Thứ Ba, 2024-12-10, 1:57 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2009 » Tháng Hai » 21 » Suy dinh dưỡng ở Việt Nam
10:13 AM
Suy dinh dưỡng ở Việt Nam


2009-02-20

Số liệu từ Viện Dinh Dưỡng thuộc Bộ Y Tế Việt Nam công bố hôm Thứ Ba cho thấy tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi của thiếu nhi trên cả nước năm 2008 hãy còn ở mức 32,6% .

AFP photo

Trẻ em nghèo vùng Cao, thường thiều thốn mọi vần đề, thực phẩm, áo quần, chăm sóc, vê sinh và trường học

Đây là dạng suy dinh dưỡng mãn tính mà hậu quả là khi lớn trẻ dễ bị mắc những chứng bệnh truyền nhiễm có nhiều khả năng dẫn đến tử vong.

Thanh Trúc phỏng vấn bác sĩ Quỳnh Kiều, thường một năm về trong nước mấy lần cùng phái  đoàn y khoa hỗn hợp  Project Vietnam để khám bệnh, hỗ trợ và huấn luyện những chương trình sức khỏe bà mẹ trẻ em tại các vùng sâu vùng xa trong nước. Nhận định về số liệu suy dinh dưỡng thể thấp còi 32,6%  mà Viện Dinh Dưỡng thuộc Bộ Y Tế đưa ra, Bác sĩ Quỳnh Kiều nói:

Tuy rằng những con số suy dinh dưỡng đã suy giảm nhưng nói chung vẫn còn, đặc biệt là những vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, trên vùng núi, kể cả những tỉnh MiềnTrung ví dụ như là tỉnh Khánh Hoà chẳng hạn, tỷ lệ suy dinh dưỡng ở đó hầu như ở mức độ không thể chấp nhận được.
Bác sĩ Quỳnh Kiều

Tỷ lệ suy dinh dưỡng còn cao

Bác sĩ Quỳnh Kiều : Tôi nghĩ nhận định này rất là chính xác, tại vì tuy rằng những con số suy dinh dưỡng đã suy giảm nhưng nói chung vẫn còn, đặc biệt là những vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, trên vùng núi, kể cả những tỉnh MiềnTrung ví dụ như là tỉnh Khánh Hoà chẳng hạn, tỷ lệ suy dinh dưỡng ở đó hầu như ở mức độ không thể chấp nhận được, nó gấp đôi gấp ba con số của quốc gia.. Tuy rằng không còn những trường hợp suy dinh dưỡng nặng nề giống như những trường hợp mình thấy bên Phi Châu chẳng hạn, nhưng suy dinh dưỡng ở mức độ trung bình vẫn còn cao.  

Thanh Trúc : Cũng theo số liệu của Viện Dinh Dưỡng trực thuộc Bộ Y Tế Việt Nam, tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi năm 2008 là còn ở mức 32,6% và đây là dạng suy dinh dưỡng mãn tính.

Bác sĩ  Quỳnh Kiều : Đúng vậy, nó còn, nó rất là nhỏ bé. Tôi lấy trường hợp năm 2007 chúng tôi có đến làm việc ở một làng tên là Yang Mi ở miền núi của tỉnh Khánh Hoà, thì nguyên làng đó khoảng chừng hơn một ngàn dân, chúng tôi khám khoảng 600 trẻ em . Trong 600 trẻ em đó thì chỉ có khoảng chừng hơn  một chục coi như là không có suy dinh dưỡng, còn tất cả đều có vấn đề. Một em 14 tuổi trông chỉ giống như 8 tuổi thôi. Đó là những trường hợp suy dinh dưỡng mãn tính và nó biểu hiện ra là kém thông minh. Tất cả những dấu chứng để mà phát triển một cách bình thường thì không còn nữa.

Chúng tôi khám khoảng 600 trẻ em . Trong 600 trẻ em đó thì chỉ có khoảng chừng hơn  một chục coi như là không có suy dinh dưỡng, còn tất cả đều có vấn đề. Một em 14 tuổi trông chỉ giống như 8 tuổi thôi.
Bác sĩ Quỳnh Kiều

Thanh Trúc : Thưa Bác Sĩ, suy dinh dưỡng thấp còi  cũng liên quan chặt chẽ đến  tử vong ở trẻ em?

