Thứ Sáu, 2024-12-27, 5:23 AM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2009 » Tháng Tư » 4 » Bauxite: hậu quả khôn lường cho Tây Nguyên
7:45 AM
Bauxite: hậu quả khôn lường cho Tây Nguyên
2009-04-03

Mới đây một bức thư kêu cứu của Tổ Chức Văn Hóa và Nghệ Thuật Champa Quốc Tế gửi đi trên toàn thế giới lên tiếng bao động việc nhà nước Việt Nam khai thác mỏ bô-xít sẽ có nguy cơ đẩy hàng ngàn đồng bào sắc dân thiểu số ra khỏi nơi cư trú của họ.

Photo courtesy ViệtTân

Hàng trăm hecta rừng Tây Nguyên đã bị phá hủy để chuẩn bị cho dự án khai thác bô xít

Đây cũng sẽ là nguyên nhân làm cho văn hóa của nhiều sắc dân thiểu số bị xóa sổ trong cộng đồng văn hóa chung của Việt Nam. 

Khu vực Tây Nguyên sẽ trở thành thảm họa

Dự án khai thác mỏ bauxit trên Tây Nguyên ngày càng trở nên nóng bức hơn khi vài ngày trước đây Liên Hiệp Các Hội Khoa Học và Kỹ Thuật Việt Nam đã đưa ra bản tường trình đầy đủ về những thông số chứng minh sự khai thác quặng bô-xít tại Tây Nguyên là sai lầm và nguy hiểm. Không những sẽ thất bại trên lĩnh vực kinh tế mà vấn đề môi trường, quốc phòng cũng như di dân sẽ khiến cho toàn bộ khu vực Tây Nguyên sẽ trở thành thảm họa.

Liên Hiệp Các Hội Khoa Học và Kỹ Thuật Việt Nam đã đưa ra bản tường trình đầy đủ về những thông số chứng minh sự khai thác quặng bô-xít tại Tây Nguyên là sai lầm và nguy hiểm.

Bản điều tra này được thực hiện bởi một nhóm các nhà khoa học uy tín và kết quả mà họ đưa ra đặt căn bản trên việc điều tra thực chứng trên nhiều bình diện do đó kết quả cuối cùng là không thể nghi ngờ.

Nhà văn Nguyên Ngọc cho biết tình hình chung về đất đai khi khai thác sẽ có những hậu quả nhãn tiền như sau:

"Tỉnh Đắc-Nông là tỉnh có nhiêù bô-xít nhất ở Tây Nguyên, ở Việt Nam đấy. Nếu mà khai thác bô-xít đó theo dự án thì nó chiếm 2/3 diện tích của tỉnh; như vậy 2/3 diện tích của tỉnh đó thì trước hết mình phải bóc cái rừng đó đi, phải không ạ? Rồi sau đó mình mới đào xuống lấy quặng, và người ta bảo là người ta sẽ hoàn thổ trở lại, người ta sẽ trồng rừng trờ lại, thì có thể là một người không cần am hiểu sâu sắc lắm về địa chất, về khoa học đâu, thì cũng có thể hiểu như thế này:

Vấn đề không phải cái đất lấy ra rồi đổ vào mà vấn đề là thổ nhưởng. Tôi đã đến một nơi mà người ta gọi là đã hoàn thổ độ vài hecta thôi, trước kia là một vùng chè (trà) ở Bảo Lộc rất tốt, có lẽ tốt nhất ở Việt Nam, thì bây giờ chỉ mọc trên cái đất hoàn thổ mỗi cây keo tai tượng thôi, còn chè thì người ta bảo phải mất ít nhất một trăm năm nữa mới có thể trồng trở lại được. Cái thổ nhưỡng đã tạo nên tằng đất để có thể trồng chè được hay là trồng cà phê tốt được như thế là không còn nữa."

Người ta bảo phải mất ít nhất một trăm năm nữa mới có thể trồng trở lại được. Cái thổ nhưỡng đã tạo nên tằng đất để có thể trồng chè được hay là trồng cà phê tốt được như thế là không còn nữa."
Nhà văn Nguyên Ngọc

Đất rừng  đối với người Tây Nguyên là sự sinh tồn

Tây Nguyên là vùng đất đa dân tộc. Đây là nơi mà người thiểu số tập trung sống nhiều nhất trên khắp nước. Hàng ngàn buôn làng của người Thượng sống dọc theo những khu vực có thể gieo trồng ven rừng hay sâu hơn. Thảm thực vật phong phú là yêu cầu đầu tiên để họ có miếng ăn. Đối với người Tây Nguyên, đất rừng không những là nơi cung cấp cho sự sinh tồn mà còn là đời sống văn hóa kéo dài từ đời này sang đời khác. Buôn làng gắn liền với rừng và do đó mất đất là mất văn hóa. Đây là điều mà nhiều nhà dân tộc học cùng chung nhận xét.

Nhiều nghiên cứu cho biết tộc M'nông là tộc người đang bị mai một dần vì những nguyên nhân có dính líu tới việc khai thác đất đai. Việc khai thác quặng bauxít chắc chắn sẽ đặt tộc người này vào vị trí diệt vong vì họ không còn biết phải đi đâu và tổ chức đời sống như thế nào trước những đổi thay to lớn mà việc khai thác đem lại. 

Tộc người Chăm cũng cảm thấy bị đe dọa cho việc sinh sống của họ. Mới đây, một bức thư kêu cứu của Tổ Chức Văn Hóa và Nghệ Thuật Champa Quốc Tế, do nghệ sĩ Chế Linh làm chủ tịch, đã gửi đi khắp thế giới báo động việc khai thác mỏ bô-xít sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến cộng đồng này như thế nào. Nghệ sĩ Chế Linh cho biết:

Thảm thực vật phong phú là yêu cầu đầu tiên để họ có miếng ăn. Đối với người Tây Nguyên, đất rừng không những là nơi cung cấp cho sự sinh tồn mà còn là đời sống văn hóa kéo dài từ đời này sang đời khác.

