Thứ Ba, 2024-11-05, 8:42 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2009 » Tháng Tư » 10 » VIỆT NAM : HỆ LỤY BAUXITE, CÓ NHỮNG KẺ ĐIẾC CẦM QUYỀN
1:58 PM
VIỆT NAM : HỆ LỤY BAUXITE, CÓ NHỮNG KẺ ĐIẾC CẦM QUYỀN

Nguyễn Tấn Dũng Không Thèm Trả Lời  Tướng  Võ Nguyên Giáp

Phạm Trần



Hoa Thịnh Đốn- Trước áp lực nặng nề của dư luận, Nhà nước Cộng sản Việt Nam đã quyết định chỉ cho phép Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) tiếp tục triển khai thí điểm dự án  tìm quặng Bauxite ở Tân Rai, Tỉnh Lâm Đồng trên cơ sở  phải tăng cường giám sát, nhưng “không  được triển khai”  dự án khai thác tại Nhân Cơ, tỉnh Đăk Nông cho đến đến khi nào có báo cáo đầy đủ về tác động môi trường được phê duyệt.

Quyết định này được đưa ra sau Cuộc Hội thảo dài một ngày về kế họach khai thác quặng Bauxite để lấy chất nhôm được tổ chức  tại Hà Nội ngày 9-4- (2009).

Theo tin trong nước thì có trên 170 nhà nghiên cứu, nhà khoa học, nhà xã hội học, sử học v.v.. tham dự, nhưng chỉ có 11 báo cáo khoa học và 23 ý kiến thảo luận của các đại biểu đã  trình bày tại cuộc Hội thảo.

Báo điện tử VNNET cho biết các  thảo luận viên cũng  “mổ xẻ hiệu quả kinh tế, tác động môi trường – văn hóa – xã hội của các dự án bô xít Tây Nguyên”.

Cuộc Hội thảo, chủ trì bởi Hòang Trung Hải, Phó Thủ tướng đã do Liên hiệp Các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam (Vietnam Union of Science and Technology Association - VUSTA) phối hợp với Bộ Công thương thực hiện.

Báo VNExpress viết mục đích của Cuộc Hội thảo là : “Nhằm lắng nghe góp ý cho Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng bauxite giai đoạn 2007-2015, tầm nhìn 2025….Hội thảo còn có sự tham gia của đại diện Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường Quốc hội, Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng, đại diện Bộ Tài nguyên Môi trường, các nhà thầu Trung Quốc, Mỹ, và các chuyên gia khai khoáng, luyện kim. Nhà văn Nguyên Ngọc, người gắn bó nhiều năm với văn hóa Tây Nguyên và nhà sử học Dương Trung Quốc cũng tới tham gia ý kiến.”

Báo Sàigòn Giải Phóng còn cho biết Nguyễn Thị Bình, nguyên Phó Chủ tịch nước cũng tham dự.

KẾT LUẬN CỦA HỘI NGHỊ


Sau Cuộc thảo luận ngắn ngủi này, theo tường thuật của VNNET, Hòang Trung Hải đã giao nhiệm vụ cho từng ngành trách nhiệm khai thác Bauxite như sau:

Bộ Công thương:

- Nghiên cứu đánh giá tình hình để điều chỉnh quy hoạch, phải thực hiện đánh giá với môi trường chiến lược theo luật định.
- Chủ trì và phối hợp cùng các bộ ngành tăng cường quản lý khai thác khoáng sản, bô xít.
- Thẩm định thiết kế kỹ thuật hộ chứa buồn đỏ để giám tác động môi trường.
- Kiểm tra tính toán hiệu quả kinh tế của các dự án, đề ra giải pháp đảm bảo hiệu quả kinh tế.

Bộ Tài nguyên môi trường:

- Tăng cường thăm dò, đánh giá trữ lượng bô xít.
- Phối hợp với các địa phương thẩm định quy hoạch đất, kế hoạch hoàn thổ cuốn chiếu, điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất.
- Tham gia cùng Bộ Công thương triển khai quy hoạch mới, tính toán tác động đối với lưu vực sông Đồng nai.
- Phối hợp cùng các địa phương giám sát xem xét việc thực hiện các cam kết môi trường của hai dự án.

Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn:

- Giám sát việc thi công và chuyển giao công nghệ dự án
- Phối hợp cấp đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, giám sát di dân tái định cư, giám sát tác động môi trường văn hóa, dân tộc và để xuất các giải pháp triển khai.

Ủy ban nhân dân hai tỉnh Lâm Đồng và Đắc Nông:
- Phối hợp đẩy mạnh tuyên truyền, thông tin, chủ trương của Đảng và Chính phủ cho bà con rõ.
- Cùng chủ đầu tư thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước, quản lý mặt bằng, đền bù di dân tái định cư.

Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam (TKV):

- Tiếp tục triển khai thí điểm dự án Tân Rai. Với dự án Nhân cơ, phải đợi phê duyệt đánh giá môi trường bổ xung mới được triển khai.
- TKV phải thực hiện nghiêm túc quản lý khôi phục môi trường khai thác mỏ, giảm thiểu ảnh hưởng đến nông nghiệp, đảm bảo không lãng phí đất.
- Tính lại hiệu quả và cân đối tài chính của dự án. Khác với hai năm trước, bây giờ khi đồng vốn là cả một vấn đề, tập đoàn cần phải cân bằng, bố trí vốn cho từng giai đoạn đảm bảo hiệu quả kinh tế.
- Tập đoàn cũng cần lập thiết kế kỹ thuật cho hồ chứa bùn đỏ để thẩm định.

Theo báo chí trong nước thì Hòang Trung Hải cho biết  kết quả hội thảo sẽ được tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người đã có thư gửi hội thảo.

TƯỚNG GIÁP BỊ DŨNG BỎ QUÊN


Trong thư gửi cho Hội nghị, Tướng Giáp, người truớc đây, vào ngày 14/01/2009, đã viết thư gửi Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng yêu cầu "cho dừng triển khai các dự án khai thác bô-xít ở Tây Nguyên", đã lập lại  quan điểm của ông một lần nữa.

Nguyên văn thư mới của tướng Giáp, được phổ biến hạn chế trên một số  báo trong nước, viết: “Tôi được biết, hôm nay có cuộc Hội thảo về vấn đề bô-xít ở Tây Nguyên do đồng chí Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chủ trì.
Tôi cho đây là một vấn đề cực kỳ hệ trọng. Vấn đề này trước đây tôi đã từng nghiên cứu, tôi đã có thư gửi đồng chí Thủ tướng nhưng chưa được trả lời.
Tại cuộc Hội thảo quan trọng này, tôi mong các nhà khoa học, các nhà quản lý, các nhà hoạt động xã hội hãy nêu cao trách nhiệm trước dân tộc thảo luận một cách khoa học, nghiêm túc, thẳng thắn để kiến nghị với Đảng và Nhà nước một chủ trương đúng đắn về vấn đề bô-xít Tây Nguyên mà tôi cho là không nên khai thác.
Vì đứng về lợi ích toàn cục và sự phát triển bền vững lâu dài của đất nước, khai thác sẽ gây hậu quả cực kỳ nghiêm trọng về môi trường, về xã hội, về an ninh quốc phòng.”


Trong khi đó, Hoàng Trung Hải được trích dẫn nói tại Hội nghị : “Chủ trương phát triển ngành công nghiệp khai thác bô xít, sản xuất alumina ở nước ta là đúng đắn và được thể hiện trong văn kiện Đại hội Đảng lần thứ 10. Việt Nam có nguồn tài nguyên bô xít lớn, có tiềm năng đề hình thành ngành công nghiệp khai thác, sản xuất alumina lớn.

