Sau
cuộc làm việc với phái đoàn Toà Thánh Vatican không đạt được kết quả
như mong muốn, Nhà nước Việt Nam đã có những thái độ gay gắt như đã
được dự báo trước qua lời phát biểu của ông Nguyễn Thế Doanh Trưởng ban
tôn giáo chính phủ trên báo VietnamNet.
Nhiều người quan tâm sẽ hỏi, động thái tiếp theo của nhà nước với những người Công Giáo Việt Nam là gì?
Thất
bại trong đàm phán, ý đồ đưa những thông tin sai lệch để Toà Thánh có
những quyết định có lợi cho mình không thành, Việt Nam liệu có hành xử
một cách trung thực, chính nghĩa hay không?
Dưới nhiều góc độ
khác nhau, các nhà quan sát chính trị - xã hội đang trông chờ phản ứng
của nhà cầm quyền Việt Nam. Một số cho rằng nhà nước Việt Nam sẽ làm
theo chính nghĩa, bởi nhà nước còn phải giữ thể diện với Vatican trong
thời gian tới đây, hai bên còn phải nhiều lần gặp gỡ, bàn chuyện bang
giao.
Nhưng một số khác cho rằng, với bản chất lắt léo, đố kỵ
và hẹp hòi, Việt Nam không dễ gì để sự việc diễn ra khách quan, đúng
tính chất của nó. Nhà nước sẽ có những động thái khủng bố tính thần,
bắt bớ, gây khó dễ , đẹ doạ… đó là điều tất yếu phải xảy ra.
Những
người Công Giáo Việt Nam thì hy vọng nhà nước sẽ lấy công bằng, sự thật
làm kim chỉ nam trong các hành xử liên quan đến tôn giáo. Họ mong chờ
tín hiệu phục thiện của nhà nước, để làm dịu bớt những căng thẳng bấy
lâu nay họ phải chịu đựng, để cho đất nước và xã hội thực sự là một nhà
nước: “Xã hội, công bằng, dân chủ, văn minh.”
Thực ra, không
chỉ người công giáo, mà tất cả những ai có lương tri, yêu sự thật thì
đều mong muốn nhà nước hãy hành xử một cách lương thiện, tốt đẹp giúp
đất nước ngày càng phồn vinh. Đó là một mong ước đáng trân trọng. Mong
ước này không những mang sự an hoà đến cho mọi người, mà chính qua nó
người ta còn thấy một chính thể lành mạnh, sáng suốt và trung thực
Tuy
nhiên, một lần nữa người Công Giáo Việt Nam thất vọng, và nhiều người
có lương tri khác cũng thất vọng, bởi sự hành xử bất chấp pháp luật của
nhà cầm quyền. Những hy vọng về một chính thể biết tôn trọng chính
nghĩa đã không bao xảy ra. Tất cả vẫn chỉ là hy vọng. Thật đau xót biết
bao khi một đòi hỏi chính đáng như thể lại chỉ mãi là “hy vọng.” Từ bao
năm qua, người dân Việt Nam vẫn sống trong sự hy vọng như vậy.
Song
song với việc dây dưa, kéo dài thời gian, gây mọi trở ngại để trì hoãn
vụ phúc thẩm các giáo dân Thái Hà, cũng như vụ các giáo dân kiện các cơ
quan truyền thông nhà nước loan tin sai sự thật về phiên toà ngày
8/12/2008; Nhà nước Việt Nam bắt đầu có những động thái mới quyết liệt
hơn, lần này là đánh vào bản thân Luật sư Lê Trần Luật - người nhận bào
chữa cho các giáo dân. Cái cách mà họ làm với luật sư Luật thì cũng
không khác cách mà họ đã từng làm trước đây với những người mà chính
quyền cho rằng “khó bảo”.
Sau khi dùng truyền thông dọn đường
dư luận (Báo Công an Tp. HCM ngày 24/2/2009), sáng ngày 25/2/2009,
trong khi luật sư Luật đang ở Hà Nội để hướng dẫn các giáo dân khiếu
nại đài truyền hình VIệt Nam thông tin sai sự thật, thì tại văn phòng
của ông, công an Tp. Hồ Chí Minh đã tổ chức cưỡng chế tài sản, tịch thu
nhiều máy tính, thiết bị thuộc sở hữu của ông.
Kịch bản này y trang như kịnh bản mà nhà nước đã làm với anh Nguyễn Hoàng Hải ( tức bloger Điếu Cày).
Bất
bình trước hành xử của cơ quan công an, nhiều người dân có mặt chứng
kiến đã có ý kiến phản đối. Không có một lời giải thích nào trên tinh
thần tôn trọng ý kiến quần chúng nhân dân, bằng vũ lực sẵn có, cơ quan
công an TPHCM đã khoá tay, bắt một số người lên xe đặc chủng chở đi.
Điều
đáng nói là vụ việc cưỡng chế xảy ra khi luật sư Lê Trần Luật đang công
tác tại Hà Nội và nhất là nó đã chẳng theo bất kỳ một trình tự thủ tục
pháp lý nào.
Qua vụ việc này, một lần nữa chứng minh rằng nhà
nước Việt Nam sẽ tiếp tục dùng vũ lực và các trò quen thuộc để trấn áp
công lý- sự thật. Thật đáng buồn cho dân tộc Việt Nam khi chính quyền
mà họ đang sống cùng, luôn ưa thích sử dụng cái gọi là “công cụ bạo lực
để bảo vệ thành quả cách mạng”, đè bẹp những phản kháng đòi chính nghĩa
từ những người dân bé nhỏ.
Hãy chờ xem động thái tiếp theo của
nhà cầm quyền là gì, nhưng dù là gì thì những việc làm này đang gây
quan ngại cho các tổ chức nhân quyền, cho cộng đồng quốc tế và nhất là
càng ngày càng đánh mất lòng tin nơi cộng đồng dân tộc - những người
yêu công lý và sự thật, khoét lại vết thương đau đáu của người Công
Giáo về quyền sở hữu đất đai của họ.
25/2/2009
Phong Thương