|
|
Đại lộ Đông Tây là một trong các dự án dùng tiền viện trợ ODA của Nhật Bản |
Bộ Ngoại giao Nhật Bản vừa công bố các biện pháp phòng chống tham nhũng trong các dự án sử dụng vốn viện
trợ phát triển (ODA).
Trước
đó bộ này đã loan báo việc nối lại ODA cho Việt Nam. Nguồn
ODA bị gián đoạn hồi tháng 12, khi có quan ngại về các cáo
buộc tham nhũng liên quan một số dự án cơ sở hạ tầng có sử
dụng vốn vay của chính phủ Nhật Bản.
Gói
các biện pháp do Ủy ban Hỗn hợp Việt-Nhật về Phòng chống
Tham nhũng Liên quan ODA của Nhật đưa ra chia làm hai phần chính:
Các biện pháp mà phía Việt Nam sẽ thực hiện và Các biện
pháp của phía Nhật.
Về phần của chính phủ Việt Nam, biên bản nêu ba nhóm trách nhiệm chính.
Đó là Minh bạch và chặt chẽ hóa thủ tục trong các khoản vay dùng tiền ODA của Nhật Bản; Xử lý các trường
hợp vi phạm tham nhũng; và Củng cố hệ thống tổ chức để phòng tham nhũng.
Trong các biện pháp thuộc nhóm một, nay quy định phải có bên thứ ba đánh giá hồ sơ đấu thầu, đưa vào hệ thống
ghi danh đấu thầu điện tử và công khai thông tin thủ tục đấu thầu.
Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành nhận xét thực tế các thủ tục như vậy không phải điều mới, nhiều nước đã
làm và Việt Nam cũng đã từng bước làm.
Tuy nhiên ông nói cần đưa quy định vào thực tiễn một cách nghiêm túc để bảo đảm tính công minh, chặt chẽ của
quá trình đấu thầu.
Tham nhũng ODA
Về xử lý vi phạm, gói biện pháp mới công bố cho hay Việt Nam cam kết điều tra các vụ cáo buộc tham nhũng
một cách nhanh chóng và chia sẻ thông tin với phía Nhật Bản một cách kịp thời.
Trong
cáo buộc hối lộ liên quan Công ty Tư vấn Thái Bình Dương (PCI)
của Nhật, mãi sau khi Tokyo đã mang các cựu quan chức ra xử về
tội đưa hối lộ, Việt Nam mới bắt đầu tiến hành các thủ tục
tố tụng của mình.
|
|
Tới nay mới chỉ hai cựu quan chức VN bị bắt trong vụ PCI |
Ngược lại, Việt Nam cho rằng Nhật Bản không cung cấp được chứng cứ về các sai phạm của quan chức Việt Nam
một cách nhanh chóng.
Cho tới nay, chỉ có hai cựu cán bộ Ban Quản lý Dự án Đại lộ Đông Tây, TP Hồ Chí Minh, bị bắt vì tội 'Lợi
dụng chức vụ quyền hạn'.
Về
phần mình, chính phủ Nhật Bản cũng cam kết sẽ chia sẻ thông
tin về các công ty lên quan tham nhũng với các tổ chức nước
ngoài và các quốc gia cấp viện khác, đồng thời thắt chặt
quá trình sử dụng tư vấn và kiểm toán.
Chuyên gia Bùi Kiến Thành hoan nghênh các biện pháp mới nhưng nói rằng mấu chốt vẫn là thực hiện quy định
một cách nghiêm minh.
Ông cũng cảnh báo quá trình chống tham nhũng sẽ là con đường dài và khó khăn, vì theo ông ở Việt Nam "tham
nhũng không còn là chuyện của cá nhân mà đã ăn vào hệ thống".
DOA, TP HCM PCI
phải trình bày được tại sao thiết kế hầm với giá xd hơn 2000 tỷ trong
khi đó cầu Thủ Thiêm 1 vừa đẹp vừa dễ thi công chỉ tốn 1000 tỷ và đang
được sử dụng hàng ngày trong khi đó đường dẫn chui hai bờ (chưa kể phần
hầm giữa sông SG) còn chưa làm xong. Nếu chưa muộn thì bỏ phương án này
đi, lấy 1000 tỷ chênh lệch xây thêm cầu Thủ Thiêm II, còn 2 dốc chui
dẫn thì cho làm bãi đỗ xe ô tô. Hãy mang mấy đốt hầm giá cao này lên
Huế, dùng cho tunnel sông Hương nơi không nên làm cầu vì lý do mỹ quan
di tích cố đô.