“Tuy nhiên, không thể phát triển bằng mọi giá. Để phát triển thành công các dự án bô xít cần có giải pháp quản lý, thực hiện chặt chẽ và hiệu quả và không để tiềm năng này biến Tây Nguyên thành đói nghèo….Nếu lỗ thì nhất định không làm. Có người nói hiệu quả phải tính trên dài hạn, nhưng dù dài hay ngắn hạn cũng phải đảm bảo hiệu quả kinh tế” (VNNET, 9-4-09)

Nhà văn Nguyên Ngọc, một trong số người phản ứng và chống  quyết liệt dự án khai thác Bauxite trên Tây Nguyên, được báo chí trích dẫn đã phát biều tại Hội nghị: "Chưa bao giờ có một chương trình, dự án về kinh tế - xã hội tạo nhiều quan tâm, gây nhiều lo lắng trong dân như vậy. Nếu dự án ở nơi khác, có thể có vấn đề kinh tế, môi trường phải tính toán, nhưng những quan tâm, lo lắng nhiều như hiện nay là bởi dự án ở Tây Nguyên, trên mái nhà Đông Dương, vùng đất có ý nghĩa đặc biệt".

QUAN ĐIỂM KHAI THÁC

Báo VNEXPRESS viết : “Theo Bộ Công Thương, Việt Nam có nguồn tài nguyên bauxite thuộc loại lớn trên thế giới. Trữ lượng đã được xác định và dự báo là 5,4 tỷ tấn, chủ yếu tập trung ở khu vực Tây Nguyên. Đã nhiều năm qua Tây Nguyên tập trung phát triển tối đa cây công nghiệp, nhưng hiệu quả kinh tế còn hạn chế, đời sống đồng bào còn khó khăn, hạ tầng nghèo nàn, trình độ dân trí hạn chế. Vì vậy, bauxite được xác định là nguồn lực quan trọng thúc đẩy sực phát triển kinh tế xã hội khu vực, góp phần ổn định tình hình chính trị, an ninh trên địa bàn.”

Nhà nước cũng cho biết : “Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) nắm giữ cổ phần chi phối. Trong giai đoạn đến năm 2010, Việt Nam dự kiến triển khai 3 dự án alumina gồm Tân Rai (Lâm Đồng), Nhân Cơ (Đăk Nông 1), Kon Hà Nừng (Gia Lai) và 1 dự án hydroxyt nhôm tại Bảo Lộc (Lâm Đồng). Cả 4 dự án này đều đã có chủ đầu tư, đang trong quá trình triển khai công tác chuẩn bị và thực hiện đầu tư.

Đến nay, TKV đã khởi công dự án Tân Rai, gói thầu EPC (Engineering, Procurement and Construction) nhà máy alumina do nhà thầu Chalieco Trung Quốc thực hiện, đồng thời chuẩn bị khởi công dự án nhà máy alumina Nhân Cơ.”

Tuy nhiên, theo Báo cáo : “Các dự án này chỉ có thể đưa vào vận hành sau khi hoàn thành việc xây dựng tuyến đường sắt Tây Nguyên - Bình Thuận, dự kiến vào giai đoạn 2014-2015.”

Một số Bài viết trong nước nói rằng dự án đường sắt không khả thi vì tốn kém và rất khó thực hiện do địa hình hiểm trở phải băng qua  nhiều rừng và núi cao.

Tài liệu phổ biến tại Cuộc Hội thảo còn cho biết  về tham vọng trong tương lai của nhà nước CSVN, theo đó : “Trong 10 năm tiếp theo, Việt Nam dự kiến duy trì và mở rộng 6 dự án alumina của giai đoạn 2007-2015. Tùy theo khả năng thị trường, công suất có thể nâng lên gấp đôi. Ngoài ra, sẽ có thêm dự án alumina Bình Phước công suất 1-1,5 triệu tấn mỗi năm. Theo tính toán của Bộ Công Thương, tổng công suất các dự án giai đoạn 2016-2025 vào khoảng 12-18 triệu tấn alumina mỗi năm. Các dự án giai đoạn này chỉ mang tính chất dự báo trên cơ sở nhu cầu thế giới tăng cao, kết quả vận hành các dự án giai đoạn 2007-2015, tiến độ đầu tư mạng hạ tầng kỹ thuật, đánh giá ảnh hưởng môi trường văn hóa khu vực để điều chỉnh và quyết định.”

