việt Nam phải cải thiện nhiều hơn để có tự do tín ngưỡng, tự do sử dụng Internet, về người sắc tộc miền núi. Ân Xá Quốc Tế hy vọng chính phủ Việt Nam cởi mở thông thoáng hơn, vì làm được như vậy là tạo cơ hội thăng tiến quyền làm người cho người dân trong nước họ. Nếu cần thì tôi phải nói là Việt Nam thực sự chưa có cải đổi tích cực về mặt nhân quyền.”

Phân tích gia về Châu Á trong Ủy Hội Quốc tế Mỹ Về Tự Do Tôn Giáo Thế Giới, ông Scott Flipse:

“Tự do tôn giáo ở Việt Nam là vấn đề khó khăn. Công bình mà nói Việt Nam có tiến bộ đáng kể trong hai năm qua, phần lớn là do áp lực từ phía Mỹ.

Điều đáng thất vọng là khi Hoa Kỳ rút tên Việt nam khỏi danh sách các nước cần quan tâm vì thiếu tự do tôn giáo, thì chừng như mọi chuyện không tiến triển bước nào nữa. Vẫn còn sự phân biệt đối xử đối với Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất mà Hà Nội không công nhận, Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo vẫn tiếp tục bị kỳ thị, lời lẽ thẳng thắn xây dựng của các nhà lãnh đạo tôn giáo bị xuyên tác bóp méo, Việt Nam rõ ràng không muốn thay đổi và đi thêm bước nào nữa để tôn giáo được tự do hơn.”

cao-quang-anh-200.jpg
Dân biểu liên bang Cao Quang Ánh. Photo courtesy of Đang Nguyen.
Dân biểu liên bang vừa đắc cử, ông Cao Quang Ánh:

“Tự do tôn giáo và nhân quyền ở Việt nam là những vấn đề mà tôi cùng những người làm trong văn phòng của tôi đã và sẽ cố gắng chú ý tới, kiếm những kế hoạch nào đó để hy vọng có thể mang tới sự thay đổi trong nước Việt Nam.”

Tự do tôn giáo và nhân quyền ở Việt nam là những vấn đề mà tôi cùng những người làm trong văn phòng của tôi đã và sẽ cố gắng chú ý tới, kiếm những kế hoạch nào đó để hy vọng có thể mang tới sự thay đổi trong nước Việt Nam.

Dân biểu liên bang Cao Quang Ánh

Vị dân biểu tự hào là đại diện một cộng đồng Mỹ gốc Việt đông đảo ở California, bà Loretta Sanchez, nói bà tin rằng tổng thống Obama và ngoại trưởng Hillary Clinton, thường quan tâm và thường lên tiếng về những vấn đề như nhân quyền, giáo dục, thanh thiếu niên, sẽ thấy rõ hai vị cần phải có chính sách gì để thúc đẩy sự cải thiện quyền con người ở Châu Á.

“Tôi và đồng viện rất quan tâm đến vấn đề nhân quyền ở Việt Nam, chúng tôi đang nhắm tới một chương trình hành động để hành pháp Washinton lưu ý đến các vấn đề tiêu cực đang tiếp diễn ở Việt Nam, nạn buôn phụ nữ trẻ em qua Kampuchia qua Thái Lan để làm nô lệ tình dục, tình cảnh khó khăn bế tắc của công nhân Việt Nam ở các nước trong lúc kinh tế suy trầm, lao động Việt Nam bị ngược đãi ở các xứ Trung Đông. Những điều đó phải được nêu lên thế cho những tiếng nói không cất lên được.”

Thanh Trúc tường trình từ Washington.

Category: Tiếng nói dân chủ | Views: 769 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 401
Khách: 401
Thành Viên: 0