(tại trại tạm giam số 3 công an Hà nội) Kể
từ hôm 2/4/2009 qua cơ quan an ninh điều tra Hà nội, những chiến sỹ đấu
tranh dân chủ được biết nhà thơ Trần Đức Thạch, bị bắt ngày 12/9/2008
hiện đang bị giam giữ tại trại tạm giam số 3 công an Hà nội (cạnh quân
y viện103 - Hà đông). Cơ quan an ninh điều tra
cho biết anh sẽ bị truy tố theo điều 88 bộ luật hình sự về tội : làm
ra, tàng trữ, lưu hành các tài liệu có nội dung chống nhà nước XHCN.
Phóng viên chúng tôi ghi lại chuyến đi thăm theo lời kể của những người
đi thăm hôm 6/4 vừa qua.
Anh
Trần Đức Thạch, sinh năm 1952 tại Làng Vọng, Quỳnh Ngọc- Quỳnh Lưu-
Nghệ An, hiện là hội viên hội văn học nghệ thuật Nghệ An. Trước anh đã
từng là lính trinh sát. Anh đã từng viết nhiều bài viết như " Tôi đã
thắp sáng niềm tin", " Hố chôn người ám ảnh", "Tôi là phản động thật
sao "...cùng hàng chục bài viết khác. Trong quá trình đấu tranh dân chủ
anh đã luôn sát cánh cùng các chiến sĩ dân chủ cũng như bà con dân oan
trên mọi điểm nóng khắp mọi miền đất nước, từ Nghệ An, Thanh Hoá, Ninh
Bình, Hải Dương, Hải phòng, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Phú Thọ...nhà cầm
quyền cộng sản căm ghét anh vì anh đã chiến đấu không khoan nhượng với
những sai trái, vi phạm nhân quyền của chế độ độc tài cộng sản. Đúng 8h
sáng ngày 12/9/2008 hàng chục an ninh xông vào nơi thuê trọ của anh ở
Ba la - Hà Đông và áp tải anh đi vào trại giam cùng lệnh khởi tố vi
phạm điều 88. Từ đó đến nay đã hơn 6 tháng, anh Thạch vẫn chưa một lần
được tiếp tế mặc dù anh em dân chủ đã có người làm đơn xin xác nhận của
phường để nộp cho cơ quan an ninh điều tra bộ công an từ rất lâu.
Sau
khi được biết anh Thạch đã tuyệt thực trong trại giam và sức khoẻ yếu
do một trong số phạm nhân trong trại được đi xét xử đưa thông tin ra
ngoài. Anh em dân chủ đã tiến hành đi tiếp tế cho anh Thạc tạị trại tạm
giam nhà 6/4/2009. Theo như cán bộ cơ quan điều tra thì vào trại giam
xin gặp giám thị để tiếp tế. Ông Vi Đức Hồi từ Lạng sơn cùng các ông
Nguyễn Thượng Long, Nguyễn Thanh Nhàn, Nguyễn Phương Anh đã đến trại
giam số 3 công an Hà nội lúc 14h chiều ngày 6/4. Tại đây họ đã cố gắng
tiếp xúc với ông Cần - giám thị trại giam để xin tiếp tế nhưng không
được cho gặp. Trại giam có cổ canh gác bằng sắt nghiêm ngặt, khách ra
vào phải xuất trình thẻ. Khi những người đi thăm gặp đến để xin vào thì
các cảnh vệ mặc sắc phục không quan tâm mà còn bận chửi mắng nhau. Khi
chúng tôi tiến đến vọng gác thì một cảnh sát đi ra khỏi nơi canh gác và
nói vọng vào trong : "Tuấn con, mày trực cho tao, tao đi có việc.",
nhằm không muốn tiếp nhóm khách không mời. Chả hiểu sao, cảnh sát kia
đáp ngay " Đang trực đi đ... đâu thế. Đ..m nhanh lên để tao còn về".
Đợi người kia vào nơi vọng gác kiểm soát, chúng tôi tiếp tục nói chuyện
để vào gặp giám thị. Anh gác mới cho chúng tôi vào và nói ngồi đợi vì
giám thì đang trong khu trại giam.
Ngồi
khoảng 1 tiếng đồng hồ, chúng tôi thấy một cán bộ mặc thường phục tên
là Vui, phi xe máy đến...anh ta trợn mắt hỏi chúng tôi " Ngồi đây làm
gì ?". Chúng tôi cáu lắm nhưng vẫn phải trả lời là ngồi đợi gặp lãnh
đạo trại giam. Anh ta nói lãnh đạo không có ai, chúng tôi nói rằng anh
Cần hiện đang sắp ra, chúng tôi có hẹn, vậy là anh ta cun cút đi vào
trong. Bất ngờ, một bà mẹ trông khắc khổ, ở quê ra...tay run rẩy cầm 1
cây thuốc lá và phong bì hấp tấp chạy theo, nghe nói là mẹ của phạm
nhân Tú, chúng tôi thấy ông Vui cầm "quà" và ngay lập tức ra lệnh cho
nhân viên làm thủ tục cho mẹ phạm nhân được thăm nuôi. Làm xong phần
thủ tục và nhận quà ông ta lại lên xe phóng vèo qua cổng đi mất dạng.
