|
|
Đây là cuộc họp đầu tiên của nhóm công tác hỗn hợp Việt Nam Vatican |
Cuộc họp của nhóm hỗn hợp Việt Nam-Vatican vừa kết thúc sau hai ngày làm việc.
Một nguồn tin nội bộ cho hãng thông tấn công giáo CNA hay còn 'rất nhiều khó khăn' trên con đường bình thường hóa quan hệ
giữa hai bên.
Phái đoàn Vatican do thứ trưởng Ngoại giao Pietro Parolin dẫn đầu. Ngài tới Hà Nội tham dự đàm phán để nối lại quan
hệ song phương.
Tháp tùng ngài là Đức ông Phanxico Cao Minh Dung, đặc trách vùng Đông Nam Á của phủ Quốc Vụ Khanh và Đức ông Barnabê Nguyễn
Văn Phương, vụ trưởng Bộ Truyền Giáo Vatican.
Tuy ở Việt Nam bảy ngày nhưng đoàn của Vatican chỉ dành ra hai ngày hội đàm với giới chức Bộ Ngoại giao Việt Nam.
Năm ngày còn lại đoàn đi thăm cộng đồng giáo dân Việt Nam tại Hà Nội, Thái Bình, và Nam Định, thăm một số viện bảo tàng và
tiếp xúc với Ủy ban Tôn giáo chính phủ.
Tuy là cuộc gặp thường niên nhưng chuyến đi lần này của phái đoàn Vatican diễn ra sau hai cuộc phản đối đòi đất lớn của giáo
dân.
Năm 2008, quan hệ giữa chính quyền Hà Nội và cộng đồng giáo dân có nhiều căng thẳng do tranh chấp kéo dài nhiều tháng liên
quan tới hai khu đất tại tòa Khâm sứ cũ và giáo xứ Thái Hà.
Khó khăn
Hãng thông tấn CNA nhận định có thể phái đoàn Vatican đã nghe Hà Nội nhắc về việc thuyên chuyển tổng giám mục Ngô Quang
Kiệt, người đứng đầu giáo phận Hà Nội.
|
|
Msgr Pietro Parolin dâng lễ cùng giám mục VN tại nhà thờ chánh tòa Hà Nội |
Kể từ tháng Chín năm 2008, Hà Nội liên tục đưa ra đòi hỏi Tòa thánh thay thế giám mục địa phận Hà Nội.
Vì công khai hậu thuẫn giáo dân trong tranh chấp đất đai, đức cha Joseph Ngô Quang Kiệt trở thành đề tài bôi nhọ của báo
chí nhà nước.
Khi vừa đặt chân tới Hà Nội, phái đoàn Vatican đã tới thăm Tòa tổng giám mục Hà Nội. Tòa thánh đã mở cuộc họp với đức tổng
giám mục Ngô Quang Kiệt.
Cuối ngày, trong sự hiện diện của đông đảo giáo dân, các thành viên của đoàn tham gia dự lễ tại Nhà thờ Chính tòa Hà Nội.
Hãng tin Asia News nói các vụ tranh chấp đất đai năm ngoái giữa nhà thờ và chính quyền chắc chắn đã được hai bên bàn tới.
Chủ đề này nay trở nên khó giải quyết hơn, theo Asia News, do một chỉ thị của thủ tướng ban hành hồi đầu năm, nói rằng khoảng
2.250 tài sản của giáo hội sẽ không trả lại cho chủ nhân trước đây.
Một điểm ‘gai góc’ nữa trong việc nối lại quan hệ giữa Vatican với Hà Nội, theo bản tin của thông tấn CNA, là việc một số
giáo dân bị bắt và buộc tội khi tham gia phản đối chính quyền lấy đất của nhà thờ.
Trước các trắc trở này linh mục Huỳnh Công Minh từ tòa Tổng giám mục Sài Gòn cho đài BBC hay, tiến trình nối lại quan hệ giữa
hai bên sẽ mất nhiều thời gian.
Ngài nói: "Tôi chỉ muốn cầu nguyện cho mối quan hệ hai bên diễn ra tốt đẹp."
Compromise Phái
đoàn Vatican qua VN, như vậy là phản ứng của phía CG bắt đầu có "ép
phê", và chuyện đòi đất ở Tòa Khâm Sứ và giáo xứ Thái Hà chắc sẽ lại có
dịp "được khuấy động" trở lại. Việc Vatican cũng đến thăm Đức Tổng Giám
Mục Ngô quang Kiệt- người nổi tiếng vì câu nói "cảm thấy xấu hỗ khi cầm
hộ chiếu VN..."- cũng là điều rất đáng quan tâm.
Rõ ràng là
phía Công Giáo đã có hậu thuận rất mạnh mẽ từ Vatican- được xem là
"tổng hành dinh" của Thiên Chúa Giáo. Như vậy vấn đề tranh chấp đất đai
giữa 2 phía NN và CG sẽ không dừng lại ở kết quả của việc tạo dựng "hỏa
tốc" hai công viên cây xanh của NN!
Nghĩ cho
cùng, NN dù có nhượng bộ phía CG do áp lực của Vatican thế nào chăng
nữa cũng không thể "phá ngược lại" hai công viên kể trên để giao trả
lại đất cho CG- làm thế thì chính quyền còn uy tín gì để cai trị đất
nước nữa? Cái khó khăn mà người dân thông cảm cho chính quyền chính là
ở điểm đó. Tuy nhiên có điều người ta đoán NN sẽ xem xét lại tội danh
"phá hoại" mà bản án đã dành cho các giáo dân trước đây- hy vọng mọi
thứ sẽ được "xí xóa" hết!
Đăng, Hà Nội Việc chủ động mời phái đoàn tòa thánh sang Việt Nam lần này là một kế sách lợi cả đôi đường cho lãnh đạo Hà Nội: -Để chứng
tỏ cho thế giới biết HN có thiện chí và có tự do tôn giáo tại Việt Nam.
Gây
sức ép với tòa thánh nếu muốn có bang giao với Việt Nam như việc thuyên
chuyển và điều động là phải theo ý của chính quyền. Như vậy nếu lần này
có sự thuyên chuyển giáo sỹ tại hai điểm nóng ở HN thì giáo dân sẽ giảm
niềm tin vào Vactican. Nên xét về nhiều mặt thì cuộc đàm phán lần này
Hà Nội có lợi hơn.
|