TIẾNG NÓI CỦA VUSTA


Tuy nhiên, trong bài phỏng vấn phổ biến trên  Báo Tuần Việt Nam đúng vào ngày có Cuộc Hội thảo tại Hà Nội ngày 9-4 (2009),  quyền chủ tịch Liên hiệp, Giáo Sư Hồ Uy Liêm  đã cảnh giác nhà nước “Không nên làm bô - xít Tây Nguyên ào ào bằng mọi giá"

Hội VUSTA  cho  biết đã đưa khuyến nghị 5 điểm cho Chính phủ:

Một là, cần tiến hành đánh giá môi trường chiến lược cho quy hoạch và kế hoạch khai thác, chế biến khoáng sản bô - xít ở Tây nguyên. Mục tiêu của môi trường chiến lược là nhận dạng và đánh giá tổng hợp các hậu quả môi trường chính của quy hoạch và kế hoạch. Trên cơ sở đó, lồng ghép các mục tiêu bảo vệ môi trường và quá trình điều chỉnh và thực hiện kế hoạch, quy hoạch. Mặt khác, kế hoạch, quy hoạch cần phải dựa vào dự báo xu thế cung cầu của thị trường và tích hợp đầy đủ các phương pháp đánh giá để khuyến nghị dựa trên các nguyên tắc xây dựng các kịch bản khác nhau.

Hai là, triển khai chương trình điều tra, nghiên cứu Tây Nguyên. Đối với cùng Tây Nguyên, kiến nghị Chính phủ cần sớm đưa chương trình nghiên cứu Tây Nguyên 3 vào để làm cơ sở cho quy hoạch phát triển tổng thể khu vực này. Trong đó bô - xít sẽ tham gia như một ngành công nghiệp đáng lưu tâm. Cần nghiên cứu phân tích và đặt khai thác bô - xít trong quy hoạch tổng thể phát triển khai thác vùng Tây Nguyên Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ để đề ra chiến lược phát triển vĩ mô cấp vùng.

Ba là, xây dựng chương trình khai thác khoáng sản thí điểm. Trong bối cảnh hiện nay, chỉ nên tập trung vào một nhà máy thí điểm tại Tân Rai, Lâm Đồng, chưa nên nóng vội triển khai xây dựng nhà máy ở Nhân Cơ vì không khả thi. Và vì thị trường alumina trên thế giới hiện nay đang chưa ổn định, hơn nữa ta chưa chuẩn bị chu đáo về hạ tầng kỹ thuật, về nhân công vì thế rủi ro sẽ rất lớn.

Bốn là, hợp lý hơn cả là xây dựng nhà máy alumina ở vùng duyên hải Bình Thuận, vận chuyển quặng tinh bằng đường ống. Trong trường hợp đó, hiệu quả kinh tế chắc chắn sẽ cao hơn. Xử lý bùn đỏ dễ dàng hơn và để đảm bảo an ninh quốc phòng cũng kết quả hơn. Quyền lợi của các tỉnh Tây Nguyên cũng có thể được đáp ứng thích đáng theo cách mà Chính phủ đã giải quyết để chia sẻ quyền lợi giữa Nghệ An và Thanh Hoá khi xây dựng nhà máy xi măng Hoàng Mai.

Năm là, với chức năng nhiệm vụ của mình và khả năng tập hợp các chuyên gia thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, VUSTA hoàn toàn có thể tham gia các chương trình đánh giá môi trường chiến lược theo quy hoạch bô - xít và chương trình nghiên cứu Tây nguyên 3 để tham mưu, góp phần tư vấn cho Trung ương Đảng và Chính phủ lựa chọn phương án phát triển Tây Nguyên và bô - xít.”