Bác sĩ Quỳnh Kiều : Trong một người suy dinh dưỡng mãn tính như vậy, tất cả những phương pháp đề phòng tự nhiên, chống bệnh đều bị giảm thấp cả. Khi cơ thể đã bị yếu sức chống chỏi lại các bệnh thì nếu mà em bé bị suy hô hấp hoặc bị viêm phổi thì tỷ lệ tử vong của em rất cao, bệnh sẽ biến chuyển rất là nhanh. 

Trên phương diện quốc tế, cứ mỗi 5 trẻ em thì có 1 em tử vong, chủ yếu là trong những nước kém mở mang vì những lý do có liên hệ tới suy dinh dưỡng, phải nói như thế.

Người mẹ và vấn đề suy dinh dưỡng 

Thanh Trúc : Thưa, chương trình phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em ở Việt Nam có nhắm tới vấn đề khuyến khích làm sao các bà mẹ nuôi con hoàn toàn bằng nguồn sữa mẹ trong vòng sáu tháng đầu khi trẻ chào đời . Phải chăng đó là  một trong những yếu tố giúp trẻ không bị suy dinh dưỡng?

Bác sĩ Quỳnh Kiều : Về chủ trương tất cả những trẻ em đều được người mẹ cho bú toàn diện trong 6 tháng đầu tiên, chúng tôi đã đích thân gặp những người mẹ ốm còi, họ đâu có đủ chất bổ dưỡng cho chính họ huống hồ cho con em của họ.

Chất sữa của họ có thể không có đủ mức độ để đảm bảo chất lượng cho trẻ em, cũng như nhiều khi người Việt Nam mình bắt người mẹ phải kiêng cái nọ kiêng cái kia, không có ăn rau, không có ăn trái cây, uống nước ít, nó làm cho sữa đâu có còn bao nhiêu chất dinh dưỡng cần thiết cho em bé, mà số lượng cũng không đủ nữa.
Bác sĩ Quỳnh Kiều

Chất sữa của họ có thể không có đủ mức độ để đảm bảo chất lượng cho trẻ em, cũng như nhiều khi người Việt Nam mình bắt người mẹ phải kiêng cái nọ kiêng cái kia, không có ăn rau, không có ăn trái cây, uống nước ít, nó làm cho sữa đâu có còn bao nhiêu chất dinh dưỡng cần thiết cho em bé, mà số lượng cũng không đủ nữa.

Và vì những lý do đó mà các em bị mức độ vàng da, mới đầu tưởng là do bệnh máu nó gây ra vàng da trầm trọng, nó bể hồng huyết cầu đi, nhưng mà sự thực không phải như vậy, nó chỉ vì những lý do rất là bình thường, đó là người mẹ cho bú nhưng không đủ sữa cho con bú và cũng không biết nhận thức là mình cho bú như vậy là không đủ, cho đến khi em bé yếu dần yếu dần đi.

Và vì em bé phải bú mới đi tiểu ra, và đi tiểu ra mới loại được chất đàm ra, thì em bé không đi tiểu nên chất đàm lên rất cao đến nổi em bé bắt đầu làm kinh.

Nhiều bà mẹ họ áp dụng chế độ là sau khi đi sanh về nhà thì họ nằm trong bóng tối bởi vậy không thấy màu sắc da của con mình, đến lúc nó vàng quá thì nó đã có những biểu hiện vàng da nhân rồi thì lúc đó đã quá trễ rồi.
Bác sĩ Quỳnh Kiều

Ngoài ra riêng ở vùng Vinh thì chúng tôi cũng nhận xét thấy nhiều bà mẹ họ áp dụng chế độ là sau khi đi sanh về nhà thì họ nằm trong bóng tối bởi vậy không thấy màu sắc da của con mình, đến lúc nó vàng quá thì nó đã có những biểu hiện vàng da nhân rồi thì lúc đó đã quá trễ rồi. Đó là một trong những khía cạnh làm cho sự phát triển não bộ của trẻ em bị suy kém và nó đưa tới những bệnh ngay lập tức, gây những biến chứng kéo dài suốt đời chứ không phải chỉ có vấn đề tăng trưởng và vấn đề kém thông minh đâu.

