|
|
Ông Võ Hồng Phúc hiện có một tuần công du Nhật Bản |
Tin
cho hay Bộ Ngoại Nhật Bản thông báo nước này sẽ nối lại viện
trợ phát triển chính thức (ODA) cho Việt Nam, vốn bị đình chỉ
hồi tháng 12 năm ngoái sau bê bối hối lộ liên quan tới quan
chức chính phủ VN.
Thông tấn xã Việt Nam trích lời bộ trưởng Kinh tế Đầu tư VN Võ Hồng Phúc nói như vậy sau cuộc hội đàm với Bộ
trưởng Ngoại giao Nhật Bản Hirofumi Nakasone tại Tokyo hôm thứ Hai 23/2.
Hãng
tin Reuters thì trích lời một quan chức bộ Ngoại giao Nhật
Bản, ông Kozo Honsei, nói: "Phúc trình về các biện pháp chống
tham nhũng đã hoàn tất và những người liên quan bên phía VN đã
bị bắt. Đó là lý do tại sao chúng tôi nối lại viện trợ trong
thời điểm này".
Vụ bê bối được mệnh danh là vụ PCI nổ ra hồi tháng Tám năm ngoái và đã gây chấn động trong dư luận Nhật Bản.
Hai
nước đã thành lập ủy ban hỗn hợp về phòng chống tham nhũng
hồi tháng Chín và ủy ban này vừa cho ra một phúc trình liệt
kê chi tiết các biện pháp chống tham nhũng như tham gia của bên
thứ ba trong quá trình đấu thầu.
TTXVN trích
lời ông Phúc nói "Nhật Bản cũng cam kết sẽ đưa ra khoản tài trợ mới
cho Việt Nam trong năm tài chính 2009, với tổng trị giá 83,2 tỷ yen
(tương đương 900 triệu đôla), để phía Việt Nam thực hiện các dự án
đường xe điện ngầm ở thành phố Hà Nội, các dự án xây dựng cầu, đường,
tỉnh lộ, các dự án thoát nước và vệ sinh môi trường ở Hà Nội và Hải
Phòng".
|
Phúc trình về các biện pháp chống tham nhũng đã hoàn tất và những người liên quan bên phía VN đã bị bắt.
Đó là lý do tại sao chúng tôi nối lại viện trợ trong thời điểm này.
Quan chức bộ Ngoại giao Nhật Bản Kozo Honsei
|
Ông bộ trưởng hy vọng khoản vay tiền yen này sẽ được ký vào cuối tháng Ba.
Tuy nhiên một số quan chức ngoại giao Nhật lại nói hiện thời điểm cấp mới chưa được quyết định.
Ngừng viện trợ
Hôm
4/12, tại hội nghị các nhà tài trợ cho Việt Nam, Nhật Bản đã
quyết định tạm ngừng cấp viện cho Việt Nam trong năm tới, đồng
thời đóng băng lượng vốn vay đã cấp cho VN trong năm nay là
khoảng 700 triệu đôla.
Đại sứ Nhật Bản ở Hà Nội khi đó nói rằng Nhật tạm dừng các khoản viện trợ cho tới khi nào Việt Nam có
các biện pháp hữu hiệu nhằm ngăn chặn nạn tham nhũng trong các dự án công.
Việt Nam là nước nhận ODA nhiều nhất trong các nước được Nhật Bản cấp viện, năm 2007 lên tới 1,1 tỷ đôla, chủ
yếu dành cho các dự án cơ sở hạ tầng.
Người bị phía Nhật nêu tên trong cáo giác nhận hối lộ là nguyên phó Giám đốc sở Giao thông Công chính TP HCM Huỳnh
Ngọc Sỹ.
Ông Sỹ đã bị khởi tố và bắt tạm giam hôm 12/2 cùng một cán bộ khác của ban Quản lý Dự án Đại lộ Đông Tây,
ông Lê Quả.
Hai ông bị khởi tố tội 'Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ', theo điều 281 bộ Luật Hình
sự và đang bị điều tra tội danh nhận hối lộ.
