Thứ Ba, 2024-11-05, 8:43 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2009 » Tháng Tư » 2 » Điềm gở của triều đại Cộng Sản
12:13 PM
Điềm gở của triều đại Cộng Sản

Năm trước đọc tin thấy cổng An Hoà ở Kinh thành Huế bị sét đánh sập ngay trong lúc đang diễn ra lễ tế đàn Nam Giao, cứ nghĩ là sự kiện ngẫu nhiên của thiên nhiên. Báo Người Lao Động lúc đó đưa tin vào 2 ngày liên tiếp về 2 sự kiện này: ngày 4/06/2008 lễ tế đàn Nam Giao diễn ra từ 5g đến 22g; cùng ngày lúc 16g thì một tiếng sét lớn đã đánh sập cổng An Hòa thuộc Kinh thành Huế. Cái tên này ngày xưa nhà Nguyễn đặt để cầu mong sự an lạc hòa bình cho đất nước, đàn Nam Giao cũng được nhà Nguyễn xây dựng để tế trời đất cầu mong mưa thuận gió hòa cho quốc gia xã tắc. Sau gần cả thế kỷ được xây lên nay cổng An Hòa lần đầu tiên bị trời đánh sập ngay vào lúc chính quyền cho tiến hành một lễ tế trời đất đầu tiên tại đàn Nam Giao của Cộng Sản, quả là điềm không lành chút nào. Nhưng cũng có thể rằng chỉ là hiện tượng ngẫu nhiên.

Đến tối 24/03 vừa rồi, một người bạn cho biết đang đang có mưa to gió lớn và sấm sét ở Huế đang lúc diễn ra lễ tế đàn Xã Tắc, người này nói rằng thời tiết như vậy khá thất thường ở Huế, báo Giác Ngộ cũng có mô tả hiện tượng này. Nhưng sáng nay (26/03) đọc Tuổi Trẻ thì mới biết rằng sét đã đánh vào đúng tối diễn ra lễ tế này làm hư hại cửa Quảng Đức thì tôi không cho rằng sự việc này và sự việc tương tự năm ngoái là ngẫu nhiên nữa. Các triều đại phong kiến xưa thích dùng chữ quảng đức để ngụ ý rằng đức độ của vua trải rộng khắp thiên hạ, ngày nay “Đảng ta” cũng ra rả suốt rằng ơn đảng bao trùm khắp toàn dân để ép buộc mọi người phải “yêu” đảng. Chắc trong lễ tế Xã Tắc tối hôm đó cũng phạm thượng báo công với trời đất như vậy. Người ta có thể lừa bịp mọi người và lừa bịp chính mình, nhưng không thể lừa bịp Thượng đế được. Trời đã giáng những điềm gở xuống triều đại Cộng Sản này, báo hiệu một sự thay đổi lớn sắp diễn ra. Chắc chắn là sẽ có những thay đổi lớn và bất ngờ.

Nhiều người xác nhận rằng anh 6 Phong (CTN Nguyễn Minh Triết) có mặt ở Huế vào ngày 24/03, lúc diễn ra lễ tế đàn Xã Tắc, nhưng người thân cận thường đi cùng anh 6 thì không dám xác nhận qua điện thoại rằng anh 6 có tham gia lễ tế này, chỉ nói “đang bận, gặp nhau đi rồi nói chuyện”. Cũng nghe nói rất nhiều trong thời gian qua, anh 6 cảm thấy rất bất an cho quốc xã tắc (hy vọng thật là như thế) nên rất chú ý đến các giải pháp cúng tế để cầu mong cho đất nước thoát khỏi cảnh khủng hoảng và tránh được những bất ổn và xáo trộn. Nhưng từ đầu năm đến nay anh 6 làm gì cũng đều gặp điềm gở.

Lễ Khai Ấn đền Trần ngay sau Tết anh 6 cũng chủ lễ nhưng lại bị một “cái tát” choáng váng khi chứng kiến những bộ trưởng tranh giật những tờ ấn đầu tiên được đóng bởi anh 6, vì người ta tin rằng những cái càng đầu tiên thì càng linh hiển. Trong số những bộ trưởng này có Trần Văn Tuấn, Vũ Huy Hoàng, Nguyễn Quốc Triệu, Võ Hồng Phúc, giáo sư Nguyễn Thiện Nhân, đây là điều rất khó nghe nhưng hoàn toàn là sự thật. Anh 6 đã giận tái mặt quát (một điều hiếm thấy từ anh 6 vốn điềm đạm) rằng các anh còn tệ như vậy trách sao dân không như thế. Lúc anh 6 nói cũng là lúc hàng chục ngàn người dân đang phá các hàng rào của công an để tràn vào đền nhằm tranh giật ấn, hàng ngàn công an, cảnh sát an ninh được bố trí để đảm bảo trật tự an toàn đã hoàn toàn vô hiệu.

