Thứ Hai, 2025-01-27, 7:57 AM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2009 » Tháng Tư » 7 » Hành xử Nhân quyền khác nhau?
7:43 AM
Hành xử Nhân quyền khác nhau?
2009-04-06

Vào ngày 4/4 vừa qua, Ủy Ban Quốc Tế Yểm Trợ Phong Trào Dân Chủ Nhân Quyền Việt Nam đã tổ chức một buổi thuyết trình và hội luận tại Nam California để tường trình về việc họ đã nộp đơn khiếu nại với Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc về những vi phạm nhân quyền một cách có tổ chức và hệ thống của nhà cầm quyền Hà Nội.

Công việc khiếu nại này có một tiến trình ra sao, và hậu quả gì sẽ đến với một quốc gia bị đưa ra trước HDNQLHQ?

Mỗi quốc gia có cách hành xử Nhân quyền khác nhau?
Mỗi quốc gia có cách hành xử Nhân quyền khác nhau?

Cùng với các tổ chức nhân quyền quốc tế, cộng đồng người Việt hải ngoại vẫn tích cực trong việc đưa ra công luận thế giới những vi phạm nhân quyền tại Việt Nam, mong tạo áp lực để nhà cầm quyền Hà Nội phải tôn trọng những quyền làm người căn bản của người dân.
Cùng với các tổ chức nhân quyền quốc tế, cộng đồng người Việt hải ngoại vẫn tích cực trong việc đưa ra công luận thế giới những vi phạm nhân quyền tại Việt Nam, mong tạo áp lực để nhà cầm quyền Hà Nội phải tôn trọng những quyền làm người căn bản của người dân.

 Nhưng người ta cho rằng, tính đến nay, dù luôn luôn bị dư luận thế giới chỉ trích, tình trạng đàn áp nhân quyền tại Việt Nam vẫn không được cải thiện, mà ngày càng có vẻ trở nên trầm trọng hơn. Trước tình trạng ấy, giới quan tâm đã âm thầm đi tìm những phương cách mới…

Mọi người có bổn phận và quyền lợi như nhau trước toàn thế giới

Trong buổi hội luận được tổ chức tại Garden Grove, Nam Cali vào ngày 4/4 vừa qua, Ủy Ban Quốc Tế Yểm Trợ Phong Trào Dân Chủ Nhân Quyền Việt Nam tường trình rằng một trong những biện pháp mới này là việc áp dụng thủ tục khiếu kiện theo nghị quyết 1503 của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc.
Ông Phạm Trần Anh, một cựu sinh viên HVQGHC, hiện đang sống tại Hoa Kỳ,  tóm lược mục đích của buổi hội luận:
“Mục đích để giải thích cho mọi người thấy rằng, cái lập luận của nhà cầm quyền CS, nói rằng, tùy theo mỗi quốc gia, có những cách hành xử nhân quyền khác nhau, điều này chỉ là một sự ngụy biện.
Trong tổng số 192 nước trong đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, thì chỉ có 4 nước lý luận như vậy để bao biện cho cái sự độc tài của họ.

“Mục đích để giải thích cho mọi người thấy rằng, cái lập luận của nhà cầm quyền CS, nói rằng, tùy theo mỗi quốc gia, có những cách hành xử nhân quyền khác nhau, điều này chỉ là một sự ngụy biện. Trong tổng số 192 nước trong đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, thì chỉ có 4 nước lý luận như vậy để bao biện cho cái sự độc tài của họ.
Ô.Phạm Trần Anh, cựu HVQGHC

Bởi vì trước là một công dân của một nước nào, thì chúng ta đã là một con người. Và đã là một con người thì phải có bổn phận và quyền lợi như nhau trước toàn thế giới.

Cái cuộc hội thảo này phổ biến rộng rãi tới quần chúng cộng đồng những người liên hệ để cùng tham gia khiếu kiện để chặn tay những hành động vi phạm nhân quyền một cách trầm trọng.”
TS Nguyễn Ngọc Hùng, đến từ Đức Quốc, là người đầu tiên đã khởi xướng việc đi tìm một phương cách mới để cải thiện nhân quyền cho Việt Nam. 

Ông đã liên kết và làm việc âm thầm với một nhóm nhân sĩ VN ở nhiều nơi trong và ngoài nước, trong hơn một năm trời để nghiên cứu luật nhân quyền, thủ tục khiếu nại, cũng như thu thập tin tức của các nạn nhân mà quyền làm người đã bị nhà nước Hà Nội chà đạp.

Ông cho biết cách đây 2 tuần, ủy ban Quốc Tế Yểm Trợ Phong Trào Dân Chủ Nhân Quyền Việt Nam đã xúc tiến việc nộp đơn khiếu kiện những vi phạm nhân quyền một cách có tổ chức và hệ thống, của nhà cầm quyền Hà Nội theo nghị quyết 1503.