Cho đến nay, mới có  công ty Chalieco  (gọi tắt là Chalco) của Tầu được trúng thầu khai thác Bauxite ở Việt Nam. Hàng trăm  công nhân của Tầu  đã được đưa vào khai thác quặng Bauxite tai hai tỉnh Đăk Nông và Lâm Đồng để chế biến thành Nhôm. Họ cũng dự trù sẽ đưa thêm hàng ngàn công nhân khác đến làm việc, nếu dự án  khai thác được tiếp tục.

Điều đáng ngạc nhiên là dự án khai thác Bauxite được phía Việt Nam làm ào ạt từ mấy năm qua,  dù chưa có kết luận cụ thể  nào về hậu qủa gây tác hại đến môi trường và những  khó khăn kinh tế  gây ra cho người  dân sống trong  vùng đất  được khai thác.

Ngày 17-3 (2009) chính Hòang Trung Hải, đã nhận lệnh của Nguyễn Tấn Dũng ra lệnh cho Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) tiếp tục chỉ đạo chủ đầu tư triển khai các dự án khai thác bô-xít - alumin.

Báo VNNET  lúc đó viết : “Theo yêu cầu của Phó Thủ tướng, các dự án Tổ hợp Bô-xít - nhôm Lâm Đồng, dự án bô-xít và sản xuất alumin Nhân Cơ (ĐăkNông) cần được tiếp tục triển khai theo đúng tiến độ đã đề ra.”

Nhưng quan điểm của Hòang Trung Hải đã thay đổi rõ rệt trong Cuộc Hội thảo ngày 9-4 (2009) khi đưa ra những phát biểu thuận chiều với  lập trường khuyến cáo nhà nước không nên nóng vội trong dự án khai thác Bauxite của  các  chuyên viên, trí thức và tướng Võ Nguyên Giáp.

Về lĩnh vực thông tin cho dân biết thì Cuộc Hội thảo không được phổ biến rộng rãi trên tất cả các Báo, kể cả hai báo chính thống Nhân Dân và Quân đội Nhân dân. Đài Tiếng nói Việt Nam (Voice of Viet Nam) và Thông Tấn Xã  Việt Nam của nhà nước cũng làm ngơ.

Riêng tờ Sài Gòn Giải phóng và Tạp chí Tuyên giáo, tuy có thông tin nhưng thiếu nhiều chi tiết quan trọng đối với  kết luận của Hội nghị về dự án Tân Rai và Nhân Cơ.

Như vậy, có phải nước Việt Nam, dưới thời Cộng sản ở Thế kỷ 21, đang bị “quản lý”  bởi những con người bị điếc tai hay trí óc đã bị tê liệt rồi ?  -/-

Phạm Trần
(04/09)


Đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi thư tới Hội thảo về bô-xít



Tôi được biết, hôm nay có cuộc Hội thảo về vấn đề bô-xít ở Tây Nguyên do đồng chí Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chủ trì.

Tôi cho đây là một vấn đề cực kỳ hệ trọng. Vấn đề này trước đây tôi đã từng nghiên cứu, tôi đã có thư gửi đồng chí Thủ tướng nhưng chưa được trả lời.

Tại cuộc Hội thảo quan trọng này, tôi mong các nhà khoa học, các nhà quản lý, các nhà hoạt động xã hội hãy nêu cao trách nhiệm trước dân tộc thảo luận một cách khoa học, nghiêm túc, thẳng thắn để kiến nghị với Đảng và Nhà nước một chủ trương đúng đắn về vấn đề bô-xít Tây Nguyên mà tôi cho là không nên khai thác.

Vì đứng về lợi ích toàn cục và sự phát triển bền vững lâu dài của đất nước, khai thác sẽ gây hậu quả cực kỳ nghiêm trọng về môi trường, về xã hội, về an ninh quốc phòng.

Xin chúc các đồng chí mạnh khoẻ.

