§ Hà Thạch Hai
mảnh đất thánh thành công viên. Tám giáo dân hai lần bị đem ra xét xử
với phán quyết của toà án được cấp trên chỉ đạo: “có tội.” Báo chí thi
nhau đánh hội đồng: “Bị cáo cúi đầu nhận tội”. Hàng ngàn người xuống
đường, trên tay cầm cành thiên tuế, miệng hô vang “vô tội”.
Người ít quan tâm tới thời cuộc, tới Thái Hà, thì cho rằng cuộc đấu tranh của Thái Hà như thế là thất bại.
Nếu giáo dân Thái Hà, nếu Tổng Giáo phận Hà Nội chỉ đấu tranh để
dành lại các khu đất đã bị chính quyền cưỡng chiếm cách bất hợp pháp
cách đây 50 năm, thì có thể bi quan nghĩ như vậy.
Nhưng trong thực tế, như Đức Tổng giám mục nói: “Đây không đòi dất, nhưng đòi công lý và sự thật”.
Cuộc đấu tranh của Tổng Giáo phận Hà Nội, cách riêng của giáo xứ
Thái Hà ngay từ ban đầu đã đi ra khỏi mục tiêu đòi đất và càng ngày,
mục tiêu đòi công lý và sự thật cho Giáo hội càng sáng tỏ, vượt ra khỏi
phạm vi Giáo Hội để tìm kiếm công lý và hoà bình cho quê hương.
Hai công viên hình thành trong thời gian kỷ lục dưới sự giám sát của
chó và cảnh sát. Đó là giải pháp mà chính quyền Hà Nội cho là tối ưu
trong hoàn cảnh cụ thể lúc đó. Tuy nhiên, đấy chỉ là một giải pháp chữa
cháy, không phải là một giải pháp lâu dài, bới hai công viên không
những đã không làm đẹp thêm cho thành phố, trái lại nó mãi sẽ là hai
vườn hoa tưởng niệm một nhà nước pháp quyền bất chấp pháp luật cướp đất
tôn giáo; nó mãi sẽ là dấu ấn ô nhục của một thời. Bên cạnh đó, hai
công viên đang như hai ngọn nến tiếp tục giữ ngọn lửa công lý và hoà
bình âm thầm cháy giữa lòng thủ đô. Nói như linh mục Nguyễn Hữu Phú,
DCCT: “Vườn hoa 1/6 là chặng thứ mười bốn trong 14 chặng đàng thánh
giá, nơi táng xác Chúa, chính nơi ấy rồi đây Chúa sẽ phục sinh”. Còn
vườn hoa Hàng Trống, nơi tượng Mẹ Sầu bi bị đánh cắp, dưới gốc đa cổ
thụ vẫn còn đấy hình ảnh Mẹ Thiên Chúa ẩn mình và là nơi người giáo dân
có thể đến cầu nguyện xin ơn hoà bình cho đất nước, cho quê hương.
Đối với người giáo dân, việc hai khu đất của Giáo Hội bị bắt buộc
biến thành công viên là một thắng lợi không nhỏ, bởi nếu nó không thành
công viên, nó đã vào túi một nhóm quyền lực đang thao túng đất nước. Nó
là công viên, thì tức là nó là của dân, nó vẫn còn đó. Suốt hơn năm
mươi năm qua, kể từ khi hai mảnh đất bị cưỡng chiếm, người giáo dân đã
không thể bước vào khu đất của mình, thì nay khi đã thành công viên,
người giáo dân có thể vào đó để nghỉ ngơi, cầu nguyện, chờ đợi ngày sự
thật phục sinh.
Như thế, đối với người giáo dân, tuy không lấy lại được hai khu đất,
nhưng cái được lớn nhất nơi cộng đồng tín hữu là sự hiệp nhất trong
Giáo Hội, là một lần người giáo dân ý thức lại sứ mạng ngôn sứ của mình
và nhất là kể từ đây, người giáo dân đã đĩnh đạc, đàng hoàng bước ra
khỏi bóng tối của sự sợ hãi, can đảm đối diện với cường quyền dù có
phải chết.
Nhìn vào hai phiên toà, từ phiên toà sơ thẩm tới phúc thẩm, ai cũng
có thể dễ dàng nhận thấy sự biến chuyển của đời sống tâm linh nơi các
Kitô hữu, nhất là thấy rõ một sự thay đổi nhận thức của người giáo dân
về xã hội, về quyền lợi hợp pháp của họ được pháp luật bảo hộ. Sự thay
đổi nhận thức này chắc chắn sẽ là một cơ may giúp người giáo dân nói
riêng có thêm động lực để chung tay xây dựng một xã hội Việt Nam công
bằng, dân chủ và văn minh.
Hai mảnh đất của Giáo hội thành công viên tưởng niệm nhà nước pháp
quyền. Hai phiên toà sơ thẩm và phúc thẩm xử tám giáo oan vừa kết thúc.
Hai công viên trở nên hai ngọn nến lung linh, âm thầm giữ lửa công lý
giữa lòng thủ đô Hà Nội, bởi lửa công lý thì vĩnh cửu và không có thế
lực nào có thể dập tắt.
8/4/2009
Hà Thạch
|