Với những người như cán bộ Vui, nhận tiền quà của những người dân nghèo
khổ để cho phép họ được tiếp tế ngoài giờ có phải là hợp pháp ?. Lúc
sau có anh Khánh, cán bộ đài truyền hình Việt nam đến để làm việc với
lãnh đạo là anh Trường, thấy chúng tôi ngồi đợi lâu mới hỏi là đợi ai.
Chúng tôi nói đợi lãnh đạo để tiếp tế người nhà. Anh ấy lắc đầu bảo,
vào đây chúng nó mất dạy lắm, nên tránh xa. Nói rồi anh phóng xe như ma
đuổi. Ngồi uống nước bên ngoài cổng chúng tôi được biết một số cán bộ
lãnh đạo trại giam có phần vốn góp để nấu cao hổ cốt bán, xưởng nấu cao
hổ nằm ngay bên cạnh tường của trại giam. Số hổ lấy về nấu được cho
biết là mua từ Malaysia và được chở trong tủ bảo quản, do một người ở
Trôi, Phùng...là người trong nghành cung cấp, nấu bán, chia nhau. Mỗi
khi nấu, hàng loạt cán bộ cao cấp trong nghành công an đến xem con hổ,
cân, định giá...rồi đưa về nấu ngay sát tường trại tạm giam. Có người
nó họ đi xe biển của bộ đầu 80B và có cả thứ trưởng đến thăm. Cán bộ
trại giam khi nấu cao được mời nhiều người ăn thịt hổ xào và có thể mời
những người khác là bạn bè đến để bán lại phần của mình với giá cao hơn
khi nấu xong.
Mọi
người đợi hơn 1h đồng hồ thì thấy kẻng báo đến giờ làm vệ sinh. Cửa
trại mở ra và hơn 10 phạm nhân được phép ra khỏi cổng trại để dọp dẹp
làm vệ sinh...họ cũng được ra khỏi khuôn viên trại, ra tận đường phố mà
không có cảnh sát đi kèm. Chúng tôi mục sở thị những phạm nhân có tuổi
này vẫn phải xưng hô là con, cháu với những cán bộ trại giam chỉ đáng
tuổi con mình. Lúc đó chúng tôi có gặp được 1 phạm nhân bên ngoài cổng
trại, anh ta cho biết anh Thạch ,Nghệ An có bị giam trong đó và sức
khoẻ kém. Một số phạm nhân được giao nhiệm vụ làm thẳng những thanh
thép cong queo để có thể sử dụng lại được. Những mớ sắt này được trại
mua theo sắt vụn và đem vào để phạm nhân gia công. Các nữ phạm nhân thì
được mấy xe máy chở các mảnh vải cắt sẵn đến, họ được giao nhiệm vụ gia
công những sản phẩm may mặc này. Tất cả những phạm nhân trong trại tạm
giam đều phải làm việc, không hiểu những đồng tiền họ làm ra sẽ rơi vào
túi ai ? và họ đang tạm giam có phải bắt buộc làm việc cải tạo như vậy
không ?.
Một
lúc sau chúng tôi thấy có một xe máy đến bán thực phẩm cho trại giam,
chúng tôi xem thấy xe chở đúng 3 bì rau bắp cải, khoảng 50kg. Đây chính
là khẩu phần ăn của tất cả các phạm nhân trong trại cỡ khoảng 600
người. 30 cán bộ trong mỗi ngày làm việc có nhà bếp riêng bên ngoài .
Thịt, cá...hay thức ăn thì mỗi tháng trại tạm giam chỉ cho phạm nhân ăn
2 lần và miếng thịt mỏng như là tờ giấy. Những phạm nhân có người nhà
tiếp tế thì còn đỡ, như anh Thạch 6 tháng nay không được một ai tiếp tế
thì sức khoẻ xuống cấp rất nhanh. Anh Thạch lại ốm yếu từ trước do bệnh
dạ dày, di chứng do 1 lần tự thiêu để phản đối nhà cầm quyền. Đợi thêm
2h nữa, lãnh đạo Cần vẫn không thấy ra tiếp chúng tôi. Chúng tôi đành
phải ra về, nghe đâu ông Cần đang mải đánh tá lả ăn tiền với cấp dưới
trong trại.
Chúng
tôi cực lực lên án những hành động xấu xa của cán bộ trại, cũng như của
các cơ quan công an đã ngăn cản việc tiếp tế cho anh Thạch và chúng tôi
lên án sự giam giữ anh Thạch vì anh Thạch không vi phạm pháp luật.
Những vi phạm của nhà cầm quyền độc tài cộng sản về nhân quyền sẽ được
loan tải trên khắp thế giới và đến lức nào đó chế độc độc tài sẽ sụp
đổ, nhân dân Việt nam sẽ giành lại được nhân quyền, dân chủ cho mình. Hà nội, 7/4/2009. Nhóm PV DCNQ.
|