Chỉ
cần xem đoạn video ngắn khoảng một phút quay cảnh ông Sỹ bị bắt, cũng
đủ thấy ông được che chở, ngay cả trong lúc nhà nước Việt Cộng không
thể không bắt ông. Nhà ông Sỹ số 530 đường gì không rõ, vì video chỉ
quay đi quay lại con số 530 mà không quay bảng tên đường; nhà cao 4
tầng, cửa rộng 4 thước, cửa sắt hai cánh kiên cố; trước cửa một cảnh
sát viên đứng nhìn vào, lưng quay ra đường, đằng sau lưng anh có khoảng
30 nhiếp ảnh, điện ảnh viên Việt Nam, với máy móc không rềnh ràng như
giàn giá thường thấy của phóng viên ngoại quốc.
Những phóng viên này phải được thông báo trước nên mới hiện diện đúng lúc, đúng chỗ va đông đủ đến như vậy.
Hai cánh cửa sắt hé mở, anh cảnh sát lách vào, phóng
viên xôn xao, máy hình bóp lia lịa, nhưng cánh cửa chỉ mở 5 giây ngắn,
đủ cho anh cảnh sát lách vào, rồi đóng lại ngay. Nửa phút sau cánh cửa
lại mở, lần này mở rộng hơn để ông Sỹ chạy ra cùng với đoàn cảnh sát hộ
tống khoảng 5 người; ông chạy vội vào chiếc xe công an đã mở cửa sẵn,
một anh cảnh sát đóng cửa, một anh khác la lớn, “coi chừng kẹt tay”.
Chiếc xe bỏ chạy, phóng viên chụp đít xe, với bảng số dân sự. Chấm dứt màn một của tấn hài kịch Việt Cộng chống tham nhũng ODA.
Màn hai là cảnh tiến sỹ Khuất Văn Nga, chữ “văn”
giúp độc giả biết tiến sĩ Nga không phải nữ giới; ông Nga là phó viện
trưởng Viện Kiểm Sát Nhân dân Trung ương; vai trò của ông là bênh
vực tính độc lập của nền tư pháp Việt Cộng. Ông nói với BBC rằng bắt
ông Sỹ là kết quả cuộc điều tra do chính Việt Cộng thực hiện,
"không liên quan gì tới chứng cứ từ phía Nhật".
"Cơ quan chức năng đã khởi tố ông Sỹ, đã ra
lệnh bắt tạm giam và khám nhà, tiến hành trong ngày hôm nay
(11/2)." Ông Nga cho biết ông Sỹ phạm tội “Lợi dụng chức vụ quyền
hạn trong khi thi hành công vụ”, theo điều 281 bộ Luật Hình sự.
Mức án của người mắc tội này tối đa là 10-15
năm. Một độc giả của BBC góp ý, “Theo tôi đây chỉ là cách để cho ông Sỹ
thoát tội tử mà thôi. Nếu xử tử ông Sỹ thì ông Sỹ sẽ kéo những kẻ khác
đi chung xuồng? Phải chăng đã có sự thỏa hiệp trên cả luật lệ giữa ông
Sỹ và những quan chức cao cấp khác có liên quan.
“Theo khoản 4 điều 279 Bô luật Hình sự thì của hối lộ
có giá từ 300 triệu đồng trở lên hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiệm trọng
là có thể bị tử hình. Trong trường hợp này số tiền mà ông Sỹ nhận hối
lộ lên đến hàng chục tỷ đồng và làm ảnh hưởng xấu đến hình ảnh quốc
gia, dân tộc và sự phát triển của Việt Nam. Nếu so với luật thì số tiền
mà ông Sỹ nhận hối lộ, ông Sỹ bị xử tử 50 lần cũng chưa đền hết tội.”
Điều này ông Văn Nga có cần đính chánh không?
Hồi cuối năm ngoái, ông Huỳnh Ngọc Sỹ đã bị
đình chỉ cả chức vụ phó Giám đốc sở Giao thông Công chính lẫn chức
vụ Giám đốc ban Quản lý Dự án đại lộ Đông Tây và Môi trường nước thành
Hồ vì bị cáo buộc ăn hối lộ của công ty Nhật Bản.
Các dự án nói trên đều sử dụng vốn vay viện trợ phát triển ODA của chính phủ Nhật.
Số tiền hối lộ được Công tố viện Nhật nói là lên tới hàng triệu đôla.
Cáo buộc hối lộ đã được đưa ra từ gần nửa
năm nay, khi một số cựu viên chức cao cấp của Công ty Tư vấn Thái
Bình Dương của Nhật (PCI) khai đã trao cho một ông quan Việt Cộng
tại Thành Hồ số tiền hối lộ 820.000 đôla để thắng thầu dự án
phát triển cơ sở hạ tầng trong thành phố sử dụng vốn ODA của
Nhật.
Họ khai đích danh ông quan Việt Cộng là ông Huỳnh Ngọc Sỹ.
Các cựu lãnh đạo PCI đã bị tòa án Nhật Bản xét xử và đã nhận tội.
Phe công tố trong biên bản luận tội nói rằng
số tiền hối lộ tổng cộng lên tới 2,43 triệu đôla (280 triệu
yen tính theo giá hối đoái thời điểm vụ việc xảy ra). Tuy
nhiên, họ chỉ xác lập vụ án hình sự đối với hai khoản hối
lộ đưa cho phía Việt Cộng trị giá trên 800.000 đôla .
Hiện chưa biết ông Huỳnh Ngc Sỹ có bị khép tội danh nhận hối lộ hay không?
Vụ sai phạm liên quan đến PCI đã làm chấn động
dư luận Nhật Bản, dẫn tới việc Tokyo quyết định ngừng cho
Việt Nam vay vốn phát triển ODA.
Lãnh đạo Việt Cộng phủ nhận việc ông Sỹ ăn hối lộ,
và phản đối truyền thông Nhật loan tin thiếu chính xác; họ còn cam kết
chống tham nhũng cho đến khuya.
Bênh vực ông Sỹ, nhưng Việt Cộng vẫn thích tiền ODA,
mà thái độ Nhật lại gàn dở, khăng khăng không chịu cho vay nữa, nếu
tiền vay chui vào túi các tham quan Việt Cộng vài chục phần trăm.
Việt Cộng đành dàn dựng cảnh đưa ông Sỹ vào nằm ấp;
do đó mới có màn thông báo cho phóng viên đến chứng kiến cảnh bắt ông,
và bảo BBC loan tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn” của ông.
Nhà nước Việt Cộng nghĩ là họ lừa được dư luận Nhật? Hay dư luận Việt Nam?
|