Nam Nguyên, phóng viên RFA
2009-04-04
Kinh
tế VN 2009 được dự báo sẽ vẫn đạt tăng trưởng ở một mức độ nào đó,
trong khi nhiều nước trong khu vực sẽ phải chịu con số âm.
Photo: AFP
Nếu chỉ chăm chăm vào việc bù lãi suất thì việc kích cầu sẽ không đạt hiệu quả như mong muốn.
Tuy nhiên, cuộn chỉ rối
kinh tế có được những bàn tay khéo léo lần ra đầu mối hay không, kịch bản nào
cho năm 2009 vẫn là đề tài nóng được thể hiện trên báo chí.
Tại phiên họp thường kỳ hàng tháng, ngày 1 tháng 4
chính phủ VN thống nhất điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa
GDP năm 2009 từ 6,5% xuống mức 5%, dự trù bội chi ngân sách không quá 8%. Báo
Saigon Giải Phóng Online đưa tin này, nhấn mạnh tới khía cạnh điều chỉnh giảm
GDP cần tính đến vấn đề thất nghiệp.
Tuy vậy tờ báo Đảng thêm rằng, chính phủ
tiếp tục bổ sung thêm nhiều giải pháp kích cầu, đáng chú ý sẽ tập trung kích cầu
cho khu vực nông nghiệp; tiếp tục bổ sung đối tượng được hỗ trợ lãi suất 4% và
kéo dài thời gian bù lãi suất. Tờ báo cho rằng việc điều chỉnh này đang nhận
được sự ủng hộ của các chuyên gia kinh tế.
Tái cơ cấu
Tuy vậy tờ báo trích lời ông Trần Đình Thiên, Viện
trưởng Viện Kinh Tế VN nói rằng, bình thường bội chi đã là 5%, vì vậy trong điều
kiện hiện nay, chính phủ đề ra bội chi 8% là mức cao. TS Thiên nhấn mạnh rằng,
nếu bội chi tăng thêm để vực nền kinh tế thì cũng nên sẵn sàng.
Các tổ chức nước
ngoài còn dự báo bội chi có thể lên đến 9%. Ông Trần Đình Thiên cho rằng nếu cần
chính phủ có thể xác định GDP tăng trưởng 4% tới 5% để dễ điều hành và cũng phù
hợp với dự báo mức tăng 3,5% tới 4% của các chuyên gia quốc tế.
Nhưng việc điều
chỉnh GDP đồng nghĩa với việc phải tính đến hàng loạt mục tiêu khác, như tạo
việc làm. Cứ theo công thức thì tăng trưởng 1% sẽ giải quyết được 0,34% việc
làm. Vì vậy giảm GDP kéo theo tỷ lệ thất nghiệp tăng lên. TS Trần Đình Thiên
nhận định rằng đó là bài toán mà chính phủ phải tính toán để xử lý kịp
thời.
Trong khi đó, Vietnam Net trích báo cáo ngày 31/3
của Ngân Hàng Phát Triển Á Châu, theo đó ADB khuyến cáo chính phủ VN phải tái cơ
cấu các doanh nghiệp nhà nước. Điều mà ADB đánh giá là vô cùng quan trọng bởi
chúng sử dụng một cách đáng kể các nguồn lực nhưng chưa thực sự có hiệu
quả.
Doanh nghiệp nhà nước mà thua lỗ cũng cho phá sản
cũng như các doanh nghiệp khác, trên một bình diện luật pháp ngang như nhau,
không để cho họ có quá nhiều ưu đãi như bây giờ.
TS Nguyễn Quang
A
Trong cuộc phỏng vấn của đài chúng tôi, TS Nguyễn
Quang A Viện trưởng Viện Nghiên Cứu Phát Triển, một tổ chức tư nhân ở Hà Nội có
cùng nhận định về vấn đề vừa nói.
Để tái cơ cấu khu vực doanh nghiệp nhà nước,
TS Nguyễn Quang A cho rằng cần phá thế độc quyền của doanh nghiệp nhà nước, buộc
các doanh nghiệp này phải hoạt động trong điều kiện khác về tài chánh. Ông
nói:
“Doanh nghiệp nhà nước mà thua lỗ cũng cho phá
sản cũng như các doanh nghiệp khác, trên một bình diện luật pháp ngang như nhau,
không để cho họ có quá nhiều ưu đãi như bây giờ. Làm như thế thì bản thân doanh
nghiệp nhà nước cũng sẽ phát triển…”
Theo Vietnam Net, Ngân Hàng Phát Triển Châu Á ADB dự
đoán thâm hụt ngân sách của VN sẽ tăng lên 9,8% GDP, phần lớn do giảm nguồn thu
từ dầu mỏ, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, tăng trưởng kinh tế chậm lại. ADB
khuyên chính phủ VN phải duy trì sự cân bằng giữa thúc đẩy tăng trưởng với việc
giữ thâm hụt ngân sách ở mức kiểm soát được.
