Một vụ bạo động liên quan tới tranh chấp đất đai vừa xảy ra tại xã Long Hưng, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.
Photo courtesy of dongnai.gov.vn
Chính quyền tỉnh Đồng Nai làm lễ khởi công xây dựng khu đô thị sinh thái kinh tế mở Long Hưng - Long Thành.
Hồi đầu tháng Giêng, một cuộc
biểu tình lên đến hàng ngàn người diễn ra tại tỉnh Hưng Yên liên quan đến vấn đề
đất đai.
Và chỉ hơn 1 tháng sau, một vụ
bạo động với nguyên nhân tương tự lại xảy ra ở xã Long Hưng, huyện Long Thành,
Đồng Nai.
Thiện Giao phỏng vấn 1 số cư
dân địa phương, và tường trình sau đây.
Khi người dân bức xúc
Một vụ bạo loạn xảy ra vào
ngày 18 tháng Hai, là cao điểm của một cuộc tụ tập kéo dài 2 ngày trước đó tại
xã Long Hưng, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.
Nhiều trăm công an, có cả bộ
đội được huy động để đối với khoảng 400 người dân, trong một vụ có đến 3 xe
công an cùng 1 xe cứu thương bị lật và 1 xe mô tô công an bị đốt cháy.
Một số người dân xã Long
Hưng, huyện Long Thành kể với chúng tôi.
Qua đến ngày 18 thì xảy ra bạo động. Không có ai bị tử vong, nhưng dân bức xúc nên lật mấy
cái ô tô của cảnh sát. Tất cả 5 xe.
Người dân Long Hưng
Hôm xảy ra chuyện là ngày 17 Tây, dân tập trung tại Uỷ
Ban. Lúc đó không có bạo động gì hết. Qua đến ngày 18 thì xảy ra bạo động. Hình
như thành phần quá khích đó không phải ở địa phương này. Khi xảy ra như vậy thì
lực lượng phản ứng nhanh 113 đến.”
“Không có ai bị tử vong, nhưng dân bức xúc nên lật mấy
cái ô tô của cảnh sát. Tất cả 5 xe.”
“Dân ở đây đứng lên yêu cầu Chủ Tịch Xã dừng hốt cốt,
dừng quy hoạch. Chủ Tịch Xã không chịu ký giấy dừng. Vì vậy dân đứng lên yêu cầu
chủ tịch xã phải bãi bỏ vụ hốt cốt mồ mả ông bà để lại. Người dân bức xúc, chực
2, 3 ngày tại Xã mà xã vẫn không ký.
Dân lôi cổ áo của Bí Thư là bà Thuý, đòi
trả lại nguyên trạng cho dân. Phía xã la lối, nói này nói kia. Dân bèn quậy
lên. Phía Xã kêu cảnh sát 113 xuống can thiệp. Họ bắt đi mấy chục người về Biên
Hoà rồi. Họ bắt theo hình thức bắt nguội, phía chính quyền đi vào từng nhà bắt
người.”
37 người bị bắt
Người dân ở đây nói rằng, lý
do trực tiếp khiến người dân phẫn nộ là vì phía Địa Chính đến đo đạc đất đai và
“quẹt sơn lên mồ mả của thân nhân người dân địa phương.”
Phía Xã kêu cảnh sát 113 xuống can thiệp. Họ bắt đi mấy chục người về Biên
Hoà rồi. Họ bắt theo hình thức bắt nguội, phía chính quyền đi vào từng nhà bắt
người.
Người dân Long Hưng
“Tình hình ở đây, người đầu tư quy hoạch đất mà dân
không chịu. Bây giờ họ định hốt cốt, mồ mả người ta đi. Mồ mả này chôn từ lâu rồi,
nhiều lắm. Nay họ đánh dấu mồ mả để hốt cốt, thì dân phản đối. Họ đến tụng
kinh, làm đủ thứ, và nhất định hốt cốt.”
“Mồ mả người ta mà họ đến quẹt sơn. Hình như họ quy hoạch
làm khu dân cư hay cái gì đó tui không rõ.”
“Người dân bức xúc là do họ đến kê khai mồ mả. Phía Địa
Chính gạch lên mồ mả người ta. Và dân phẫn nộ là vì vậy.”
Bản tin của báo Người Lao Động,
số ra ngày 19 tháng Hai, nói rằng đến 8 giờ sáng ngày 19 tháng Hai, cơ quan hữu
trách đã bắt 37 người để phục vụ công tác điều tra.
Bản tin cũng cho biết, “Vào ngày 14-2 đến 17-2, một số cán bộ của Trung tâm kỹ thuật
địa chính nhà đất tỉnh Đồng Nai và cán bộ địa chính xã dùng sơn dầu đánh số thứ
tự trên mộ tại khu đất nằm trong dự án khu kinh tế mở Long Hưng (dự án này do Hợp
tác xã Dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Đồng Nai làm chủ đầu tư).”
Bạn có chứng kiến vụ này hay có được các dự kiện, âm thanh, hình ảnh,
video liên quan đến vụ này?? Hãy chia sẻ cùng Ban Việt ngữ . email: vietweb@rfa.org, hoặc có thể đưa vào
trang blog của RFA www.rfavietnam.com
“Tuy nhiên, quá
trình đánh dấu mộ này, Trung tâm kỹ thuật địa chính nhà đất tỉnh Đồng Nai đã
không thông báo cho các hộ dân có người thân đang chôn cất biết và cũng không
thông báo cho UBND xã, nên đến 10 giờ ngày 17-2 đã có khoảng 200 người dân kéo
đến UBND xã phản đối, không cho thực hiện việc đo đạc.”
Bản tin cũng cho
biết thêm, là đến ngày 18 tháng Hai, “các cán bộ đang xóa các vệt sơn trên mộ
thì nhiều người dân đã không đồng ý mà đòi phải sơn lại toàn bộ các ngôi mộ.”
Đây là vụ bạo động
thứ nhì xảy ra trong thời gian vừa qua liên quan đến vấn đề đất đai. Ngày 7
tháng Giêng vừa qua, hàng ngàn nông dân tỉnh Hưng Yên cũng đã biểu tình để phản
đối chính quyền xây khu đô thị Văn Giang mà nhiều người cho là việc đền bù đất
đai không thoả đáng.