Gia Minh, phóng viên RFA
2009-04-09
Khẩu
hiệu công nghiệp hoá, hiện đại hoá được đưa ra khá lâu nay tại Việt
Nam. Thế nhưng việc thực hiện hai quá trình lớn đó chủ yếu được tiến
hành qua họat động khai thác những tài nguyên thiên nhiên có sẵn mang
đi bán.
Giới
khoa học cho rằng cách làm đó không bền vững và đang lãng phí bao nguồn khoáng
sản quí giá của đất nước.
Xuất khẩu tài
nguyên thô
Báo cáo nêu rõ là chỉ chừng ba năm nữa Việt Nam phải nhập than, và
trong chừng 30 năm nữa thì Việt Nam sẽ không còn than.AFP photo
Câu
nói 'rừng vàng, biển bạc' hầu như khá quen thuộc với nhiều người Việt Nam, từ lớp
trẻ mới bước chân vào ngưỡng cửa nhà trường cho đến những cán bộ tham gia các
khoá huấn luyện chính trị cao cấp.
Hầu như các nguồn khoáng sản, tài nguyên quí giá
của Việt Nam như dầu mỏ, than đá, titan… cho đến các lọai nông, lâm, thủy sản hầu
như tất cả đều xuất thô chứ không qua chế biến công nghiệp cao cấp nhằm tăng tối
đa giá trị gia tăng của mặt hàng.
Và
trong suốt nhiều năm qua, các nguồn tài nguyên trên rừng, trong đất, dưới biển
được khai thác triệt để nhằm mang lại nguồn thu mà chính phủ nói để sử dụng
phát triển đất nước. Tuy nhiên hầu như các nguồn khoáng sản, tài nguyên quí giá
của Việt Nam như dầu mỏ, than đá, titan… cho đến các lọai nông, lâm, thủy sản hầu
như tất cả đều xuất thô chứ không qua chế biến công nghiệp cao cấp nhằm tăng tối
đa giá trị gia tăng của mặt hàng.
Gần
đây nhất, chương trình khai thác quặng mỏ bô xít được cho là chủ trương lớn của
Đảng và chính phủ vào lúc này. Đơn vị chủ đầu tư kế họach khai thác cho rằng sẽ
khai thác bô xít, sản xuất alummina và luyện nhôm ở khu vực Tây Nguyên. Tuy
nhiên họat tưởng chừng mang tính công nghiệp hoá này lại bị các nhà khoa học
cho là thiển cận.
Khuynh hướng trên thế giới cho thấy là việc moi
móc đất đá lên bán thì cũ quá rồi. Chúng tôi nghĩ một nước công nghiệp hoá thì
phải hiện đại hơn, còn bôxít cứ nằm đấy thì chả sao. Sau này con cháu mình khai
thác chả có chuyện gì và sử dụng công nghệ tiên tiến thì làm cho có hiệu quả
hơn
GS.Phạm Duy Hiển, GĐ. Viện Hạt Nhân Đà Lạt
Giáo
sư Phạm Duy Hiển, nguyên giám đốc Viện Hạt Nhân Đà Lạt đưa ra nhận xét về cách
làm lâu nay của Việt Nam trong quá trình phát triển:
Tài
nguyên để đấy thì chả sao cả, khuynh hướng trên thế giới cho thấy là việc moi
móc đất đá lên bán thì cũ quá rồi. Chúng tôi nghĩ một nước công nghiệp hoá thì
phải hiện đại hơn, còn bôxít cứ nằm đấy thì chả sao. Sau này con cháu mình khai
thác chả có chuyện gì và sử dụng công nghệ tiên tiến thì làm cho có hiệu quả
hơn. Nay thì một tập đoàn lớn của nhà nước làm việc này thì chẳng ra sao cả.
Vào
hồi cuối tháng ba vừa qua, tờ Thanh Niên cho đăng bài viết của thạc sĩ Nguyễn
Đình Xuân, ủy viên Ủy ban Khoa học- Công nghệ & Môi trường của Quốc hội Việt
Nam, với tựa đề 'Tài nguyên quốc gia hay tàn phá?' Tác giả đưa ra những con số
cụ thể là một tấn quặng titan của Việt Nam khai xuất bán chỉ 400 ngàn đồng,
tương đương chừng 25 đô la Mỹ. Trong khi đó nếu qua chế biến thì giá xuất khẩu
sẽ gấp đến 100 lần. Ông này còn cho biết thêm cát trắng của Việt Nam xúc lên
mang bán 10 đô la một tấn, tràng thạch nghiền sơ giá 300 ngàn, đá xuất khẩu tùy
theo lọai từ 500 đến 800 đô la một tấn.
Một tấn quặng titan của Việt Nam khai xuất bán chừng 25 đô la Mỹ. Trong khi đó nếu qua chế biến thì giá xuất khẩu
sẽ gấp đến 100 lần. Ông còn cho biết thêm cát trắng của Việt Nam xúc lên
mang bán 10 đô la một tấn, tràng thạch nghiền sơ giá 300 ngàn, đá xuất khẩu tùy
theo lọai từ 500 đến 800 đô la một tấn.
