Việt Nam không có năng lực cao để kích cầu các hoạt động kinh tế nội địa của mình nhằm cân bằng lại sụt
giảm từ xuất khẩu.
Bài của Abe de Ramos trên tạp chí Far Eastern Economic Review hôm 20/02 vừa qua gọi các nước Asean trong đó có Việt
Nam là “những tiểu hổ trúng thương”.
Theo tác giả, một nhà nghiên cứu ở Asia Society tại Hong Kong thì các nước như Việt Nam và Philippines có nguy
cơ không giành lại được vị thế “hổ châu Á” của họ.
Bài viết cho rằng chiến lược thúc đẩy các hoạt động kinh tế nội địa của hai nước này dựa trên chính sách
kích cầu của chính phủ.
Nhưng với khủng hoảng tại châu Á ngày càng sâu rộng, các gói kích cầu nói chung ở châu Á cũng đã khiến các
nền kinh tế khu vực bị kéo căng hết cỡ.
Tác động vào thị trường bằng chính sách tiền tệ sẽ không còn chỗ để phát huy hiệu quả.
|
Suy thoái lần này là thách thức khiến các chính phủ [Asean] phải xem lại viễn kiến về tương lai, làm sao để
nền kinh tế nội địa của họ có đủ sức quyết định số phận của mình
Ade de Ramos
|
Mặt khác, theo Abe de Ramos, trần thuế thấp, tham nhũng gây thâm hụt tài chính chỉ làm cho cán cân thu chi của
chính quyền thêm yếu kém.
Các nước còn khả năng vay như Thái Lan và Malaysia sẽ còn có thể gọi quỹ nhưng với chi phí cao hơn vì rủi
ro nhiều hơn.
Thực tế, theo tác giả, sự khác biệt giữa các nước đang phát triển trong khối Asean và các nước còn lại trong
vùng chính là sức mạnh của nền kinh tế nội địa.
Tiêu dùng nội địa tính bằng tỷ lệ của GDP không nhích lên bao nhiêu từ 1990.
Tất nhiên, đầu tư và chi phí công cao, giống như Ấn Độ và Trung Quốc cũng cân bằng lại.
Tuy thế, trong cả vùng Đông Nam Á, từ Việt Nam, các chỉ số đầu tư và chi từ quỹ nhà nước đều thấp.
Nội lực quá yếu
Việt Nam được tác giả đánh giá là “người mới đến” trong cuộc chơi tự do hóa mậu dịch.
Với tất cả các nước trong vùng, và cũng đúng trong trường hợp Việt Nam và Philippines, tiền ngoại hối do công
nhân lao động ở nước ngoài gửi về đóng một vai trò quan trọng để cân bằng nền kinh tế.
|
|
Kinh tế Asean dựa vào nguồn ngoại hối nên dễ bị tổn thương |
Nhưng đây cũng là một điểm gây nguy cơ cho các nước này.
Về ngắn hạn, việc các nước phát triển ngưng tuyển lao động từ Đông Nam Á sẽ khiến nguồn tiền này cạn đi.
Về lâu dài, hiện tượng ngoại hối chứng tỏ các nước này không đủ khả năng tạo ra sự thịnh vượng ngay trong
biên giới của họ.
“Họ đã thất bại trong quá trình sáng tạo và dựng lên những công nghệ có sức cạnh tranh của chính mình”.
So với Đông Nam Á, Trung Quốc và Ấn Độ đều lợi dụng đầu tư nước ngoài để tạo ra những tập đoàn vươn được
ra quốc tế.
Còn Đông Nam Á thì không làm được điều này.
Kết
luận lại, tác giả cho rằng cuộc suy thoái hiện nay đang thách
thức các chính phủ Asean phải xem lại viễn kiến về tương lai,
làm sao để nền kinh tế nội địa của họ có đủ sức quyết định
số phận của mình.
|