'Không ngạc nhiên'
Nói chuyện với BBC từ Hà Nội, đại biểu Quốc hội Nguyễn Minh Thuyết nói ông không ngạc nhiên trước thông tin
mới ra.
"Chúng tôi đã được một vị bộ trưởng cho hay từ trong tháng về việc này."
"Về phía Nhật, chắc họ cũng có lý do để nối lại viện trợ cho VN sớm vì các dự án ODA cũng mang lại công
ăn việc làm cho người Nhật."
Đại biểu Nguyễn Minh Thuyết cũng cho rằng thông tin Nhật cấp lại ODA chưa hẳn đã đáng mừng vì ODA là vốn vay,
phải được sử dụng một cách thích đáng, "nếu không chỉ chồng chất nợ cho các thế hệ sau này".
Ông Thuyết, một trong các dân biểu được tiếng là mạnh mẽ trong việc chống tham nhũng, nói ông hy vọng vụ việc
sẽ còn tiếp tục và nhà nước VN sẽ làm đến nơi đến chốn trong xử lý các cáo buộc.
"Trong kỳ họp Quốc hội tháng Năm tới, chắc chắn các đại biểu sẽ tiếp tục chất vấn về chủ đề này."
VTH Với
lối đưa tin chính thống, lúc nào cũng tỏ ra luôn luôn đúng, luôn luôn
trong sạch. Vì vậy khi những đảng viên phạm tội thì cả một hệ thống
công quyền vào cuộc, nhưng không phải để làm rốt ráo mọi chuyện, mà chủ
yếu là để giảm bớt sự uất hận của người dân bằng cách làm giảm tội
trạng quan chức của mình. Thật sự nếu cứ dựa vào nguồn viện trợ ODA thì
nó càng chứng tỏ sự kém cỏi của chính quyền và thể chế này về mọi mặt
...
Thoát ra
khỏi cuộc chiến với Mỹ đã trên ba mươi năm, một thời gian là quá dư để
Nhật bản, từ một nước bại trận điêu tàn trở thành một cường quốc kinh
tế hàng đầu thế giới. Diễn biến của vụ PCI càng làm tăng thêm sự chán
chường của người dân đối với chính quyền. Việc Nhật bản nối lại nguồn
viện trợ chẳng làm cho người dân thêm vui, có chăng chỉ là sự đón nhận
vui vẻ của các vị quan tham mà thôi .
Mr Neo Tôi chỉ nghĩ đơn giản tội của ông Sỹ là nhận số tiền quá lớn mà làm ăn lại quá kém, vì thế xứng đáng bị trừng trị. Còn vụ
Nhật bôi trơn cho ông hoặc đội ngũ của ông, hoặc cấp cao hơn ông thì xin lỗi: nước nào cũng có !
Thang, Hà Nội Đúng
là chẳng biết vui hay biết buồn nữa. Đất nước lại có thêm nguồn tài
chính để phát triển nhưng não lòng làm sao. Đảng lại có khoản kinh phí
không nhỏ để nuôi dưỡng cán bộ chủ chốt, đám tay sai, lại có tiền để
mua sắm thêm gông cùm cho dân đen, lại có tiền để nuôi dưỡng lũ công
chức báo chí để ca ngợi đảng và mạ lị người khác còn dân đen lại è cổ
đóng đủ các thứ sưu cao thuế nặng để một lũ đảng viên thối nát sống dựa
vào ngân sách và trả nợ nước ngoài.
Ẩn danh "Đèn
nhà ai nhà nấy sáng". Chắc là phía bên CP Nhật họ nghĩ vậy. Tất nhiên,
vụ bắt Ô Sỹ với tội danh "mờ mờ ảo ảo" không thể lừa họ được, biết vậy
song vì thiện chí với ta họ phải nối lại viện trợ ODA. Tiền thì ta quản
lý thế nào cũng được, miễn đáo hạn vốn lãi trả đủ là xong. Các quan VN
lại có cơ hội xà xẻo tiếp, phía Nhật có mất gì đâu. Không chừng có một
lúc nào đó trên báo chí ta có câu " Nhân dân Nhật mong muốn nối lại ODA
cho VN và chính phủ Nhật đã làm việc đó".