"Nó gây nhiều tai hại cho các vùng người dân tộc đang sống, và không phải cho riêng người dân tộc trên đó mà nó sẽ lan tràn xuống các vùng đồng bằng của chúng ta. Các dân tộc ít người ở trên đó và đồng thời ở phía dưới nữa coi như là những nguồn nước suối, những nguồn nước sẽ tràn xuống miền của đồng bào Chăm ở dưới này thì sẽ rất là tệ hại."

Nhà văn Nguyên Ngọc, người đã có hơn 50 năm nghiên cứu về đời sống văn hóa của dân tộc vùng Tây Nguyên, nhận xét rằng "cú sốc lớn nhất đối với người dân Tây Nguyên là di dân tự do, và rồi cú sốc tiếp theo là thay đổi nơi cư trú đồng loạt của những buôn làng. Nghệ sĩ Chế Linh nhắc lại việc di dân của gần hai trăm ngàn người từ miền Bắc vào Tây Nguyên trước đây ông nói:

"Ở thời gian trước nhà nước đã đem đồng bào từ Miền Bắc vào sống trên các vùng cao nguyên, coi như một trăm mấy đến gần hai trăm ngàn người. Cái việc đó coi như là đất đai trên miền núi của các dân tộc là quá rộng cho nên đó là lối di dân tới để mà sống, để mà chan hoà với nhau. Đó là cái tình nghĩa của đất nước Việt Nam mà chúng tôi cũng là người Việt Nam thì chúng tôi phải đón nhận cái việc đó."

"Ở thời gian trước nhà nước đã đem đồng bào từ Miền Bắc vào sống trên các vùng cao nguyên, coi như một trăm mấy đến gần hai trăm ngàn người. Cái việc đó coi như là đất đai trên miền núi của các dân tộc là quá rộng cho nên đó là lối di dân tới để mà sống, để mà chan hoà với nhau.
Nghệ sĩ Chế Linh

E ngại cho nền an ninh quốc phòng 

So với chuyện di dân của người trong nước và việc di dân của người Trung Quốc vào Việt Nam dưới hình thức công nhân khai thác mỏ thì điều nào tệ hại hơn? Ông Y Sút, một người Thượng, cho biết cảm tướng của mình:

"Trung Quốc mà khai thác bô-xít ở vùng Tây Nguyên đó sẽ gây vô cùng thiệt hại, vô cùng nguy hại cho cuộc sống, cho đời sống, cho sinh hoạt của đồng bào các sắc tộc ở vùng cao nguyên. Nó hại như thế này, trước mắt và lâu dài, tất cả chất thải, chất độc này kia sẽ làm cho đất đai sinh sống, canh tác, làm ăn nọ kia của bà con sẽ bị ảnh hưởng rất là tai hại đối với tất cả các chất thải đó.

Vấn đề quốc phòng, theo như tôi nhận xét thì như thế này, theo như mình được biết là ba bốn chục ngàn công nhân Trung Quốc thì đó là những tên tình báo, những tên an ninh, những tên công an của Trung Quốc xâm nhập vào trong lòng người dân tộc, tức là trong lòng nước Việt Nam mình. Tức là Trung Quốc thay vì đưa quân thì nó cài sẵn người trên nước mình rồi. Đây là một vấn đề vô cùng tai hại cho vấn đề quốc phòng, cho vấn đề an ninh của đất nước Việt Nam mình".

Tức là Trung Quốc thay vì đưa quân thì nó cài sẵn người trên nước mình rồi. Đây là một vấn đề vô cùng tai hại cho vấn đề quốc phòng, cho vấn đề an ninh của đất nước Việt Nam mình".

Đồng bào dân tộc ít người không những lo âu trước những biến đổi môi trường sẽ gây ra tình trạng ô nhiễm nguồn nước hay mất đất canh tác mà họ còn băn khoăn trước những dịch chuyển mạnh mẽ sẽ khiến cộng đồng ít người tan tác không thể nào cứu vãn. Đồng tiền đền bù đất đai không thể giúp họ tạo lập những buôn làng mới khi sự lấn chiếm của các nhà máy khai thác đẩy họ vào rừng sâu hay phải xuống tận miền xuôi là nơi phong thổ và hoàn cảnh sống không bao giờ phù hợp với những con người chất phác này.

Nghệ sĩ Chế Linh nói lên những quan tâm mà sắc dân thiểu số trong nước đang phải đối diện:

"Tôi nghĩ là ở bên nhà đồng bào Chăm và đồng bào các dân tộc thiểu số thì họ rất sợ hãi vì có một số vấn đề, chẳng hạn như là đạo Tin Lành chỉ có nhóm họp thôi mà đã bị họ (chính quyền) làm khó rồi huống chi là những cuộc đấu tranh chống việc xâm phạm đất đai như thế này. Họ rất quan tâm và họ rất sợ hãi, nhưng họ rất cô đơn và yên lặng."

Phản ứng cuối cùng mà người Việt thiểu số sống tại hải ngoại có thể làm được là viết kháng thư, kêu gọi các chính phủ nơi họ sinh sống can thiệp bằng cách này hay cách khác. Vấn đề người sắc tộc thiểu số bị đe dọa cũng là một góc nhìn khác trong toàn cảnh của dự án khai thác bô-xít. Từ góc nhìn này nếu bình tâm suy xét thì nhà cầm quyền phải giật mình bởi tính chất nhân văn quan trọng của nó.

Views: 884 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 1
Khách: 1
Thành Viên: 0