Thạc sĩ Nguyễn
Đình Xuân
Tài nguyên khoáng
sản không phải là vô tận
Tuy
vậy các nguồn tài nguyên khoáng sản không phải là vô tận. Theo thạc sĩ Nguyễn
Đình Xuân thì có báo cáo nêu rõ là chỉ chừng ba năm nữa Việt Nam phải nhập
than, và trong chừng 30 năm nữa thì Việt Nam sẽ không còn than. Hịên thời xuất
khẩu than chính thức của Việt Nam chiếm 50% sản lượng của ngành. Tỷ trọng xuất
khẩu khoáng sản chiến hơn một phần năm tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Theo thạc sĩ Nguyễn
Đình Xuân thì có báo cáo nêu rõ là chỉ chừng ba năm nữa Việt Nam phải nhập
than, và trong chừng 30 năm nữa thì Việt Nam sẽ không còn than. Hịên thời xuất
khẩu than chính thức của Việt Nam chiếm 50% sản lượng của ngành
Ngoài
ra có một tình trạng mà ai cũng thấy rõ ràng là gạo xuất khẩu của Việt Nam so với
nước lân cận Thái Lan thấp xa bởi chất lượng kém hơn.
Tất
cả đều do sự thiếu vắng của những lọai công nghệ đủ cao để có thể tinh chế các
tài nguyên có sẵn.
Nếu
họat động xuất khẩu tài nguyên thô cứ tiếp tục như thế thì không thể nào có thể
công nghiệp hoá, và hiện đại hoá theo như khẩu hiệu được nêu ra.
Tiến
sĩ Nguyễn Thành Sơn, tổng giám đốc Công ty Sông Hồng, thuộc Tập đoàn Công nghiệp
Than- Khoáng sản Việt Nam, cũng có ý kiến về họat động hướng khai thác tài
nguyên đất nước như lâu nay:
Khoáng
sản không phải là cứu cánh trong phát triển kinh tế hiện nay. Như Nhật Bản nước
không có tài nguyên- khoáng sản mà họ phát triển thế nào?
Tiến
sĩ Nguyễn Thành Sơn
Nếu
dựa trên cơ sở chủ trương phát triển kinh tế dựa vào khai thác khoáng sản tài
nguyên thì quá lạc hậu, không nói là ấu trĩ. Ví dụ như nước Nga giàu tiềm năng
nhất về tài nguyên,khoáng sản mà có thể sử dụng chúng làm thay đổi quan hệ này
khác, thế nhưng nay họ rất lúng túng trong cuộc khủng hỏang hiện nay; tức khoáng
sản không phải là cứu cánh trong phát triển kinh tế hiện nay. Như Nhật Bản nước
không có tài nguyên- khoáng sản mà họ phát triển thế nào?
Câu
trả lời đã rất rõ.
Giấc mơ công nghiệp hoá,
hiện đại hoá
Giới
khoa học thì cho rằng họ không có đủ nguồn tài chính để có thể theo đuổi những
nghiên cứu của ngành. Giáo sư Hồ Sơn Lâm, trưởng Viện Vật liệu ứng dụng tại Việt
Nam cho biết:
Kinh
phí không có nên chúng tôi chỉ làm nhỏ thôi, và chính chúng tôi phải tự tìm nên
phải mất thời gian.
Tôi
biết từ năm năm rồi, mà sản xuất đại trà thì phải lên máy móc. Muốn có máy móc
thì tốn tiền mà đi vay thì không được nên tôi bỏ.
Ông Trương Quốc Tỏan
Một
doanh gia tại Bến Tre là ông Trương Quốc Tỏan từng có sản phẩm túi tự hủy được
chính các cơ quan chức năng trong nước trao giải thưởng, thế nhưng khi đi vay
tiền để phát triển thì gặp khó khăn:
Tôi
biết từ năm năm rồi, mà sản xuất đại trà thì phải lên máy móc. Muốn có máy móc
thì tốn tiền mà đi vay thì không được nên tôi bỏ.
Nhiều
người nước ngoài khi đến làm việc tại Việt Nam hoặc những ai từng tiếp xúc với
người Việt đây đó trên khắp thế giới đều thừa nhận về trí thông minh, bản tính
cần cù nhẫn nại của người Việt Nam. Và trong thực tế trên trường quốc tế, thuộc
mọi lãnh vực đều xuất hiện những gương mặt xuất sắc là người Việt Nam. Thế
nhưng sức mạnh trí tụê và những đức tính đưa đến thành công vẫn chưa được phát
huy trong nước để giúp tạo ra các công trình khoa học ứng dụng vào mọi lĩnh vực
cuộc sống để biến giấc mơ công nghiệp hoá, hiện đại hoá thành hiện thực.
|