Nghe nói năm nay anh 6 cũng sẽ dự lễ Giỗ Tổ Hùng Vương sắp tới, chẳng biết sẽ xảy ra điềm gở gì nữa không. Nhưng có vẻ anh 6 ngày càng bế tắc khi mong muốn sự tốt đẹp, an hòa, quảng đức trong một chính thể thối nát đến như thế này. Đúng là lực bất tòng tâm.

Cập nhập thêm vào lúc 22h, 30/03: BCT rất sợ tin tức về điềm gở này lan rộng khắp dân chúng nên anh 4 đã có chỉ thị ngay tối 24/03 rằng không được đưa tin có liên kết giữa sự kiện diễn ra lễ tế đàn Xã Tắc và sét đánh hư cửa Quảng Đức. Do vậy mà chúng ta thấy rất ít báo đưa tin này, có đưa như Tuổi Trẻ thì mãi đến 26/03 mới ra tin nhưng cũng không dám nhắc lại ngày 24/03 có diễn ra lễ tế đàn Xã tắc trong bản tin đó.

Có sợ cũng chẳng tránh khỏi đâu.

Nguồn: Change We Need


...
Thứ năm, 05/06/2008 | 12:23GMT+7
Sét đánh sập cổ lâu trên cửa An Hòa, kinh thành Huế
(NLĐO)- Vào 16 giờ ngày 4-6, trong cơn mưa lớn, một tiếng sét mạnh bất ngờ đánh sập phần cổ lâu phía trên cửa An Hòa (nằm cuối đường Nguyễn Trãi), phía Bắc của kinh thành Huế. Đến sáng 5-6, nhiều người dân ở sát cửa An Hòa vẫn chưa hết bàng hoàng, vì tiếng sét quá lớn.


Sét đánh mạnh đến nỗi làm tan tành khối bê tông kiên cố

Vợ chồng chị Thảo, anh Tú nhà ở gần cửa An Hòa, kể lại: Tiếng sét nổ to như bom, nhiều người thất thanh kêu nhau sập nhà. Khi nhìn lên phía cửa An Hòa thì thấy khói bụi mịt mù vì gạch, đá từ trên lầu đổ xuống.

Ngay sau khi sét đánh, cơ quan chức năng có mặt tại hịên trường “gia cố” cho cửa An Hòa bằng cách dùng các sợi sắt nhỏ ràng khối bê tông sắp đổ, nhìn rất mong manh.


Cửa An Hòa, phía Bắc kinh thành Huế bị sét đánh phần góc trái


Đuôi rồng, phụng cũng tan nát rơi xuống đất


Sau khi bị sét đánh, khối gạch và bê tông đồ sộ này được níu giữ bằng sợi dây chằng


Người dân ở cổng An Hòa vẫn chưa hết bàng hoàng vì tiếng sét nổ như bom

LINH AN
(Nguồn: Người Lao Ðộng)


...
Thứ Năm, 26/03/2009, 08:27 (GMT+7)
Sét đánh hư hại cửa Quảng Đức (Huế)
TT (Thừa Thiên - Huế) - Một cơn mưa dông lớn kèm theo lốc, mưa đá bất ngờ xảy ra trong hơn một giờ vào tối 24-3 đã làm tốc mái một số nhà dân ở ba xã Bình Thành, Bình Điền và Hương Bình (huyện Hương Trà, Thừa Thiên - Huế), một cột ăngten truyền thanh bị gãy đổ, rất may không gây thiệt hại về người.

Đặc biệt, tại TP Huế sét đã đánh và làm hư hại cửa Quảng Đức - một trong 10 cửa chính của kinh thành Huế, được trùng tu cách nay hơn sáu năm. Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế - đơn vị quản lý công trình này - cho biết khoảng 1/3 mái ngói hoàng lưu ly phía tây của vọng lâu bị đánh vỡ hoặc làm sụt, một đầu đao phía trên nóc vọng lâu cửa bị đánh gãy. Đợt dông sét còn làm cháy toàn bộ hệ thống điện chiếu sáng xung quanh hồ trong cung An Định, hệ thống điện ở Khâm Văn (Đại nội).

