Hình bên: Hàng hóa tại các siêu thị và cửa hàng tại Nhật bị đánh cắp và mang về bán công khai tại Việt Nam
và vẫn còn để nguyên giá tiền tiếng Nhật cùng với sợi dây plastic cột
bên ngoài để chống ăn cắp. Dù vậy, vẫn mất. (Hình: của báo Yomiuri
Shimbun)
SÀI
GÒN 16-2 (TH).- Các loại hàng hóa mất cắp trên nước Nhật đã được chuyển
về Việt Nam trên những chuyến bay của hãng hàng không quốc doanh
Vietnam Airlines (VNA) và bán công khai ở Việt Nam với giá rẻ hơn.
Bản
tin của báo Yomiuri Shimbun hôm Thứ Hai 16/2/2009 cho hay như vậy theo
một bản tin điều tra mà ký giả Hirofumi Morita của tờ báo đã đến Sài
Gòn tìm hiểu và tường thuật cùng với hình ảnh đi kèm.
Bài báo của ký giả này viết: “Ðầu tháng này, tôi đến Việt Nam
để điều tra về sự tố cáo vụ chuyển lậu các hàng hóa mất cắp của một số
phi hành đoàn của VNA cho một số tổ chức trộm cắp người Việt. Chợ An
Duong (An Ðông? Mà ký giả này nhầm lẫn?) ở trung tâm thành phố Sài Gòn
chen chúc đầy những hàng quán nhỏ bán thực phẩm, quần áo, đồ lặt vặt mà
từng đoàn du khách và người địa phương nối theo nhau.
“Tất cả đều là hàng chính gốc (hàng Nhật) được mang từ Nhật Bản về bởi phi hành đoàn VNA,” một phụ nữ bán hàng nói.
Khi
được hỏi mua một món mỹ phẩm sản xuất tại Nhật, người bán hàng đưa ra
một món hàng vẫn còn nguyên tem giá và sợi dây cột để chống trộm cắp.
Tem giá đề 1,260 Yen của một tiệm thuốc/bách hóa Nhật (drugstore). Khi
được cho biết giá bán ở địa phương là 200,000 đồng (tiền Việt Nam tương
được 1,200 Yen theo giá chợ đen) người thông dịch viên của tôi cười
nhăn nhó và nói 'người dân địa phương được chào giá rẻ hơn'.
Bên
cạnh mỹ phẩm, nhiều thứ hàng hóa khác của Nhật, gồm cả dầu gội đầu và
nước hoa, đều được bán tại hều hết 20 cửa tiệm mà tôi ghé vào ở Sài
Gòn. Người ta cũng có thể tìm thấy hàng hóa sản xuất ở Mỹ và Pháp.
Một
người bán hàng thú nhận nguồn gốc khả nghi của các loại hàng hóa đó khi
nói: “Những món hàng đó có lẽ đã lấy trộm ở các nước ngoài. Nếu không,
chúng đã không được mua với giá rẻ đến như vậy.”
Khi được hỏi, tất cả các cửa tiệm đều xác nhận là những món hàng đó được đưa từ ngoại quốc về bằng VNA.
Một người bán hàng nói “Chúng tôi mua hàng từ một bà tên Hiền, tức là người đã sắp đặt để phi hành đoàn VNA mang hàng về nước”.
Cũng
chính người phụ nữ này đã bị một lực lượng điều tra hỗn hợp của cảnh
sát 14 quận nêu tên. Bà bị tình nghi là người đạo diễn các vụ ăn cắp.
Theo Cục Cảnh Sát Quốc Gia Nhật, đánh cắp hàng hóa tại các siêu thị và
các tiệm buôn trên nước Nhật của các tổ chức trộm cắp người Việt Nam đã
gia tăng nhanh chóng từ những năm cuối thập niên 1990. Chỉ kể từ năm
2006 đến nay, 85 người Việt đã bị bắt giữ và số hàng hóa bị mất cắp gây
thiệt hại tài chính khoảng ít nhất 140 triệu Yen (lối $1.525 triệu USD
theo hối suất hiện nay).
Gần
đây ban chỉ huy cuộc điều tra đã bắt giữ một số nhân viên phi hành
đoàn, gồm cả phi công phụ Ðặng Xuân Hợp, 33 tuổi, tình nghi mua các
loại hàng hóa bị mất cắp. Giải thích lý do tại sao hàng hóa Nhật lại bị
lấy cắp, Tổ Chức Ngoại Thương Nhật Bản nói rằng hàng Nhật được đánh giá
cao ở Việt Nam, bởi vậy nên “buôn lậu và làm giả rất phổ biến”.
Một
phụ nữ 26 tuổi ở Sài Gòn đã sang Nhật làm tu nghiệp sinh nói rằng
“Người Việt Nam rất tôn quí nước Nhật như làn ước của xứ mặt trời mọc.
Hàng hóa Nhật bán ở các cửa hàng bách hóa lớn quá đắt nên ai cũng mua
các thứ hàng bán rẻ tiền ở chợ.”
Mỹ
phẩm Nhật sản xuất bán ở khách sạn tương đối khá đắt, từ 1 triệu đồng
đến 4 triệu đồng , tức khoảng 6,000 Yen đến 24,000 Yên. Nếu tính lương
của một người mới tốt nghiệp đại học chỉ khoảng 30,000 Yen/tháng, những
thứ đó bán giá đó là xa xỉ.
Việc
phi hành đoàn của VNA mang theo các va ly hành lý lớn rất quen thuộc ở
các phi trường. Nhưng để có thể kiểm chứng một trường hợp trộm cắp,
cảnh sát cần phải biết chúng từ đâu và ai lấy trộm món nào.
“đây
là một trường hợp khá đặc biệt,” một viên chức điều tra nói. Vai trò
của người phụ nữ nằm sau các nhóm người trộm cắp đã trở nên rõ rệt nên
cảnh sát đã ra lệnh truy nã để bắt giữ.”