Main » 2009»Tháng Tư»8 » Thấy gì qua việc VN tiếp tục tăng giá xăng dầu
6:55 AM
Thấy gì qua việc VN tiếp tục tăng giá xăng dầu
Mặc Lâm, phóng viên RFA
2009-04-07
Việc
nhà nước vừa cho phép tăng giá xăng lên một lần nữa đã khiến dư luận
hết sức bức xúc trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn hiện nay.
Photo courtesy of VNExpress
Người Hà Nội đổ xô đi mua xăng trước giờ tăng giá sáng thứ Hai 21-7-2008. Tình trạng tương tự cũng diễn ra ờ nhiều nơi khác.
Mặc dù là nước xuất khẩu dầu lửa nhưng Việt Nam
có giá bán xăng dầu trong nước cao nhất khu vực. Mặc Lâm phỏng vấn Tiến sĩ Trần Vinh Dự để biết thêm ý kiến của một chuyên gia về vấn đề này.
TS Trần Vinh Dự là chuyên nghiên cứu về cấu trúc thị trường và chính sách cạnh tranh. Hiện ông đang làm việc tại ERSGroup - một tập đoàn chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn về chiến lược cạnh tranh và chống độc quyền cho Chính Phủ Hoa Kỳ và Công Ty Fortune 500.
Trong lĩnh vực năng lượng, ông từng tham gia tư vấn trong một số dự án về cải tổ thị trường điện ở Texas
và xăng dầu ở California (Hoa Kỳ).
Thị trường xăng
dầu
Mặc Lâm :Xin cám ơn Tiến
Sĩ đã nhận lời
mời trong cuộc phỏng
vấn ngày hôm nay. Thưa ông, ông có nhận
xét gì về tình hình dầu
khí của Việt Nam hiện
nay?
TS
Trần Vinh Dự : Theo tôi, tình hình khai thác dầu mỏ và khí đốt của Việt Nam hiện nay có thể nói là có 3 điểm nổi bật:
(1) Năng suất khai thác được từ các mỏ hiện nay đang giảm nhanh,
Vấn đề tranh chấp trên Biển Đông cùng với sự lấn át của Trung Quốc sẽ tiếp tục ảnh hưởng nghiêm trọng và lâu dài đối với việc thăm dò và khai thác dầu của Việt Nam
ở vùng biển này.
TS Trần Vinh Dự
(2) Các nguồn dầu mới trên lãnh thổ và lãnh hải của Việt Nam, nếu có tìm ra được, cũng là những nguồn khó khai thác mà dân trong ngành gọi là các nguồn có áp suất cao, có nhiệt độ cao, hoặc các vùng nằm dưới nền đá granite. Các loại dầu này cũng
khó chế biến vì hàm lượng lưu huỳnh cao mà nhiều người ở Việt Nam
gọi là dầu chua.
(3) Vấn đề tranh chấp trên Biển Đông cùng với sự lấn át của Trung Quốc sẽ tiếp tục ảnh hưởng nghiêm trọng và lâu dài đối với việc thăm dò và khai thác dầu của Việt Nam
ở vùng biển này.
Mặc Lâm :Tuy là nước xuất
cảng dầu nhưng
Việt Nam
có giá xăng dầu rất
cao. Điều này phản
ảnh đến vần
đề điều tiết
thị trường hiện
nay của Việt Nam
ra sao và liệu có phù hợp
với sự phát triển
của Việt Nam hay không?
TS
Trần Vinh Dự : Đúng là thị trường xăng dầu ở Việt Nam vẫn cần được tiếp tục cải cách.
Trong khoảng 10 năm trở lại đây tôi có thấy Việt Nam đã thực hiện một số cuộc cải cách thị trường theo hướng phi tập trung hoá mà theo tôi thì đây
là một thành công, thí dụ như cuộc cải cách thị trường viễn thông và ở mức thấp hơn là cuộc cải cách trên thị trường hàng không. Trong tương lai thị trường xăng dầu ở Việt Nam chắc chắn sẽ phải được cải tổ theo hướng này.
Mặc Lâm :Tiến Sĩ đã cho rằng
thị trường nhiên liệu
của Việt Nam không được
hiệu quả lắm. Xin ông cho biết
chi tiết hơn về
vấn đề này.
TS
Trần Vinh Dự : Một thị trường hiệu quả sẽ được phản ánh qua mức giá cả và chất lượng hàng hóa cho người tiêu dùng. Xăng dầu là mặt hàng tương đối thuần nhất về chất lượng vì thế tiêu chuẩn đánh giá quan trọng nhất là giá cả.
Nếu mọi chi tiết khác đều giống hệt nhau thì khi ta so sánh hai thị trường, một thị trường sẽ hoạt động thiếu hiệu quả nếu mức giá cả cân bằng trên thị trường này cao hơn mức giá cả cân bằng trên thị trường kia.
Điểm quan trọng của so sánh này là phải dựa trên các
thị trường gần giống nhau. Sẽ là sai lầm nếu ta so sánh
mức giá dầu được trợ cấp ở Venezuela với mức giá dầu bị đánh thuế rất cao ở Anh Quốc hay Pháp Quốc mà kết luận rằng thị trường xăng dầu ở Venezuela hoạt động tốt hơn ở Tây Âu.
Về mặt thương mại thì thực tế giá xăng dầu ở Việt Nam cao hơn các nước khác và điều này chỉ có thể giải thích được là do thị trường hoạt động thiếu hiệu quả.
