Đầu tư nhiều, chưa làm được bao nhiêu
GS.
Chu Phạm Ngọc Sơn, Trung tâm Đào tạo và Phát triển Sắc ký TP.HCM kể
lại, ở Trung tâm Sắc ký trước đây có khách hàng yêu cầu phân tích nhưng
máy móc không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Ông liền dẫn tới gõ
cửa nhờ phòng thí nghiệm của một trường đại học mà ông biết chắc đáp
ứng được nhu cầu này. Nhưng cán bộ phụ trách labo ấy từ chối vì thứ 7
không làm việc.
| |
GS Ca Lê Thuần - GS Lê Quang Minh. Ảnh: V.Giang |
Theo
ông Sơn, khi tính tới hiệu quả kinh tế làm thước đo thì nên gỡ bỏ những
quy định, thủ tục quá cứng nhắc. Nếu không rất lãng phí cả nhân lực lẫn
vật lực. Không ít phòng thí nghiệm được đầu tư nhiều nhưng chưa làm
được bao nhiêu.
Thanh minh cho
tình trạng trên, Phó Giám đốc ĐHQG TP.HCM Lê Quang Minh cho biết chính
vì phòng thí nghiệm nhiều trang thiết bị hiện đại nên các cán bộ thường
có tâm lí e ngại người ngoài Viện, trường vì sợ hư hại. Cách tốt nhất
là… khư khư giữ cho an toàn.
Cũng
câu chuyện tương tự, một trí thức thuộc Hội hóa học TP.HCM góp ý: Bao
nhiêu phòng thí nghiệm trọng điểm tiền tỷ, những labo nghiên cứu vật
liệu mới… nhưng sản phẩm cho thấy dân được nhờ nhà khoa học thì chưa
nhiều. Có lẽ nên đặt sự quan tâm đúng mức tới những nghiên cứu những
sản phẩm khoa học không quá cao, bình thường thôi để phục vụ cho dân
bên cạnh những sản phẩm mà không biết bao giờ mới ứng dụng rộng cho
thực tiễn.
|
Trí thức nên tự cởi trói khi đã tự trói mình. Ảnh minh họa: V.Giang |
TS.
Lương Bạch Vân, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ VN TP.HCM góp ý, hiện có thực
trạng nơi thừa nơi thiếu như Liên hiệp hội thí nhiều nhân lực nhưng
thiếu vật lực, trong khi có những phòng thí nghiệm tiền tỷ nằm đắp
chiếu như báo chí nêu mà các nhà khoa học lại không có cơ hội “sờ tới”.
Giải quyết vấn đề này không khó, chỉ cần mở rộng,liên kết giữa các
trường, viện, doanh nghiệp… bắt tay lẫn nhau. Vẫn là chuyện muôn thuở
nói nhiều làm ít.
Trí thức nên tự cởi trói cho mình
Nhiều
trí thức TP.HCM trong buổi góp ý kiến đồng tình với ý kiến của TS.
Lương Bạch Vân cho rằng: “Nghị quyết bao giờ nhìn vào cũng thấy đúng
nhưng thực tế đội ngũ trí thức, môi trường cho trí thức TP.HCM nhìn
thấy… chán. Chung quy cũng vì chúng ta tự trói mình.”
TP.HCM
có sự ưu đãi với trí thức: Năm 2008, TP.HCM chi 2% ngân sách cho khoa
học và công nghệ (KH&CN). Trong đó, khoảng 350 tỷ đồng dành cho đầu
tư phát triển đến nay vẫn chưa dùng hết vì không nhiều dự án, đề tài
tốt được phê duyệt. TP.HCM cũng sẵn sàng trả lương cho Việt kiều làm
viện trưởng viện tính toán 1700 USD/tháng…Bên
cạnh đó, các trí thức có trách nhiệm cũng chỉ ra rằng: Kêu gọi đóng góp
của trí thức Việt kiều nhưng khi về vẫn vướng nhiều thủ tục nhiêu khê,
không có sự sắp xếp hợp lý trong vị trí công việc khiến có những Việt
kiều bỏ cuộc khi tìm về đóng góp chất xám cho đất nước.
| |
GS Chu Phạm Ngọc Sơn - TS Lương Bạch Vân. Ảnh: V.Giang |
Có
cuộc hội thảo mời các chuyên gia, nhà khoa học Việt kiều bàn về vệ sinh
an toàn thực phẩm nhưng sau 10 cuộc họp bàn thì hội thảo vẫn nằm trên
giấy từ năm ngoái tới nay, dù các trí thức Việt kiều đều vui vẻ nhận
lời mời. Nguyên do không tổ chức được cuộc hội thảo cũng vì những nhiêu
khê thủ tục đôi bên không thống nhất được – TS. Bạch Vân cho biết sau
10 cuộc họp bàn về một hội thảo theo bà là rất có ích nhưng đã vô vọng.
GS.
Ca Lê Thuần, Phó Chủ tịch Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội VHNT VN
đồng tình cho rằng chính trí thức tự trói mình. Theo ông, để mòn động
lực, không nâng tầm cao tri thức để lạc hậu... cũng chính là cách tự
trói mình.
Những câu chuyện, những
con số đều nói lên rằng chính trí thức tự trói mình chứ không ai khác.
Muốn giải quyết nhanh, nên có những vượt rào táo bạo, hợp lí để cởi
trói mình. GS.TS Lê Quang Minh nói.