Theo TS Nguyễn Ngọc Hùng, nghị quyết này đã được ra đời từ năm 1970, được tu chính vào năm 2000, nhưng chỉ đến năm 2006, sau khi Liên Hiệp Quốc đã hoán chuyển Cao Ủy Nhân Quyền thành Hội Đồng Nhân Quyền, thì thủ tục khiếu kiện theo nghị quyết này  mới trở thành dễ dàng hơn.

Ông cho biết cách đây 2 tuần, ủy ban Quốc Tế Yểm Trợ Phong Trào Dân Chủ Nhân Quyền Việt Nam đã xúc tiến việc nộp đơn khiếu kiện những vi phạm nhân quyền một cách có tổ chức và hệ thống, của nhà cầm quyền Hà Nội theo nghị quyết 1503.
TS Nguyễn Ngọc Hùng

Vi phạm nhân quyền có tổ chức và hệ thống

Ông giải thích:
Điều kiện để mà khiếu kiện theo nghị quyết 1503 là nhà cầm quyền liên hệ phải vi phạm nhân quyền một cách có hệ thống, nghĩa là đã vi phạm một công việc nhiều lần hoặc là trầm trọng, thí dụ như bắt bớ người không có lý do, bắt bớ nhiều người giam giữ lâu ngày mà không do một tòa án xét xử, hoặc là thủ tiêu người, hoặc là tra tấn tù nhân…”
LS Lâm Chấn Thọ, đến từ Gia Nã Đại, là người chuyên nghiên cứu về thủ tục pháp lý của Ủy Ban Quốc Tế Yểm Trợ Phong Trào Dân Chủ Nhân Quyền Việt Nam, cho biết:

“Cái thủ tục đó cho phép nạn nhân, nhóm nạn nhân, và các tổ chức về nhân quyền được nêu lên các vi phạm nhân quyền có tính cách nhất quán, bền bỉ và những vi phạm đó phải đáng tin cậy và nghiêm trọng. Nếu do các tổ chức phi chính phủ đưa lên thì tổ chức đó phải biết các vi phạm đó một cách trực tiếp”.
Trong khi LS Lâm Chấn Thọ giải thích vi phạm nhân quyền bền bỉ, đáng tin cậy và nghiêm trọng là gì, thì những người tham dự buổi hội luận đã có nhiều người gật gù, biểu lộ sự thấu hiểu tại sao những vi phạm nhân quyền của nhà quyền VN được định nghĩa là vi phạm nhân quyền có tổ chức và hệ thống:
Vi phạm nhân quyền bền bỉ là vi phạm đã xẩy ra thường xuyên cho một số người. Ủy ban Nhân Quyền QuốcTế đã quyết định trong quá khứ rằng, giam giữ kéo dài với thủ tục hành chánh trong 6, 7 trường hợp cũng đủ là một vi phạm nhân quyền bền bỉ.

Điều kiện để mà khiếu kiện theo nghị quyết 1503 là nhà cầm quyền liên hệ phải vi phạm nhân quyền một cách có hệ thống, nghĩa là đã vi phạm một công việc nhiều lần hoặc là trầm trọng, thí dụ như bắt bớ người không có lý do, bắt bớ nhiều người giam giữ lâu ngày mà không do một tòa án xét xử, hoặc là thủ tiêu người, hoặc là tra tấn tù nhân…”
LS Lâm Chấn Thọ

Vi phạm nghiêm trọng là tra tấn, thủ tiêu, ám sát, xử tử không qua tòa án, xử tử tùy tiện, xử tử một phiên tòa bất công, giam giữ tùy tiện không xét xử,  và không cho xuất ngoại. Vi phạm đáng tin cậy là vi phạm đã được chứng minh bởi những chứng tích đáng tin.”

Một danh sách những nạn nhân gồm gần 150 tù nhân chính trị đã bị nhà cầm quyền VN xử tử, 100 tù nhân chính trị và tôn giáo hiện còn đang bị giam cầm, gần 40 tù nhân lương tâm, trong đó có nhiều thành viên của khối 8406 hiện còn đang bị giam giữ, và những phân tích về bản tuyên ngôn quốc tế nhân quyền đối chiếu với hiến pháp VN đã được thu gọn trong một tập tài liệu dầy 100 trang  có tên “Bản Cáo Trạng nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa VN vi phạm nhân quyền có tổ chức và hệ thống”, do ủy ban soạn thảo, bằng hai ngôn ngữ Việt và Anh ngữ đã được phổ biến trong cuộc hội luận.
Đa số người tham dự tỏ ra rất phấn khởi và hy vọng là với nghị quyết 1503, tình trạng nhân quyền VN sẽ dần dà được cải thiện, mặc dù LS Lâm Chấn Thọ đã giải thích đây là một tiến trình tốn rất nhiều thời gian, có thể kéo dài cả năm trời, với những giai đoạn đi từ xét xử kín, đến khuyến cáo, đến xét xử công khai, và cuối cùng là trục xuất ra khỏi đại hội đồng Liên Hiệp Quốc nếu tình trạng nhân quyền tại quốc gia bị khiếu nại mãi vẫn không được cải thiện.
Category: Tiếng nói dân chủ | Views: 906 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 1
Khách: 1
Thành Viên: 0