Thanh Quang, phóng viên RFA
2009-02-25
Trong
thời gian gần đây, xem chừng như ngày càng có nhiều ý kiến phản đối dự
án khai thác bauxite ở Tây Nguyên. Dựa theo thông tin liên quan và ghi
nhận ý kiến trong nước, Thanh Quang trình bày vấn đề này sau đây:
Photo courtesy Vietnamnet
Những rừng thông và đồi chè trước đây đang bị san bằng để xây dựng nhà máy tuyển quặng bô - xít. Ảnh: P.C
Dự án khai thác bauxite Tây Nguyên gặp nhiều phản ứng
Dự án khai thác bauxite Tây
Nguyên hiện trở thành vấn đề gây xôn xao dư luận, khi nhiều thành phần trong xã
hội bày tỏ quan ngại qua báo mạng trong nước, chẳng hạn như “Tây Nguyên sẽ ‘chết’
vì… khai thác bôxít”, “Khai thác quặng bôxit ở Tây Nguyên: Nhiều nguy cơ, chưa
có giải pháp”…
Nói chung, những mối quan ngại
cảnh báo về nguy cơ tác hại từ hệ sinh thái, xã hội, thua lỗ kinh tế, bản sắc
văn hóa Tây Nguyên, cho tới an ninh quốc phòng – và nhất là để lại di hại dài
lâu cho đất nước.
Nói chung, những mối quan ngại
cảnh báo về nguy cơ tác hại từ hệ sinh thái, xã hội, thua lỗ kinh tế, bản sắc
văn hóa Tây Nguyên, cho tới an ninh quốc phòng – và nhất là để lại di hại dài
lâu cho đất nước.
Một trong những hình ảnh di hại
ấy– như blogger tên Linh mô tả : “núi rừng bị cày nát”, “những dòng suối đỏ
ngầu màu bùn và chất thải”, “những cánh đồng cà phê bị khát cháy vì thiếu nước”,
và “mảnh đất giữa lòng VN bị một nhát dao xé nát ngang hông, chia Bắc Nam thành
hai nửa”.
Cho dù có những phản ứng mạnh
mẽ như vậy, được biết giới cầm quyền, ít ra cho tới giờ, tỏ ra không chùn bước
trước một dự án được gọi là “Chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước”, theo như lời
của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Chúng tôi nhân dịp này tìm hiểu
nhận xét của một người có tâm huyết với đất nước là Giáo sư Trần
Khuê về dự án khai thác bố-xít, và được ông cho biết như sau:
Phản ứng từ mọi ngành mọi giới
GS Trần
Khuê: Vấn đề dự án khai thác
bô-xít ở Tây Nguyên hiện nay đang là vấn đề thời sự vì mọi người bàn
luận rất là sôi nổi, đặc biệt là trong giới trí thức và giới văn nghệ sĩ, và kể
cả giới quân sự mà trong đó có ông Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Giáo sư Nguyễn Văn
Triển, một vị giáo sư vừa được kỷ niệm thọ 90 tuổi, đặc biệt là nhà văn Nguyên
Ngọc lên tiếng rất mạnh mẽ về vấn đề này.
Vấn đề dự án khai thác
bô-xít ở Tây Nguyên hiện nay đang là vấn đề thời sự vì mọi người bàn
luận rất là sôi nổi, đặc biệt là trong giới trí thức và giới văn nghệ sĩ, và kể
cả giới quân sự mà trong đó có ông Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Giáo sư Nguyễn Văn
Triển
GS Trần
Khuê
Trước khi nói vấn đề này thì
tôi muốn nêu một cái ý thế này: Về vấn đề đảng hay nhà nước, hay
chính phủ có chủ trương lớn, cái đó là quyền hạn của các vị rồi; các vị
có chủ
trương, các vị thực hiện chủ trương thì cái đó là quyền của mình. Mình
muốn
có chủ trương thì mình có chủ trương, muốn thực hiện thế nào thì thực
hiện,
nhưng mà quá trình một vài thập kỷ vừa qua cho thấy rằng có những chủ
trương mà nếu mình không cân nhắc mà mình cứ thực hiện thì nó tai hoạ
lắm. Đặc biệt
nếu mình không quan tâm đến những người hiểu biết là các nhà khoa học,
những
người trí thức, những văn nghệ sĩ thì nó tai hại lắm.
Vấn đề bô-xít Tây Nguyên
không phảỉ bây giờ người ta mới nói mà cách đây khoảng độ một chục năm thì
người ta đã nói rồi. Tức là gì? Tức là chúng ta cần khai thác tài nguyên để phục
vụ cho việc phát triển kinh tế, đó là về pháp lý, nhưng biện pháp phải
như thế nào để đảm bảo về môi trường, về đời sống văn hoá -
xã hội, về quan hệ dân tộc, rồi về an ninh quốc phòng, v.v. là đều phải
tính đến cả.
Chúng ta cần khai thác tài nguyên để phục
vụ cho việc phát triển kinh tế, đó là về pháp lý, nhưng biện pháp phải
như thế nào để đảm bảo về môi trường, về đời sống văn hoá -
xã hội, về quan hệ dân tộc, rồi về an ninh quốc phòng, v.v. là đều phải
tính đến cả.
GS Trần
Khuê
Thanh
Quang : Thưa Giáo Sư, trong nhiều ngày qua những người có tâm huyết
với đất nước rất lo ngại về nhiều nguy cơ do dự án này gây ra về các
mặt như là an ninh, môi trường, quân sự, địa bàn chiến lược, văn hoá, bản
sắc đồng bào Tây Nguyên, v.v. thì theo Giáo Sư, lo ngại như vậy có hữu lý
không?