Conan, Saigon ĐCS
VN nhận lại được viện trợ của Nhật thì chắc vụ xử ông Sỹ không còn quan
trọng nữa. Ông Sỹ biết được tin này chắc mừng lắm. Vì ĐCS chỉ sợ Nhật
cắt tiền thì các quan không có để chia chác, lúc đó sợ các tham quan
không trung thành & bảo vệ đảng, chứ áp của nhân dân thì không có
áp phê với ĐCS. Sau này con cháu chúng ta sẽ è cổ ra trả nợ. Thời sưuu
cao, thuế nặng đang & sắp bắt đầu.
Congratulation Như
vậy thì "chuyện chẳng có gì phải ầm- ĩ" cả, và vấn đề 820.000 đô la Mỹ
tiền hối lộ của PCI xem như có thể "hạ màn" được rồi. Hai ông Sỹ và Quả
chỉ bị bắt vì tội danh "lợi dụng chức vụ..." chớ còn tội "tham nhũng,
hối lộ" thì còn đang trong vòng điều tra, vì truy tìm bằng chứng coi bộ
hết sức khó khăn- và chắc gì đúng như PCI Nhật tố cáo? Nhưng dù sao
chuyện bắt hai ông Sỹ-Quả cho dù là tội gì chăng nữa trước khi ông Bộ
Trưởng Phúc đi Nhật cũng làm hài lòng phía Nhật và đã đạt được kết quả
hết sức khả quan (quả là nhiều kinh nghiệm đối phó, các nước khác cần
phải học hỏi!).
Câu chuyện
của PCI mà người dân khắp nước theo dõi và bàn tán râm ran bấy lâu nay
thực ra là chuyện "đầu voi, đuôi chuột" của Nhật, hai ông Sỹ-Quả và gia
đình(nhất là ông Sỹ) từ nay có thể an tâm được rồi- "ngày trở về" của
hai ông chắc sẽ gần thôi. Xin chúc mừng!
Nobody Vậy
là các quan chức Nhật bản hối lộ không phải cho ông Huỳnh Ngọc Sỹ, vì
ông này có bị bắt vì tội nhận hối lộ đâu. Các quan tham ở VN khi bị
phát giác, bị phạt tù nhưng chưa có ai thực hiện đủ thời gian phạt tù.
Nghe ra chuyện chống tham nhũng ở VN còn dài dài.
Diep, HN Không
biết nên nhìn nhận đây là tin vui hay tin buồn nữa. Thực tế thì chúng
ta rất cần những nguồn viện trợ để nâng cấp các cơ sở hạ tầng công cộng
ít nhất cũng tạo điều kiện người dân có thể tự vận động vươn lên trong
bối cảnh nền kinh tế thị trường nhưng vẫn mang đậm định hướng XHCN quan
liêu hiện tại. Tuy nhiên xét lại lo lắng vì cơ chế quản lý chống tham
nhũng của chính phủ chỉ mạnh trên lời nói và nói thẳng là rất phi thực
tế.
Như vậy ODA
mặc dù trên danh nghĩa là khoản viện trợ vay ưu đãi nhưng chua chát
thay với đội ngũ đông đảo các tham quan như bây giờ thì nguồn vốn này
lại đang trở nên khoản vay nặng lãi đối với các thế hệ tiếp theo của
dân tộc Việt Nam.Và như vậy không biết bao giờ chúng ta mới "sánh vai
được với các cường quốc năm châu"?
Rocket, VN Một
tin chẳng vui chút nào cho dân VN. Bản thân nhiều người VN chúng ta
không được nhận nhiều lợi ích từ ODA nhưng hậu quả nhãn tiền là con
cháu ta è cổ trả nợ những món nợ mà hiệu quả kém, thất thoát nhiều.
Đáng tiếc chính phủ VN hứa chống tham nhũng nhưng ngay cả khi áp lực
quốc tế và họ phải bắt Ông Huỳnh Ngọc Sỹ nhưng cuối cùng ông lại bị xử
tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Không biết Nhật đã xử
công dân của họ tội đưa hối lộ thì tại sao lại không có người nhận hối
lội ở VN
|