Chủ Nhật, 2024-12-22, 12:45 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2009 » Tháng Hai » 27 » Hoa Kỳ: Nhân quyền tại Việt Nam vẫn không được cải thiện
6:26 PM
Hoa Kỳ: Nhân quyền tại Việt Nam vẫn không được cải thiện


2009-02-26

Bộ Ngọai giao Hoa Kỳ hôm thứ Tư 25-3 đã công bố bản phúc trình nhân quyền năm 2008, đề cập tới tình trạng tiếp tục đàn áp nhân quyền tại nhiều nước trên thế giới, kể cả Việt Nam.

RFA PHOTO

Hôm 25-2-2009, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tổ chức họp báo công bố phúc trình thường niên về tình hình nhân quyền trên thế giới.


Bản phúc trình thường niên về tình hình nhân quyền thế giới năm 2008 của Bộ Ngọai Giao Mỹ lưu ý về hành động vi phạm nhân quyền tiếp diễn đáng ngại tại nhiều nơi, từ Trung Quốc, Bắc Hàn, Miến Điện, Việt Nam cho tới các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ, một số nước ở Trung Đông, Phi Châu và Châu Mỹ La Tinh.

Lên tiếng trong lời mở đầu cho bản phúc trình nhân quyền 2008, Ngọai trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton cho biết: “Hoa Kỳ không những ra sức theo đuổi các lý tưởng trên đất Mỹ, mà còn xúc tiến việc tôn trọng nhân quyền nhiều hơn khi Hoa Kỳ tiếp cận với các quốc gia và dân tộc trên khắp thế giới.”

Hoa Kỳ không những ra sức theo đuổi các lý tưởng trên đất Mỹ, mà còn xúc tiến việc tôn trọng nhân quyền nhiều hơn khi Hoa Kỳ tiếp cận với các quốc gia và dân tộc trên khắp thế giới.

Ngọai trưởng Hillary Clinton

Nhân quyền tại VN

Phần dành cho Việt Nam mở đầu với nhận xét rằng nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, với dân số khỏang 86 triệu, là một nước độc đóan do Đảng CSVN cai trị.

Cuộc bầu cử Quốc Hội hồi tháng 5 năm 2007 đã diễn ra trong không khí thiếu tự do mà cũng chẳng công bằng, vì tất cả ứng cử viên đều bị xem xét nghiêm ngặt bởi Mặt Trận Tổ Quốc - tổ chức ngọai vi của Đảng Cộng Sản có nhiệm vụ theo dõi các tổ chức quần chúng.

Vẫn theo bản phúc trình thì thành tích nhân quyền của Việt Nam trong năm qua vẫn chưa thỏa đáng, khi nhà cầm quyền tiếp tục ngăn chận các quyền tự do căn bản như tự do báo chí, tự do bày tỏ cảm nghĩ, tự do hội họp; cùng với hành động đàn áp những người bất đồng chính kiến, bắt giữ các nhà dân chủ khiến nhiều người phải bỏ nước lánh nạn, trong khi người dân không thể thay đổi chính phủ bằng lá phiếu, các hoạt động chính trị bị ngăn cấm.

HumanRights-report-VN-305.jpg
Phần về Việt Nam trong phúc trình của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.
Bản phúc trình cho biết vào cuối năm ngóai, Hà Nội giam cầm ít nhất 35 tù nhân chính trị, đồng thời trích dẫn lời của các quan sát viên quốc tế nói rằng con số này còn cao hơn nhiều - đã lên tới hàng trăm.

Bản phúc trình cũng đề cập tới hành động đàn áp, giam cầm của công an, tình trạng kỳ thị sắc tộc, buôn bán phụ nữ, trẻ em tiếp diễn, những người hoạt động tích cực cho công đòan thì bị bắt giữ, hù dọa trong khi chính phủ hạn chế quyền của công nhân.

Luật pháp Việt Nam quy định tội hình đối với quan chức tham nhũng; tuy nhiên, chính phủ không thực hiện luật này một cách hiệu quả. Nạn tham nhũng tiếp tục là vấn đề lớn của Việt Nam.

Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ

Bản phúc trình đặc biệt lưu ý tới tệ nạn tham nhũng lan tràn, đề cập tới nhiều trường hợp tham nhũng của các quan chức, và nêu rõ tình trạng thiếu minh bạch trong việc giới cầm quyền thu hồi, chiếm dụng đất đai của người dân, buộc họ phải di dời để dành chỗ thực hiện những dự án cơ sở hạ tầng.

Tiểu tựa “Tham nhũng trong chính phủ và vấn đề minh bạch” của bản phúc trình mở đầu rằng: “Luật pháp Việt Nam quy định tội hình đối với quan chức tham nhũng; tuy nhiên, chính phủ không thực hiện luật này một cách hiệu quả, khiến nhiều khi các quan chức dính líu tham nhũng không bị trừng phạt. Nạn tham nhũng tiếp tục là vấn đề lớn của Việt Nam”.