TS Trần Vinh Dự
Trong trường hợp Việt Nam, giá
xăng dầu của Việt Nam
không nằm trong nhóm cao nhất thế giới, nhưng cũng là một trong những nước có mức giá xăng dầu cao. Điều đáng nói ở đây là chính phủ Việt Nam vẫn thường khẳng định là có sự hỗ trợ cho các công ty nhập khẩu xăng dầu để bình ổn giá thị trường xăng dầu trong nước trong trường hợp giá quốc tế tăng quá cao.
Thêm nữa, mức thuế tiêu thụ xăng dầu ở Việt Nam (trong đó
có tính cả thuế nhập khẩu) cũng không thuộc loại quá cao. Vì thế về mặt thương mại thì thực tế giá xăng dầu ở Việt Nam cao hơn các nước khác và điều này chỉ có thể giải thích được là do thị trường hoạt động thiếu hiệu quả.
An ninh năng lượng
Mặc Lâm :Thưa Tiến
Sĩ, nhà máy lọc dầu
Dung Quất đang là niềm
tự hào của Việt
Nam. Ông
có cho rằng hiệu
quả kinh tế của nó có đáng tự
hào như hiệu quả
chính trị hay không?
TS
Trần Vinh Dự : Nói về Dung Quất thì ta đang nói về một chủ đề gây tranh cãi. Lý do là mỗi người nhìn dự án này với một góc nhìn
khác nhau. Cá nhân tôi tôi chỉ muốn phân tích
nó dưới góc độ hiệu quả kinh tế mà thôi. Tôi cho rằng hiệu quả kinh tế của dự án này không được như mong đợi là vì có hai điểm chính :
(1) Chi phí
xây dựng nhà máy này quá lớn, có thể nói xấp xỉ 3 lần so với dự tính ban đầu khoảng 1 tỷ đôla Mỹ. Điều này là kết quả của sai lầm trong việc quản lý dự án nói chung và việc đấu thầu xây dựng nhà máy nói riêng. Chi phí lớn khiến gánh nặng trả nợ quá nặng nề và nó làm thui chột khả năng làm ăn có lãi của nhà máy này.
(2) Về tính toán mục đích sử dụng của nhà máy cuối cùng đã không khớp vớí hiện thực. Theo bài trả lời phỏng vấn của ông Đinh Văn Ngọc trên báo VienamNet hồi tháng 2 vừa qua, nhà máy này được xây dựng với mục đich là lọc dầu của mỏ Bạch Hổ là loại dầu ngọt có hàm lượng lưu huỳnh rất thấp.
Tuy nhiên,
khi nhà này đựơc xây dựng xong và được đưa vào hoạt động vào đầu năm nay, như chúng ta đều biết dầu ngọt ở mỏ Bạch Hổ sắp cạn, các nguồn dầu khác lại là dầu chua hoặc là hỗn hợp mà Dung Quất thiếu khả năng xử lý.
Các mỏ dầu của Việt Nam
đang cạn dần, việc tìm kiếm các nguồn dầu mới lại hết sức khó khăn cả về mặt tự nhiên lẫn về mặt chính trị. Điều này dẫn tới chuyện trong tương lai Việt Nam sẽ gần như phải lệ thuộc hoàn toàn vào nguồn dầu nhập từ nước ngoài.
TS Trần Vinh Dự
Điều này dẫn tới chuyện vừa khi Dung Quất đi vào hoạt động thì chính phủ Việt Nam đã phải tính ngay đến việc nhập khẩu dầu cho Dung Quất lọc, mà theo tôi được biết thì Việt Nam muôn ký "contract" với lại BP (công ty khai thác dầu khí của Anh Quốc) để BP cung cấp dầu cho Dung Quất lọc.
Mặc Lâm :Như vậy khả năng nâng cấp và mở rộng nhà máy Dung Quất để có thể lọc được các loại dầu có hàm lượng lưu huỳnh cao thì nhà nước có thể làm được hay không, thưa ông?
TS
Trần Vinh Dự : Việc nâng cấp này sẽ cần một nguồn vốn lớn mà chính phủ Việt Nam
hiện nay khó có thể xoay sở được. Điều này, theo tôi, nó lý giải tại sao Viẹt Nam lại đang rao bán tới 49% cổ phần của nhà máy Dung Quất cho nước ngoài.
Mặc Lâm :Vấn đề an ninh năng lượng được Tiến Sĩ cho là nghiêm trọng. Ông có thể giải thích là tại sao hay không ?
TS
Trần Vinh Dự : Về câu hỏi này thì các điểm chính mà tôi muốn nhắc tới là :
(1) Các mỏ dầu của Việt Nam
đang cạn dần, việc tìm kiếm các nguồn dầu mới lại hết sức khó khăn cả về mặt tự nhiên lẫn về mặt chính trị. Điều này dẫn tới chuyện trong tương lai Việt Nam sẽ gần như phải lệ thuộc hoàn toàn vào nguồn dầu nhập từ nước ngoài, và chính phủ Việt Nam cũng
không có thu nhập lớn lớn như trước từ xuất khẩu dầu thô để có thể trợ giá như họ đã làm trước đây.
(2) Thị trường xăng dầu của Việt Nam được tổ chức còn kém hiệu quả và vì thế sẽ làm trầm trọng thểm gánh nặng cho người tiêu dùng trong nước.
(3) Việt Nam đang thiếu một hệ thống chính sách bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia. Một số những nỗ lực gần đây như việc xây dựng nhà máy lọc dầu Dung Quất lại tỏ ra không được hợp lý và có vẻ như đang làm cho tình hình thêm xấu đi chứ không phải tốt hơn.
Mặc Lâm :Một lấn nữa xin cảm ơn Tiến sĩ Trần Vinh Dự đã cho phép chúng tôi thực hiện cuộc phỏng vấn ngày hôm nay.