Lý Nam Bình
Ngày 19 tháng 2 năm 2009 Ký sự đặc biệt cho Đài Chân Trời Mới
Đường vào Đắk Nông, cách Công Trường Bô Xít 20 km
Tới địa phận Đắk Nông
Theo
đường quốc lộ 14, vừa qua khỏi địa phận tỉnh Bình Phước là đến địa phận
tỉnh Đắk Nông. Huyện đầu tiên của Đắk Nông là huyện Đăk’R Lấp vẫn một
màu xanh mát diệu của những vườn cà phê ngút ngàn. Mùa này cà phê đang
trổ bông nên hương thơm ngào ngạt.
Hai bên đường, bụi đỏ của đất
bazan phủ đầy lên những cụm hoa dại đang vào xuân. Thị trấn Kiến Đức,
trung tâm của huyện Đăk’R Lấp đang hối hả nhịp sống những ngày sau tết.
Trẻ con của người H’ Mông, Mơ Nông, Êđê, Stiêng vẫn tung tăng đến
trường trong những bộ quần áo bám đầy bụi đỏ, nhàu cũ và không lành
lặn, có những em bé thì áo không đủ nút.
Từ thị trấn Kiến Đức đi
khỏang 10 Km nữa là đến xã Nhân Cơ. Đây là trung tâm khai thác quặng Bô
Xít ở Việt Nam. Đây cũng là nơi dấy lến sự quan tâm và chú ý của đồng
bào cả nước về sự hủy hoại môi trường khai thác Bô Xít.
Tôi vào
quán cà phê đối diện UBND xã Nhân Cơ, cũng gần chợ Nhân Cơ thấy đa số
là cán bộ của UBND ra đây thư giản. Họ tán đủ thứ chuyện, các bàn trong
cùng thì có những khuôn mặt lạnh như tiền đang quan sát từng người ra
vào quán cà phê. Chúng tôi cũng nằm gọn trong tầm ngắm của họ. Ngay lập
tức, có một người bán vé số sà vào bằng giọng Thanh Hoá mời mua vé số
và…hỏi thăm. Quốc lộ 14, lối đi vào địa phận xã Nhân Cơ Công trình khai
thác Bô Xít nhìn từ xa Công trình khai thác Bô Xít nhìn gần
Một
cán bộ văn phòng ủy ban tỉnh Đắk Nông tại Thị xã Gia Nghĩa khuyến cáo
chúng tôi tất cả những người bán hàng dạo, xe ôm, bán vé số từ thị trấn
Kiến Đức đến Thị Xã Gia Nghĩa là những cán bộ an ninh rải thảm để theo
dõi từng khách lạ đến miền này. Nhất là khu chợ Nhân Cơ là trung tâm
khai thác mỏ. Theo hướng từ Sài Gòn về Buôn Mê Thuột vừa qua khỏi trụ
sở UBND xã Nhân Cơ, nhìn bên tay phải thấy hiện rõ vùng khai thác mỏ
đang được san bằng trên một diện tích rộng lớn.
Các công nhân
trong công trường thì ngồi những quán cóc ven đường dùng cơm trưa. Phía
sau lưng trên mỗi đồng phục xanh đậm của họ có dòng chữ: “CÔNG NHÂN
KHAI KHOÁNG”. Không có một chỉ dẫn nào từ ngoài đường 14 hay vào trung
tâm điều hành ghi rõ là BÔ XÍT, người ta cấm chữ này và âm thầm làm
việc. Đa số công nhân đến từ Miền Bắc dễ dàng nhận ra họ bởi ngoài
giọng nói còn có những biển số xe mà họ đang đi: 29, 30, 31, 33 của Hà
Nội, 36 của Thanh Hóa, 37 của Nghệ An, 90 của Hà Nam, 16 của Hải Phòng,
17 của Nam Định, v.v…
Quốc lộ 14, lối đi vào địa phận xã Nhân Cơ
Công trình khai thác Bô Xít nhìn từ xa
Công trình khai thác Bô Xít nhìn gần
Hồ nước nằm ngay dưới chân công trình để phục vụ nhà máy khai thác Bô Xít sản xuất Alumi
Đất sau khi khai thác đang bị hóa ra màu vàng đỏ
Từ
ngã ba ngay chợ quẹo vào đại bản doanh điều hành khai thác Bô Xít
khoảng một cây số, chúng tôi men theo con đường đã ủi phẳng khá trơn
trợt do có mưa lất phất. Chạy xuống thì gặp một hồ chứa nước, trên đó
đã có một nhà hàng thủy tạ với 5-6 chiếc xe biển số xanh của công an,
vừa canh gác đường vào mỏ vừa ăn chơi. Hồ nước này là nơi cung cấp nước
cho nhà máy trong tương lai. Lên con dốc nhỏ là đến trụ sở CÔNG TY CỔ
PHẦN ALUMIN NHÂN CƠ-TKV, cũng không có gì đề cập đến chữ Bô Xít cả.
