Một
văn bản lan truyền trên Internet được tin là tài liệu “thông báo kết
luận của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về thăm dò, khai thác bô xít, sản
xuất alumin và luyện nhôm” cho thấy báo chí Việt Nam bị cấm đưa tin về
vấn đề bô xít.
AFP PHOTO
Nhiều ý kiến lo ngại việc tiến hành dự án khai thác bô-xít có thể hủy hoại môi trường sống của vùng Tây Nguyên.
Thiện Giao tìm hiểu thêm chi tiết về tài liệu này.
Tài
liệu số hiệu 17/TB-VPCP
Nói
chính xác hơn, là báo chí bị cấm đưa tin về vấn đề bô xít trong thời gian chính
phủ “chưa hoàn tất việc tổ chức Hội Thảo Khoa Học.”
Và
việc tổ chức hội thảo khoa học này, vẫn theo văn bản vừa nêu, được Thủ Tướng
Chính Phủ yêu cầu tổ chức trong khi chính văn bản ấy nói Chính Phủ “kiến nghị Bộ
Chính Trị cho phép tiếp tục triển khai các dự án theo quy hoạch được duyệt.”
Tài
liệu được nói đến mang số hiệu 17/TB-VPCP, do Phó Chủ Nhiệm Văn Trọng Lý ký phổ
biến ngày 13 tháng Giêng năm 2009.
Mục
số 4 của văn bản ghi ý kiến kết luận của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng liên quan đến
báo chí như sau:
“Trong
thời gian chưa hoàn thành việc tổ chức Hội Thảo Khoa Học, Bộ Thông Tin và Truyền
Thông chỉ đạo các phương tiện thông tin đại chúng không đưa tin về ảnh hưởng
môi trường trong khai thác, tuyển rửa quặng bauxit, sản xuất alumin và luyện
nhôm tại các tỉnh Tây Nguyên.”
Quyền
phản biện của báo chí?
Trong
thời gian chưa hoàn thành việc tổ chức Hội Thảo Khoa Học, Bộ Thông Tin và Truyền
Thông chỉ đạo các phương tiện thông tin đại chúng không đưa tin về ảnh hưởng
môi trường trong khai thác, tuyển rửa quặng bauxit, sản xuất alumin và luyện
nhôm tại các tỉnh Tây Nguyên.
Mục số 4 của tài liệu số hiệu 17/TB-VPCP
Nếu
thừa nhận rằng báo chí, truyền thông đóng vai trò chuyển tải thông tin đa chiều,
thậm chí mang tính phản biện nếu cần, thì chỉ thị này có nghĩa là sẽ không có sự
phản biện thật sự trong các dự án bô xít mà dư luận Việt Nam hiện nay đang rất
quan tâm.
Trong
một lần trả lời phỏng vấn với đài chúng tôi, sử gia, đại biểu Quốc Hội, Dương
Trung Quốc, đã từng nhấn mạnh đến nhu cầu phản biện và quyền phản biện, của cả
2 phía ủng hộ cũng như phản đối dự án này.
“Tôi
nghĩ là chúng ta phải lắng nghe ý kiến phản biện từ những người đang được phản
biện, tức là từ phía chính phủ và cơ quan đang thực hiện dự án này. Tôi nghĩ là
phải lắng nghe 2 chiều thì mới có thể có sự đồng thuận cuối cùng mặc dầu biết
trước đây là vấn đề có những khó khăn của nó.”
Sử
gia Dương Trung Quốc có lẽ đã từng là một trong những người đầu tiên nêu vấn đề
“thảo luận” liên quan đến bô xít tại Quốc Hội. Trong kỳ họp Quốc Hội thứ tư vừa
rồi, ông Quốc từng nói, rằng đây là “vấn đề lớn, cần tôn trọng ý kiến mọi người
và cần được đưa ra trước Quốc Hội.”
Tắt
nghẽn thông tin
Hiện
tượng “tắt nghẽn thông tin” cũng là điều cần lưu ý trong các dự án bô xít.
Trong cuộc trao đổi với đại biểu Quốc Hội, Giáo Sư Nguyễn Lân Dũng, ông Dũng
nói rằng ông “không có đủ thông tin.”
“…Qua
báo chí, tôi được thông tin là dự án đã được chính phủ tính toán kỹ và bảo đảm
không ô nhiễm môi trường. Tôi được thông tin chỉ có thế. Tôi cũng không đi sâu
vào lãnh vực này, nên không thể nắm được.
Nhiều
người đặt vấn đề “bùn đỏ,” và được nói là sẽ làm kỹ, nghiên cứu kỹ, làm từng
khu vực một, xong đến đâu, xử lý môi trường xong mới làm tiếp. Cá nhân tôi
không có đủ thông tin để mà biết là làm như thế này có đảm bảo an toàn chưa.
Tôi không có đủ thông tin!”
Bức
thư của ĐT Võ Nguyên Giáp
Một
“phản biện” khác, có giá trị lớn về mặt tâm lý cũng như dư luận, là bức thư mà
Đại Tướng Võ Nguyên Giáp,
Trong
thư, tướng Giáp nhắc đến một sự kiện xảy ra cách đây gần 30 năm, cũng liên quan
đến bô xít. Đó là đầu những năm 1980, Việt Nam đã từng nghĩ đến các dự án này,
để hợp tác với khối COMECON. Tướng Giáp là người trực tiếp chỉ đạo chương trình
này. Về sau, chính các chuyên gia của COMECON đã khuyên Việt Nam không nên khai
thác bô xít trên Tây Nguyên vì những tác hại sinh thái có thể rất nghiêm trọng.
Kết quả là, chính phủ thời ấy quyết định không khai thác bô xít mà giữ rừng và
phát triển cây công nghiệp.
Cũng
xin được nhắc lại, rằng hồi giữa năm ngoái, Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Việt Nam,
là ông Nông Đức Mạnh, sang thăm Trung Quốc, đã khẳng định 2 nước “tăng cường hợp
tác trong các dự án” trong đó có dự án khai thác bauxite tại Đắc Nông!
Chỉ
thị lần này của thủ tướng Dũng thì có đoạn chính phủ “kiến nghị Bộ Chính Trị
cho phép tiếp tục triển khai các dự án theo quy hoạch được duyệt.”