VTH Hệ
thống chính trị và phương pháp điều hành quản lí giữa Việt nam và Nhật
bản hoàn toàn khác nhau . Thật khó mà quản lý cho nổi các khoản tiền từ
nguồn viện trợ ODA ở Việt nam trong thời buổi hiện tại . " Khi tham
nhũng không còn là chuyện của cá nhân mà đã ăn vào hệ thống " . Quan
lớn ăn lớn , quan bé ăn bé , từ trên xuống dưới . Thì việc ký kết các
biện pháp thắt chặt giám sát đồng vốn ODA ở Việt nam chỉ mang nặng tính
hình thức . Để tham nhũng không hoành hành nhất quyết phải thực hiện án
tử hình nghiêm ngặt thì mới có hy vọng đẩy lùi . Mọi biện pháp để phòng
và chống tham nhũng nửa vời sẽ không có tác dụng gì trong thời buổi
hiện tại .
DN Việc Nhật hướng dẫn cho VN giám sát nguồn vốn ODA thì nợ nần tính trên đầu người của dân VN sẽ ngày càng tăng thêm. Vì Nhật
sẽ truyền cho hệ thống giám sát cách tham nhũng hiện đại như kiểu Mỹ đã sử dụng mà thôi.
DHP, VN Cần
phải hiểu :Việt nam và Nhật có chế độ chính trị đối lập nhau thậm chí
về lý thuyếtlà một mất một còn. Tư bản Nhật lấy tiền mình thuê đối thủ
giết mình sao? Điều đó mới lý giải nổi các vụ động trời như sập cầu Cần
thơ, PMU 18, PCI có yếu tố liên đới 2 nước đều chìm xuồng, Động thái
nhanh chóng nối lại viện trợ ODA chứng tỏ quyền lợi của tư bản hai quốc
gia là trên hết. Việt nam đang như là chiếc bánh và ai khôn ngoan biết
chơi đẹp với chủ thì được nhiều phần.
Thomas Ở
các nước tự do dân chủ thì ông TT đã phải tự ý từ chức từ lâu vì trách
nhiệm. Hơn ai hết chính ông TT Dũng mạnh miệng tuyên bố chống tham
nhũng mà sao nó lại tràn lan kinh hơn, dính dáng tới nước ngoài làm cho
người ta khinh chính quyền VN thì chớ lại ít nhiều xem thường cả dân
tộc VN là đã không đủ trình độ lẫn sức mạnh để chấm dứt quốc nạn này.
Ẩn danh Mô
hình ODA của Nhật không bao giờ triệt được tham nhũng. Nguồn vốn Nhật,
nhà thầu Nhật, tư vấn Nhật thật là một tổ hợp khép kín. Tổ hợp này
lobby chính phủ Nhật và quan chức VN. Kể từ vụ PMU18, các quan chức VN
và các PMU cho con em lập ra các công ty nhà để nhận thầu phụ hoặc cung
cấp vật tư - một hình thức lại quả từ các công ty thuộc TỔ HỢP nói
trên. Đó mới là phần chìm của tảng băng tham nhũng. Đó cũng nói lên vì
sao sập cầu Cần Thơ hơn dăm chục người VN chết mà được CPVN cho xử êm.
Hầm Thủ Thiêm cũng vậy, nghe nói bị nứt là do vật liệu, thi công sai
chuẩn nhưng PMU vẫn ép tổng thầu Nhật sử dụng.
TN Con
cáo tham nhũng ở VN đã biến thành tinh rồi, biến hóa khôn lường, nói
theo kiểu bình dân là sạn trong đầu nó cục nào cục nấy bằng cái trứng
gà. Sau mỗi vụ đổ bể là nó lại học tập, rút kinh nghiệm để tránh thất
bại lần sau. Trong nước thì tham nhũng đầy trời, thập thò lấp ló ra
ngoài thì buôn lậu: viễn dương buôn lậu, sứ quán buôn lậu, hàng không
buôn lậu...Biện pháp phòng tham nhũng của Nhật chỉ có thể hiệu quả khi
tất cả mọi thứ đều của Nhật, từ công nhân cho tới nguyên vật liệu...Ông
BKT nói đúng đụng tới VN là đụng tới cả một hệ thống chằng chịt, ăn
chia bao che cho nhau mà phía Nhật thiếu kinh nghiệm sẽ không lường
trước được.
Tomi, Saigon Người Nhật cũng có năm bảy lọai. Với Nhật đã và đang làm việc tại VN, thì cần phải xem lại. Tôi có kinh nghiệm trên 10 năm
làm với Nhật.Họ cũng chấm mút như thường. Có điều khác một tí và kín kẽ hơn thôi.
Maida, Hoa Kỳ Về
quốc thể qua vụ nầy thì rõ ràng Nhật coi VN là hang ổ của tham nhũng!