Thanh Trúc: Thưa Bác Sĩ, ngoài những nguyên nhân mà Bác Sĩ vừa trình bày thì còn có một nguyên nhân thực tế nữa là ký sinh trùng. Người mẹ mang thai đã có giun sán trong người. Đứa trẻ khi lớn lên chế độ ăn uồng dinh dưỡng làm sao mà bụng trẻ đầy giun sán. Đó cũng là  điều làm trẻ bị suy dinh dưỡng trầm trọng phải không ạ ?

Bác sĩ Quỳnh Kiều : Những giun sán của người mẹ không ảnh hưởng trực tiếp nhưng mà là gián tiếp bằng cách là nó làm cho người mẹ bị mất chất dinh dưỡng đi thì nó không còn để mà nuôi con một cách hứu hiệu nữa.

Ngoài ra còn có một lý do khác là nhiều người mẹ cho con bú mà phải đi làm, chủ yếu là về nghề nông, thành ra một ngày như vậy con trẻ chỉ bú đựoc 4 lần thôi, mà nếu là trẻ sơ sinh thì ngày bú 4 lần làm sao mà đủ được.

Tất nhiên ở Việt Nam bây giờ mình thấy chỉ có 49% dân chúng có được nguồn nước tương đối sạch, rồi hai nữa các trường miền quê mà tỷ lệ cầu tiêu đạt tiêu chuẩn thì lại quá thấp. Mới gần đây chúng tôi đến một ngôi trường mới ở Kiên Giang có 382 em, và kể cả thầy cô giáo, kể cả những người khác, mà hoàn toàn không có nhà vệ sinh.
Bác sĩ Quỳnh Kiều

Bao tử của bé hãy còn nhỏ nên mỗi lần bú thì đâu có bú được nhiều, thành ra với mức độ như vậy thì hoàn toàn không cung cấp đủ nhu cầu cần thiết cho em bé. Về vấn đề suy dinh dưỡng thì nó liên hệ tới vệ sinh và sức khoẻ của môi trường.

Tất nhiên ở Việt Nam bây giờ mình thấy chỉ có 49% dân chúng có được nguồn nước tương đối sạch, rồi hai nữa các trường miền quê mà tỷ lệ cầu tiêu đạt tiêu chuẩn thì lại quá thấp. Mới gần đây chúng tôi đến một ngôi trường mới ở Kiên Giang có 382 em, và kể cả thầy cô giáo, kể cả những người khác, mà hoàn toàn không có nhà vệ sinh.

Thanh Trúc : Thưa Bác Sĩ, Việt Nam cũng có Chương Trình Phòng Chống Suy Dinh Dưỡng Quốc Gia, vậy theo Bác Sĩ thì Việt Nam cần phải làm thêm điều gì nữa?

Bác sĩ Quỳnh Kiều : Giáo dục và phòng ngừa là những biện pháp tốt nhất. Ví dụ ở Việt Nam thì vấn đề chủng ngừa tương đối rất tốt. Khi bà mẹ đêm con lại chủng ngừa thì đó là lúc tốt nhất để cán bộ y tế hướng dẫn cho họ về những chế độ cho con ăn, và ngoài ra gia đình nào quá nghèo thì họ cần được hỗ trợ.

Đó là những nơi cần phải là những trọng điểm của những chương trình. Và những bằng chứng khoa học cho thấy là sự phát triển não bộ trong những năm trẻ còn non là tối ư quan trọng.

Nó như là cái cửa sổ mà nếu nó đóng lại rồi thì không thể nào phục hồi được những cái gì đã mất trong thời gian đó. Những trẻ em sơ sinh bị suy dinh dưỡng thì tầm ảnh hưởng đối với nó là suốt đời và cái trách nhiệm vẫn là trách nhiệm của chính phủ để thực hiện những chương trình đó.

Category: Việt Nam ngày nay | Views: 953 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 1
Khách: 1
Thành Viên: 0