Chạy qua khỏi một đoạn thì thấy có nhiều quán, những vườn cà phê, vườn
điều, vườn tiêu xanh tốt những cây xoài đang mùa ra hoa. Vào phía trong
khoảng 2km gặp quán bán tạp hóa của người Mơ Nông, chúng tôi vào mua
vài món và hỏi thăm về mỏ Bô Xít thì họ không biết gì cả. Anh chàng
thanh niên dân tộc Mơ Nông tên …., 21 tuổi thì nói có ra đó làm công
mấy tuần trước Tết chỉ biết làm nhà máy chứ không biết sản xuất gì và
hình như chế biến cà phê thì phải. Tội nghiệp người dân tộc họ nghĩ
trên quê hương sắp có thêm nhà máy chế biến nông sản để cho giá cà phê,
tiêu, điều của họ làm ra không bị ép giá. Họ đâu biết là hiểm nguy đang
đến gần họ.
Về lại thị xã Gia Nghĩa, chúng tôi được biết là nhà
nước đang tuyển 5000 công nhân ở 2 tỉnh Đắk Nông và Bình Phước để đi
tập huấn do các chuyên gia Trung Quốc qua huấn luyện trong vòng 6 tháng
đến 1 năm tùy từng công việc.
Việc khai thác mỏ Bô Xít tại xã
Nhân Cơ, được Bộ Y tế xếp hạng nguy hiểm bậc 2 nên mức lương gấp 3 làm
trong các mỏ than. Theo lời một cán bộ thì mức độ nguy hiểm chỉ trong
bán kính là 5km còn ngoài phạm vi ấy thì vô hại. Khoảng 10 năm các
chuyên gia của Nga đã tính chuyện khai thác Bô Xít ở Đăk Nông nhưng lúc
đó do: “Bô Xít còn non, nên bây giờ chúng ta mới liên doanh với Trung
Quốc để khai thác”. Chúng tôi hỏi như thế nào là Non và như thế nào là:
“đủ tuổi” thì ông cán bộ này nói là do các chuyên gia thẩm định. Cũng
theo cán bộ này thì an ninh vùng mỏ phải đảm bảo để chống lại những
“thế lực phản động nhằm phá hoại sự phát triển của Tây Nguyên”.
Khi
nghe sự giải thích của ông cán bộ này tôi hiểu ngay là nhà nước và UBND
Tỉnh Dăk Nông muốn cô lập mọi người ra vào xã Nhân Cơ nên đã dựng lên
hàng rào “Phản động phá hoại” để tìm cách cô lập mọi người đến xã Nhân
Cơ để tìm hiểu cũng như nhận diện sự tàn phá mối sinh của việc khai
thác mỏ Bô Xít tại xã Nhân Cơ. Tuy nhiên, dù cố tình che đậy và kiểm
soát sự ra vào của người dân vùng xã Nhân Cơ, Nhà nước không thể nào
che dấu sự nguy hại của việc khai thác mỏ Bô Xít tại xã Nhân Cơ vì
những khu đất bị biến thành màu vàng đỏ đầy dẫy trên những mảnh đất trù
phú của Dăk Nông. Nhìn sự tàn phá này, tôi không thể không chạnh lòng
trước viễn cảnh phá huỷ môi trường sinh thái tại Đắk Nông.
Đắk Nông SOS là tiếng vọng!
Lý Nam Bình Đảng viên Việt Tân tường thuật từ Đắk Nông Nguồn: Radio Chân Trời Mới
|