Kích cầu bằng bù lãi suất?
Bài báo ngày 2/4 trên SGGP Online cũng đặt vấn đề có
nên cho doanh nghiệp vay bù lãi suất để đảo nợ hay không. Theo đó xoay quanh vấn
đề thực hiện việc bù lãi suất 4%, nhiều ý kiến hiện nay vẫn băn khoăn về hiệu
quả thực tế.
Vào thời điểm hiện tại, không ít doanh nghiệp còn tồn đọng nợ xấu,
không có khả năng thế chấp để vay với lãi suất hỗ trợ. Theo báo SGGP Online,
cũng đã diễn ra hiện tượng doanh nghiệp vay bù lãi suất để dành cho việc đảo
nợ.
Theo qui định của chính phủ, doanh nghiệp không được
vay để đảo nợ, nhưng cũng có ý kiến đề nghị nên cho doanh nghiệp vay để đảo nợ.
TS Trần Đình Thiên phân tích rằng, doanh nghiệp có thể trả dứt nợ xấu thông qua
vốn vay hỗ trợ lãi suất của gói kích cầu.
Theo ông Thiên đã là giải pháp kích
cầu, không nên chỉ dựa vào qui tắc của ngành ngân hàng để nói chưa trả nợ thì
chưa cho vay. Không thể dùng nguyên tắc bình thường, cần tập trung cho cứu trợ,
yểm trợ khu vực doanh nghiệp.
Trên báo chí, TS Nguyễn Quang A Viện trưởng Viện IDS
ở Hà Nội cho rằng kích cầu bằng bù lãi suất cần thận trọng, vì theo ông hiệu quả
bù lãi suất rất hạn chế đối với việc tăng trưởng tín dụng vì không tăng được
cầu.
“Thực sự trong mỗi một chính sách đưa ra thì bao
giờ cũng có hậu quả hoặc kết quả mà người hoạch định chính sách không lường
trước được.”
Thực sự trong mỗi một chính sách đưa ra thì bao giờ
cũng có hậu quả hoặc kết quả mà người hoạch định chính sách không lường trước
được.
TS Nguyễn Quang
A
Cùng về vấn đề này chúng tôi trích nhận định của TS
Vũ Quang Việt ở New York Hoa Kỳ, cựu chuyên viên thống kê cao cấp LHQ trong bài
ông viết cho Saigon Times Online ngày 2/4/2009.
TS Việt cho rằng gói kích cầu 17
ngàn tỷ đồng bằng bù lãi suất của chính phủ VN chưa thể có tác dụng gì đến sản
xuất và GDP trong quí 1 này.
Theo ông, dù có triển khai thì kích cầu bằng bù lãi
suất sẽ không đạt hiệu quả vì vài lý do. Trước hết, đây là biện pháp kích cung
chứ không phải kích cầu, cầu không có thì biện pháp này chỉ làm tăng thêm lợi
nhuận cho công ty vì được trả lãi suất thấp.
Thứ hai theo TS Việt, việc dùng
tiền cho vay đảo nợ là chuyện đương nhiên và không thể kiểm soát được, dù chính
phủ muốn, vì người vay dễ dàng mượn ở một ngân hàng và đảo nợ ở một ngân hàng
khác.
Sau hết, theo vị cựu chuyên viên của LHQ chương trình tín dụng bù lãi suất
nếu tiếp tục và chuyển thành kích tích luỹ, đặc biệt là mở rộng cho việc nhập
máy móc nước ngoài, thì sẽ tăng thêm thiếu hụt cán cân thanh toán, phí phạm và
kích tham nhũng nhưng không lấp nổi khoảng trống do xuất khẩu giảm gây ra. Mức
giảm này theo TS Vũ Quang Việt có thể từ 5 tới 6 tỷ đô la.
Trở lại bài báo được SGGP đưa lên mạng ngày 2/4,
theo đó tại phiên họp chính phủ thường kỳ, chính phủ đã xác định sẽ tập trung
cho nông nghiệp nông thôn. Theo tờ báo, các chuyên gia kinh tế cho rằng đây là
xác định đúng đắn của chính phủ.
Vì nông thôn là khu vực xuất khẩu lớn về tôm
cá, gạo, cà phê, cao su ảnh hưởng đến đời sống đông đảo người lao động. Nông
thôn cũng là vùng đệm để giảm sốc cho những người thất nghiệp, mất việc làm.
Vì
thế, đầu tư cho nông nghiệp nông thôn không chỉ giải quyết bài toán tăng trưởng
mà giữ lại được cả thế ổn định xã hội rất căn bản.
|