Riêng về vấn đề tự do tôn giáo, bản phúc trình cho biết hiến pháp và các nghị định của chính phủ Việt Nam có quy định về tự do thờ phượng, nhưng khó khăn tiếp diễn trong việc thực hiện Khung Pháp lý về Tôn giáo.

Rắc rối chủ yếu diễn ra tại cấp địa phương, nhưng trong một số trường hợp, chính quyền trung ương cũng đình hõan việc thực thi khung pháp lý này.

Bản phúc trình lưu ý rằng những Giáo hội bị hạn chế nghiêm trọng khi họ tổ chức những hoạt động mà nhà cầm quyền xem là mang tính chính trị hay thách thức quyền lực của họ, nhất là có liên quan đến Giáo Hi Phật giáo Hòa Hảo, Giáo Hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, Giáo hội “Tại Gia” của người thiểu số Tây Nguyên…

Vẫn còn nhiều hạn chế

Mặc dù Hà Nội lập luận rằng trong những năm gần đây Việt Nam đã đạt được thành quả lớn lao trong việc bảo đảm và phát triển tự do của người dân trong mọi lãnh vực, kể cả các quyền tự do ngôn luận, báo chí, thông tin, nhưng bản phúc trình năm nay của Bộ Ngọai giao Hoa Kỳ lưu ý rằng Việt Nam vẫn tiếp tục hạn chế tự do ngôn luận, đặc biệt liên quan đến những phát biểu chỉ trích giới lãnh đạo, hay xúc tiến nền chính trị đa nguyên hoặc nền dân chủ đa đảng.

Nhà cầm quyền Việt Nam tiếp tục những biện pháp hạn chế, đàn áp tự do báo chí, ngôn luận, hội họp, lập hội. Hoa Kỳ vẫn còn lo ngại về tình trạng buôn bán phụ nữ, trẻ em Việt Nam.

Karen Steward, Trợ lý Ngọai trưởng Mỹ

Bản phúc trình không quên nêu lên trường hợp công an Việt Nam hồi tháng 9 năm ngóai đã đánh đập một ký giả của hãng thông tấn AP, khi ông đến nơi để làm phóng sự về buổi cầu nguyện của Giáo dân  tại khu vực Tòa Khâm Sứ cũ ở Hà Nội.

Liên quan tới các vấn đề này, bà Karen Steward, Quyền Trợ lý Ngọai trưởng Mỹ đặc trách các vấn đề Dân chủ, Nhân quyền và Lao động tuyên bố rằng: “Nhà cầm quyền Việt Nam tiếp tục những biện pháp hạn chế, đàn áp tự do báo chí, ngôn luận, hội họp, lập hội. Hoa Kỳ vẫn còn lo ngại về tình trạng buôn bán phụ nữ, trẻ em Việt Nam.”

Vẫn theo bà Steward, thì nói chung Hoa Kỳ nhận thấy tình hình nhân quyền ở Việt Nam vẫn chưa thỏa đáng.

Ngoài Việt Nam, bản phúc trình nhân quyền 2008 của Hoa Kỳ cũng mạnh mẽ chỉ trích thành tích nhân quyền của Trung Quốc, chỉ một tuần sau khi Ngọai trưởng Hillary Clinton hạ thấp mối quan ngại nhân quyền khi bà viếng thăm Bắc Kinh, tuyên bố rằng vấn đề nhân quyền không nên gây trở ngại cho công cuộc hợp tác song phưong để giải quyết cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu cùng và những vấn đề quan trọng khác

Theo Bạn, Nhân quyền tại Việt Nam đã thật sự được tôn trọng chưa? Hãy gửi đến Ban Việt Ngữ ý kiến của Bạn email: vietweb@rfa.org; hoặc cùng tham gia thảo luận tại
Trang blog Ban Việt ngữ RFA


Bản phúc trình cũng không bỏ qua Liên Bang Nga, cho rằng các quyền tự do dân sự ở đó “đang bị bao vây”, và lưu ý về tình trạng tung ra những luật lệ han chế các nhóm phi chính phủ và các phương tiện truyền thông, kể cả Internet.

Qua việc theo dõi tình hình nhân quyền tại hơn 190 quốc gia trong năm ngóai, bản phúc trình của Bộ Ngọai Giao Hoa Kỳ cũng mạnh mẽ chỉ trích những nước khác, kể cả Bắc Hàn, Miến Điện, Iran, Iraq, Syria, Afghanistan, Cuba, Somalia, Zimbabwe.

Về tình hình nhân quyền tại chính Hoa Kỳ, qua đọan mở đầu gây nhiều ngạc nhiên, bản phúc trình nhìn nhận những mối quan ngại của thế giới về thành tích nhân quyền tại chính nước Mỹ, sau khi có nhiều cáo giác liên quan hành động tra tấn, sách nhiễu tù nhân bị bắt trong “Cuộc chiến chống khủng bố” của Hoa Kỳ.

Category: Tiếng nói dân chủ | Views: 895 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 4
Khách: 4
Thành Viên: 0