Thứ Ba, 2024-11-05, 8:46 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2009 » Tháng Tư » 10 » Việc đàn áp giới blogger Việt Nam thúc đẩy giới lập pháp Hoa Kỳ lên tiếng
7:22 AM
Việc đàn áp giới blogger Việt Nam thúc đẩy giới lập pháp Hoa Kỳ lên tiếng

  • Apr. 9th, 2009 at 1:41 PM

(Tin CNS) Năm tháng, sau khi các đại công ty Internet Google, Microsoft và Yahoo hứa tôn trọng quyền riêng tư và quyền tự do ngôn luận khi hoạt động trong những môi trường độc tài, môt nhóm dân biểu Hoa Kỳ đã lên tiếng kêu gọi những công ty này đừng để nhà nước cộng sản Việt Nam làm áp lực.
Những nhà tranh đấu người Mỹ gốc Việt nói rằng Hà Nội đang bắt chước theo các biện pháp kiểm duyệt của Trung Quốc để gia tăng nỗ lực ngăn chận nhóm bloggers ngày càng lớn mạnh tại Việt Nam.
Khi con số người xử dụng Internet tăng vọt tại Việt Nam -theo ước lượng của Hiệp Hội Truyền Thông Quốc Tế (International Telecommunication Union) thì có khoảng một phần tư dân số hiện đang dùng Internet - những người đối kháng cho biết nhà nước tìm cách ngăn chận không cho Internet được sử dụng vào những mục tiêu làm mất ổn định.
Trong một quốc gia mà guồng máy thông tin bị nhà nước kiểm soát thì các trang blogs trở thành một phương tiện để người dân Việt Nam trao đổi ý kiến và tranh luận các đề tài gồm luôn cả những vấn đề chính trị nhạy cảm.
Theo tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới (Reporters Without Borders), một tổ chức giám sát vấn đề tự do báo chí cho biết thì các biện pháp ban hành hồi tháng Giêng để kiểm soát blog bằng cách buộc phải cung cấp chi tiết cá nhân, cấm không được phổ biến các tin tức báo chí. Một trong những biện pháp này yêu cầu các công ty cung cấp dịch blog phải khai báo chi tiết hoạt động của các thân chủ mỗi sáu tháng, hoặc theo lệnh yêu cầu của nhà nước.
Việt Tân, một tổ chức đấu tranh cho dân chủ bị cấm đoán ở Việt Nam, cho biết một cơ quan nhà nước trực thuộc Bộ Thông Tin và Truyền Thông được thành lập cuối năm ngoái nhằm để theo dõi Internet và kiểm soát luồng thông tin từ các blogger. Trong một tường trình mới đây, các đảng viên Việt Tân, Duy Hoàng, Cường Nguyễn và Angelina Huỳnh nói rằng Bộ Thông Tin và Truyền Thông đã bắn tiếng cho các công ty Internet nước ngoài biết là họ cần phải "tuân thủ với những điều khoản trong đạo luật mới này, gồm cả việc cung cấp tin tức cá nhân của những blogger khi nhà nước yêu cầu."
Các đảng viên Việt Tân nói thêm rằng "Bất cứ sự hợp tác nào để giúp nhà nước Việt Nam nắm được nhiều kiểm soát hơn trên hệ thống Internet, như trong trường hợp của Trung Quốc, sẽ đẩy lùi phong trào viết blog của người Việt Nam. Thêm nhiều blogger sẽ bị bắt và thêm nhiều thông tin sẽ bị ngăn chận không cho đến tai dân chúng Việt Nam."
Trong tuần này mười hai vị dân biểu Hoa Kỳ đã viết thư cho bà Carol Bartz, Tổng Giám Đốc của Yahoo, ông Steve Ballmer, Tổng Giám Đốc của Microsoft, và ông Eric Schmidt, Chủ tịch và Tổng Giám Đốc của Google để bày tỏ mối quan tâm về "tình trạng giới hạn Internet ngày càng tệ hại tại Việt Nam."
Các vị dân biểu viết: "Chúng tôi khẩn thiết kêu gọi Quý Vi, trong vai trò Dân Biểu Quốc Hội, hãy bênh vực quyền tự do phát biểu của người dân Việt Nam bằng cách tiếp tục cung cấp các kỹ thuật cho người dân Việt Nam qua hình thức tôn trọng quyền hạn và sự riêng tư của họ."
