Gia Minh, phóng viên RFA
2009-02-27
Một
văn phòng luật sư tại thành phố Hồ Chí Minh nhận được tống đạt cưỡng
chế vào chiều hôm trước thì hôm sau Đội thi hành án đến thực hiện công
tác của họ.
RFA file photo
LS Lê Trần Luật (phải) tham gia bào chữa cho các giáo dân Thái Hà tại phiên tòa ở Hà Nội.
Và
dù người bị cưỡng chế sẵn sàng nộp tiền theo qui định thế nhưng phía chức năng
không nhận mà chỉ tịch biên những máy tính tại văn phòng.
Những
điều đó được cho là bất thường và vì sao có những điều không theo thông lệ tư
pháp lâu nay ở Việt Nam?
Bào chữa
cho các nhà tranh đấu
Luật
sư Lê Trần Luật và văn phòng mà ông đứng đầu được những người quan tâm biết đến
kể từ khi bản thân ông đề nghị bào chữa miễn phí cho nhà báo tự do Nguyễn Văn Hải,
tức blogger Điếu Cày, người từng tham gia mấy cuộc biểu tình chống Trung Quốc
xâm chiếm hai quần đảo Hòang Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Luật
sư Lê Trần Luật cũng được biết đến nhiều khi mà ông cho đăng thư kêu gọi hợp
tác để bào chữa cho sáu nhà bất đồng chính kiến bị bắt hồi tháng chín năm
ngóai, cùng một số người khác nữa.
Và
tiếng tăm của luật sư Lê Trần Luật lại được những nguời theo dõi vụ xét xử tám
giáo dân Xứ Thái Hà đòi đất bị kết tội gây rối trật tự công cọng và phá họai
tài sản, nhưng tòa tuyên án cao nhất là tù treo, cải tạo không giam giữ và cảnh
cáo.
Nay
thì tám giáo dân đó cũng đang đòi phúc thẩm đồng thời yêu cầu cơ quan truyền
thông nhà nước cải chính về việc đưa tin sai sự thật nói là họ đã cúi đầu nhận
tội để được nhà nước khoan hồng.
Tám
giáo dân cho biết nếu không có cải chính thì họ sẽ kiện các cơ quan truyền
thông trong nước đó.
Luật
sư Lê Trần Luật là người sát cánh với họ trong quá trình đòi hỏi công lý và sự
thật.
Biên bản tịch biên tài sản. courtesy of Cong Ly Su That's blog
Bản
thân luật sư Lê Trần Luật khi tham gia giúp cho những người bất đồng chính và
bào chữa cho những giáo dân đòi đất của giáo hội đã từng bị đe dọa nhiều lần
nhưng ông vẫn tiếp tục công việc lâu nay.
Bị cưỡng
chế
Vào
ngày 6 tháng 2 vừa qua, Đòan luật sư tỉnh Ninh Thuận, nơi ông Lê Trần Luật,
công tác đã gửi thư mời ông về làm việc. Bức thư mời không số nói là ông phải về
làm việc về những sai trái trong nghề nghiệp và đề nghị đòan luật sư hướng xử
lý.
Vào
ngày 24 tháng 2 vừa rồi, Báo Công An thành phố Hồ Chí Minh cho đăng bài của tác
giả Quốc Huy tựa đề 'Chi nhánh văn phòng luật sư Pháp quyền: Gian dối, quỵt tiền
đối tác'.
Đến
sáng ngày 25 tháng 2, trong khi ông Lê Trần Luật đang có mặt tại Hà Nội, thì Đội
thi hành án Quận Gò Vấp, và một số viên chức thuộc phường 7 nơi văn phòng Luật
sư Pháp Quyền đặt trụ sở đã đến cưỡng chế.
Luật
gia Phạm Thanh Hải, một người được ông Lê Trần Luật nhờ đến xem xét vụ việc khi
ông vắng mặt kể lại:
“Quyết
định cưỡng chế ký ngày 16 tháng 2 và đến văn phòng Luật sư Pháp quyền lúc 4 giờ
chiều ngày 24 tháng 2. Đội thi hành án đến cưỡng chế vào sáng 25 tháng 2.
Chúng
tôi nộp tiền thi hành án mà họ không nhận mà chỉ đòi kê biên tài sản, cuối cùng
họ tịch thu tất cả những máy tính có ở văn phòng, tổng cộng 5 cái.”
Qui
trình pháp luật?
Một
người làm việc tại văn phòng Luật sư Pháp quyền là bà Tạ Phong Tần đưa ra nhận
định về việc tịch thu máy tính của văn phòng:
“Chúng
tôi giải thích qui trình pháp luật về cưỡng chế với họ nhiều lần, nhưng họ
không nghe mà mục tiêu là muốn lấy các máy tính. Có ai đi thi hành án thu tiền
mà lại không nhận tiền bao giờ.”
Để
làm rõ thắc mắc vì sao Đội thi hành án lại tiến hành cưỡng chế trong một thời
gian quá ngắn và không chịu nhận tiền phạt, chúng tôi liên lạc với Đội thi hành
Án quận Gò Vấp vào đầu giờ sáng ngày 26 tháng 2 xin gặp chấp hành viên Nguyễn
Thị Hạnh, người tham gia đòan cưỡng chế và được nhân viên trực hẹn: “Sáng nay bà Hạnh đi cưỡng chế, chiều hai giờ
anh gọi lại…”
Đến
cuối giờ chiều chúng tôi gọi lại, thì một nam nhân viên từ chối cho gặp bà Nguyễn
Thị Hạnh, cũng như từ chối cung cấp mọi thông tin liên quan: “Điện thọai tôi không xác định được, tôi
không cung cấp thông tin, tôi không cho tiếp xúc.”
Hiện
gia đình nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, người bị bắt vì những họat động đòi hỏi dân
chủ, nhân quyền lâu nay, mời ông tham gia bào chữa.
Bà
Nga vợ nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa nói về luật sư Lê Trần Luật: “Khi chồng tôi bị bắt thì tôi mời Luật sư Lê
Trần Luật, và qua vụ bào chữa ở Thái Hà của luật sư thì tôi thấy an tâm.”
Qua những vụ việc xảy ra đối với bản thân luật sư Lê Trần Luật và văn
phòng Pháp quyền của ông, nhiều người lại thắc mắc về cách hành xử của báo chí
và cơ quan chức năng Việt Nam đối với những công dân dám mạnh mẽ đòi hỏi công
lý, nói lên sự thật.
|