Tai hại cho môi trường, nguy hiểm cho an ninh quốc
phòng
GS Trần
Khuê : Tôi cho lo ngại đó
là chính đáng. Cụ thể là khi rừng Tây Nguyên mà mình phá thì như thế
là cả một tai nạn cho vùng đồng bằng ven biển Miền Trung. Và ngay cả trên Tây
Nguyên, cái lũ quét là do một trong nguyên nhân là mất rừng thôi. Cái thứ hai tức
là cái mâu thuẫn dân tộc sẽ rất là nặng nề. Nhưng mà hiện nay, trước mắt là vấn
đề quốc phòng. Tôi thấy là nhân dân rất lo lắng, các nhà khoa học lo lắng mà
chưa nói ra, tức là người ta lại giao cái vùng Tây Nguyên này cho những chuyên
gia và những công nhân Trung Quốc khai thác. Tức là các nhà đầu tư là Trung Quốc,
mà Trung Quốc với ta hiện nay đang có vấn đề, mà địa bàn Tây Nguyên là địa bàn
"địa chính trị, địa quân sự" rất quan trọng cho nên không thể không
lưu ý là cái vùng người ta khai thác bô-xít ở Đức đã gây tai hoạ như thế nào
cho môi trường. Và bản thân Trung Quốc khai thác bô-xít ở vùng Nam Trung Quốc
hiện nay cũng phải dừng, thế mà mình lại mời người ta sang khai thác, tức là
người ta làm nát đất nước người ta nên người ta thấy nguy quá mà người ta phải
dừng lại, vậy mà bây giờ mình mời người ta sang để làm nát đất nước của mình.
Và không phải chỉ làm nát mà có thể mất, nguy hiểm là ở chỗ đó.
Trung Quốc khai thác bô-xít ở vùng Nam Trung Quốc
hiện nay cũng phải dừng, thế mà mình lại mời người ta sang khai thác, tức là
người ta làm nát đất nước người ta nên người ta thấy nguy quá mà người ta phải
dừng lại, vậy mà bây giờ mình mời người ta sang để làm nát đất nước của mình.
GS Trần
Khuê
Cho nên tôi có nói với một số
anh em như thế này: Tôi nói là tôi xin Ban Chấp Hành và Ban Thường Vụ Trung
Ương Đảng Dân Chủ XXI kêu gọi chính phủ Nguyễn Tấn Dũng là nên dừng
ngay việc này lại, vì nếu không thì địa bàn Tây Nguyên là nơi khởi đầu
của những thắng lợi mới của nhà nước CHXHCN tức nhà nước cộng sản, và có thể nếu
không thì nơi đó cũng là kết thúc sự nghiệp của các vị.
Thanh
Quang : Thưa Giáo Sư, theo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thì sẽ có thêm
những cuộc hội thảo để thu thập ý kiến về dự án khai thác bô-xít. Giáo Sư nghĩ
là những cuộc hội thảo như vậy có thực chất gì không? Cụ thể là có giúp
thay đổi được gì về cái chủ ý của giới cầm quyền trong vấn
đề này không?
GS Trần
Khuê : Không. Tôi thấy là hội thảo
bao nhiêu rồi cũng vô ích thôi. Tất nhiên họ có nghe đâu mà hội thảo. Trên đất
nước này chính bản thân tôi đã dự hàng trăm cuộc hội thảo từ cấp quốc gia, cấp
quốc tế và địa phương, người ta có tổ chức thì cũng không phải dưới nhiệm
vụ một cuộc hội thảo đâu vì các nhà quản lý, các nhà lãnh đạo có lắng nghe các
nhà khoa học đâu. Thế hội thảo để làm cái gì? Cũng như gần đây tôi thấy thế này
là người ta thấy không được sửa cái luật tự do báo chí và xuất bản thì người
ta phải gửi bằng cái luật tiếp cận thông tin. Nhưng tôi hiểu rằng luật nào thì
luật dù có ban hành nhưng mà không có sự giám sát, không có sự chế ngự quyền lực
thì luật đó cũng vô ích. Cho nên các nhà khoa học, các nhà trí thức kể cả người
có uy tín lừng lẫy là Đại tướng Võ Nguyên Giáp có ý kiến mà người ta không lắng
nghe cũng vô ích. Cho nên ở đây chỉ trông vào công luận và áp lực của hàng chục
triệu người, và đặc biệt đây là áp lực của lịch sử.
Người
có uy tín lừng lẫy là Đại tướng Võ Nguyên Giáp có ý kiến mà người ta không lắng
nghe cũng vô ích. Cho nên ở đây chỉ trông vào công luận và áp lực của hàng chục
triệu người, và đặc biệt đây là áp lực của lịch sử.
GS Trần
Khuê
Thanh
Quang : Dạ. Cảm ơn GS Trần Khuê rất nhiều.
Liên quan vấn đề này, báo Tuổi
Trẻ online cách nay không lâu trích dẫn lời nhà văn Nguyên Ngọc cho biết
(nguyên văn) rằng “Theo tôi, chúng ta đang đứng trước một quyết định mất còn.
Và sẽ rất kỳ lạ nếu chúng ta làm chuyện quá ứ to lớn này ở đây mà không hề
nghĩ, không hề nhớ đến những gì đã diễn ra trong 30 năm qua. Những bài học lớn,
sâu và cay đắng 30 năm ấy còn để lại, sờ sờ ra đấy, rất có thể lại dạy ta lần nữa,
và thường vẫn vậy, lần sau bao giờ cũng nghiêm khắc hơn lần trước”.
|