Nguy hiểm hơn, dông sét đã đánh vào côngtơ chính hệ thống điện phủ nội vụ (Trường đại học Nghệ thuật Huế) rồi gây chập nổ và phát hỏa. Lực lượng bảo vệ di tích và Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế đã có mặt khống chế được đám cháy.


Sét đánh hư hại mái ngói và đầu đao cửa Quảng Đức - Ảnh: Đình Toàn
ĐÌNH TOÀN (Nguồn: Tuổi Trẻ)



...
25/03/2009 18:42 (GMT+7)    
Lễ tế Đàn Xã Tắc: Trời nổi mưa to, sấm sét vang trời
(GNO-TT.Huế): Tối ngày 24/03/2009 (nhằm ngày 28 tháng 2 Âm lịch), tại Đại Nội và Đàn Xã Tắc, phường Phú Hoà, tỉnh Thừa Thiên Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã trang nghiêm tổ chức Lễ tế Đàn Xã Tắc với sự tham dự của lãnh đạo một số bộ, ngành cùng nhiều đại biểu các tỉnh thành.

Lễ tế đàn Xã Tắc là một lễ tế quan trọng dưới thời nhà Nguyễn được xếp vào hàng Đại tự, chỉ đứng sau lễ tế Nam giao. Lễ tế đàn Xã Tắc thời Nguyễn ở kinh đô Huế là nơi tế thần Đất và thần Lúa, cầu cho quốc thái dân an, mùa màng tươi tốt, bội thu. Đàn được xây dựng năm Gia Long thứ 5 (năm 1806) ở phía Tây Hoàng thành. Khi khởi công, tất cả các thành, dinh, trấn trong toàn quốc theo lệnh Vua phái đóng góp đất sạch để đắp đàn, bởi vậy, đàn Xã Tắc tượng trưng cho đất đai của Tổ Quốc.

Lễ tế đàn Xã Tắc được tổ chức mỗi năm hai lần vào mùa Xuân và mùa Thu (Xuân Thu nhị kỳ). Việc trùng tu di tích đàn Xã Tắc và hoàn thiện công tác tổ chức Lễ tế Đàn Xã Tắc đã được Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tiến hành theo theo định hướng khôi phục lại một cách toàn diện cả đàn tế và lễ tế quy mô như ngày xưa để cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi là một hướng đi đúng đắn, bảo tồn và phát huy những tinh hoa văn hoá dân tộc. Tuy vậy, tính chất tâm linh trong nghi lễ tế Đàn Xã Tắc thì cần phải bàn lại, bởi chưa ai tế lễ thần thánh, trời đất theo kiểu đóng kịch!

Lễ tế Xã Tắc 2009 được tổ chức khá quy mô, bài bản với 3 phần: Lễ xuất cung, lễ tế tại đàn và lễ hồi cung. Lễ xuất cung, được bắt đầu từ Ngọ môn và kết thúc ở đàn Xã tắc ở phường Thuận Hoà, TP.Huế với một đoàn ngự đạo khoảng 500 người đầy đủ long đình, ngự liễn, ngự kỷ, các đội nhạc lễ cung đình, các loại cờ truyền thống, voi, ngựa...Trang phục và tế phẩm được trang bị đầy đủ theo như quy định dưới triều Nguyễn. Dọc đường, đoàn ngự đạo đi từ Ngọ môn đến đàn Xã tắc có các hương án thờ của người dân đặt ở các ngã ba đường Lê Huân, Trần Nguyên Hãn và Nguyễn Trãi. Khi đoàn ngự đạo đi qua các hương án thì 120 bô lão đại diện cho tất cả các địa phương của Thừa Thiên Huế túc trực quỳ lạy...

Lễ tế Đàn Xã Tắc năm nay rất đặc biệt, trước giờ diễn ra lễ tế trời nổi mưa to, sấm sét nổ vang trời làm ảnh hưởng đến thời gian tế lễ, nhưng cũng chính hiện tượng thời tiết nầy đã làm cho mọi người đặc biệt quan tâm đến “tính chất tâm linh”của lễ tế.


Vua xuất cung




Vua và các quan tiến hành lễ tế


Tế phẩm trên các hướng án của người dân hai bên đường





Tin, ảnh Không Lực 
(Nguồn: Giác Ngộ Online)
Category: Việt Nam ngày nay | Views: 970 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 525
Khách: 525
Thành Viên: 0