Ông bà đã nói: "miếng ăn là miếng nhục" nhưng các quan ngài CSVN bất
chấp mọi sự nên mới năn nỉ ông chủ Nhật cho tiền (thực chất là cho vay
nhẹ lãi) nên cứ hứa để được việc! Mai đây các hạng mục bị rút ruột sẽ
sụp đổ tứ tung mà tiền lời lại đáo hạn ai là người nai lưng ra trả nợ?
TTT, Đồng Nai Cách
của ông Nhật cho thấy họ cũng chẳn cần ai chống tham nhũng & chống
như thế nào. VN đòi chứng cứ vụ PCI họ không đưa vì muốn biết khả năng
chống của VN. Bên VN thì đòi chứng cứ như trẻ con đòi mẹ cho bánh.Trong
khi Nhật xử có tội cho kẻ hối lộ, còn VN đòi cái mà Nhật đã phơi ra
trước tòa. Chứng tỏ VN không tôn trọng tính công minh của tòa án
Nhật.Thôi thì ta cũng bắt người Nhật cần bắt, vui rồi nhé.
Thường dân, Hà Nội Nghe
Nhật giám sát ODA mà cũng vui thay cho dân chúng đất Việt! Quan chức
của đảng "tài năng" khó mà thể hiện...ít ra là trên lý thuyết? Nhưng có
bị triệt "tài năng" này rồi lại ló cái "tài năng" khác mà, ông cha ta
có câu: "cái khó nó ló cái khôn!". Không biết các bác Nhật tài năng thế
nào? Có giúp con cháu Việt Nam sau này không phải trả cái nợ thay đồng
lần?
PPT, VN Thôi
thì chuyện mất trâu mới lo làm chuồng hay việc công bố biện pháp này nọ
cũng không làm cho người dân quan tâm. Họ biết rằng một khi đầu mục của
vụ tham nhũng chưa bị trừng trị thì công bố gì nữa cũng là nói láo. Ai
trong hàng ngũ lãnh đạo dám công khai lên tiếng ông Sỹ không tham
nhũng?. Vậy tại sao không xử tham nhũng? Sợ cho ông Sỹ hay cho mình,
hay cho uy tín Đảng? Tại sao hễ động đến các đường dây cấp cao như
buôn lậu tê giác Nam Phí hay ăn chận tiền dự án ODA thì có việc huy
động “cả hệ thống chính trị” để chận lại? Người dân có đáng để tin
những con người lừa dối mình nữa không?
Tôi nghĩ
rằng những người lãnh đạo tâm huyết hãy bình tâm lại, đừng tự ái, hãy
nhìn vào sự thật. Bỏ qua một bên vấn đề ODA của Nhật Bản chúng ta càng
dễ xét việc trong nhà. “Hãy sửa sai, và đừng phạm tội nữa”. Hãy
nghiêm khắc với cán bộ mình, mà bớt đi việc răn đe dân chúng. Hãy bớt
đi miếng thịt trên mâm cơm của mình để cứu đói cho hàng vạn nông dân,
công nhân đang mất việc làm.
Joy Kể
từ nay, Nhật-VN sẽ cùng nhau hợp tác kiểm soát chặt chẽ các công đoạn
sử dụng nguồn vốn ODA từ khâu đấu thầu cho tới khâu thi công, giám
sát...không để ai có cơ hội "tơ hào" một xu nào thì quá tốt rồi! Nghe
tin này, người dân trong nước rất mừng. Tuy nhiên, nói thì nói vậy cho
có bài bản ngoại giao thôi chớ thực ra phía Nhật (vốn hay tin người
đàng hoàng) chỉ biết thuần về lý thuyết chống tham nhũng, chớ thực
tiễn kinh nghiệm thì phía chủ đầu tư VN là thuộc hàng "siêu sao", sẽ
có nhiều đòn chiêu mới xuất hiện mà phía Nhật sẽ không thể ngờ và ngăn
cản được gì đâu!
Mr Neo Tham
nhũng đã không còn là 1 cá nhân mà là cả 1 tổ chức. Muốn loại bỏ nó
phải có 1 tổ chức khác mạnh hơn nó chứ 1 cá nhân không thể nào chống
lại 1 tổ chức được. Vậy Đảng, 1 tổ chức thống nhất, sẽ làm gì để loại
bỏ tham nhũng hay chấp nhận tham nhũng? Cần thiết phải lập ra 1 tổ chức
khác ngoài Đảng CS hay phân Đảng thành nhiều tổ chức nhỏ có tính năng
giám sát lẫn nhau? Người dân thì thấp cổ bé miệng, Đảng thì bao gồm
toàn những "tài năng" và "lão làng" lớn. Hi vọng các ông đừng để cái
cách suy nghĩ chậm chạp, ỳ ạch của lứa tuổi mà làm cản trở sự phát
triển nhanh chóng của đất nước.
|