Các công ty Internet Hoa Kỳ đã bị chỉ trích trong những năm gần đây về các hoạt động của họ ở Trung Quốc. Họ bị tố cáo là thông đồng với những chính sách hạn chế Internet của Trung Quốc. Đặc biệt là Yahoo bị lên án vì cung cấp cho chính quyền Bắc Kinh chi tiết cá nhân của người sử dụng để dùng sau đó trong các phiên tòa xử những người "đối kháng mạng" và bỏ tù họ về tội dùng Internet để chỉ trích chính sách nhà nước.
Google và Microsoft cũng đã bị chỉ trích về việc hợp tác với các nỗ lực kiểm duyệt của Trung Quốc. Các công ty này nói họ chỉ tuân thủ theo luật pháp địa phương, nhưng với áp lực ngày càng gia tăng nên chính quyền Bush vào năm 2006 đã khởi động một ban đặc nhiệm về tự do Internet toàn cầu và quốc hội Hoa Kỳ đã có những buổi điều trần.
Tháng Mười vừa rồi, các đại công ty Internet liên kết với các công ty kỹ thuật, các tổ chức về tự do báo chí và các trường đại học trong việc thành lập một tổ chức gọi là Global Network Initiative (GNI), nhằm giúp các công ty bảo vệ quyền riêng tư và quyền tự do ngôn luận khi họ gặp phải các luật lệ và chính sách cản trở những quyền căn bản này.
Những quan điểm chính mà họ đã cam kết và ký kết gồm có việc giao ước tôn trọng và bảo vệ quyền tự do ngôn luận và các quyền riêng tư của người xử dụng khi đụng phải những đòi hỏi của chính quyền địa phương hoặc những luật lệ phạm vào quyền riêng tư hoặc cấm đoán quyền tự do ngôn luận đi ngược lại với công ước quốc tế.
Trong thư 12 vị dân biểu Hoa Kỳ đã khen ngợi các công ty đã tham gia vào GNI. "Điều đó cho thấy các nỗ lực của quý vị để tôn trọng sự tự do Internet măc dầu bị áp lực từ các chánh quyền độc tài".
Ông Kevin Kutz, một Giám đốc của Microsoft, cho biết vào ngày thứ Tư là vẫn chưa nhận được lá thư này. Ông nói: "Sứ mệnh của Microsoft là tạo điều kiện cho mọi người và mọi tổ chức có thể phát huy trọn vẹn tiềm năng của mình, gồm luôn cả những cơ hội kinh tế và xã hội mà kỹ thuật có thể mở ra qua thông tin".
Ông Kutz nói thêm rằng, vị trí thành viên GNI của Microsoft giúp cho công ty tiến xa hơn nữa trong việc thực thi sứ mệnh đề ra. Điều này giúp tạo "nền tảng vững chắc để tiếp cận rộng rãi trên toàn cầu để có thể bảo vệ cơ bản các quyền tự do ngôn luận, quyền riêng tư và tạo ra sự tin tưởng của khách hàng mọi nơi."
Phát ngôn nhân của Yahoo và Google chưa có hồi đáp vào thời điểm đi tin này.
Lá thư được ký bởi các dân biểu đảng Dân Chủ Loretta Sanchez và Michael Honda (Calif.), James Moran (Va.), Michael Honda (Calif.), Madeleine Bordallo (Guam), Maurice Hinchey (N.Y.), Hank Johnson (Ga.), Neil Abercrombie (Hawaii), and Niki Tsongas (Mass.); và bởi các dân biểu đảng Cộng Hòa Daniel Lungren and Ed Royce (Calif.), Joseph Cao (La.) và Thaddeus McCotter (Mich.)
Patrick Goodenough, International Editor
http://www.cnsnews.com/public/content/article.aspx?RsrcID=46018

*Cảnh sát cơ động Việt nam đối đầu với các giáo dân vào ngày 27 tháng Ba năm 2009 bên ngoài một tòa án ở Hà Nội nơi tám giáo dân đang kháng án của họ về việc tuần hành phản đối năm rồi. Các trang blog giúp dân xử dụng Internet Việt nam thảo luận những vấn đề nhạy cảm trong một quốc gia mà báo chí bị kiểm soát chặt chẽ. (hình AP)
Category: Tiếng nói dân chủ | Views: 766 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 539
Khách: 539
Thành Viên: 0