Hà Nội, ngày 09 tháng 4 năm 2009
Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Category: Việt Nam ngày nay | Views: 904 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 1
1 lac_hong  
0
Khai thác Bô-xít : Nguy cơ và thách thức

Các mỏ Bô-xít ở Tây nguyên đều lộ thiên , đây là tài nguyên quý giá cho Tây nguyên cũng như cho VN . Khai thác Bô-xít lộ thiên ít tốn kém về đầu tư nên hiệu quả cao , vấn đề là xử lý chất thải trong khai thác như thế nào ? để không ảnh hưởng đến môi trường gây tác hai cho nhiều thế hệ người dân Tây nguyên cũng như các thế hệ người dân miền đông nam bộ , đó là trăn trở của những người quan tâm đến dự án khai thác Bô-xít tây nguyên này .
Hội nghị các nhà khoa học tại Hà Nội có sự tham gia của Hòang Trung Hải – phó thủ tướng VNCS . tại hội nghị này Hải nhắc lại quan điểm của chính phủ CS VN rằng `` Không khai thác bằng mọi giá `` . Các nhà khoa học cũng không tin rằng chính phủ CS VN sẽ dừng khai thác Bô-Xít Tây nguyên vì tác động xấu của nó đến môi trường . Nhưng vấn đề mấu chốt của vấn đề thì cả hai phe Chính Phủ CS và các tổ chức xã hội đều không nhìn nhận trực diện , đó là NGUY CƠ XÂM LẤN CỦA TẦU CỘNG .
Các thế hệ lãnh đạo tại VN từ các thời kỳ chế độ Phong kiến đến chính quyền Việt Nam Cộng Hòa – Sài Gòn , nay là các thế hệ lãnh đạo VNCS đều biết rõ về vị trí quan trọng của vùng đất Tây Nguyên. Tây nguyên nằm trên cao nguyên kéo dài từ phía tây trung trung bộ kéo dài đến miền đông nam bộ , phía tây giáp Lào và Campuchia, phía đông nhìn xuống các tỉnh duyên hải miền trung và nhìn rõ quốc lộ 1 ( xương sống giao thông của VN ) như một đường chỉ mảnh . Từ vị trí quan trong này Thực dân Pháp đã nuôi dưỡng những thế hệ thân Pháp nhằm không chế các thế hệ Vua nhà Nguyễn , đến thời kỳ miên đất này thuộc về chế độ Việt Nam Cộng Hòa – Sài Gòn thân Mỹ thì chính người Mỹ đã nuôi dưỡng tại đây các thế lực thân Mỹ làm đối trọng với chính quyền Sài Gòn lúc bấy giờ Chiến thắng 30-4-1975 thống nhất đất nước đem lại vinh quang cho CSVN cũng xuất phát từ Tây nguyên ( Buôn ma thuột ) . Vài nét sơ lược về vị trí và lịch sử của Tây nguyên cho ta thấy tầm quan trong của Tây nguyên như thế nào trong bản đồ chữ S của VN .
Quay lại vấn đề Khai thác Bô-xít ở Tây Nguyên . Không có gì đáng nói khi mà chính quyền VNCS khai thác Bô-Xít , món tài nguyên quý nằm lộ thiên như của trời cho này nhằm tạo công ăn việc làm cho người dân Tây nguyên nói riêng , người dân VN nói chung , làm giàu cho miền đất vốn chịu nhiều thiệt thoài này.Nhưng quá trình khai thác biết áp dung những khoa học tiên tiến bảo đảm việc khai thác không tác động xấu đến môi trường và cuộc sống của người dân . Nhưng điều làm cho tòan dân VN và các nhà khoa học , những người quan tâm gắn bó với Tây nguyên phản đối là cách mà chính quyền VNCS đã cho phép những nhà đầu tư và khai thác Trung Cộng áp dụng những công nghệ lạc hậu vào khai thác điều này bảo đảm môi trường sẽ bị hủy hoại , sức khỏe của nhiều thế hệ người dân Tây nguyên cũng như người dân miền đông nam bộ phải hứng chịu , quan trọng hơn nữa các nhà đầu tư Tàu Cộng đưa sang Tây nguyên bước đầu là hàng ngàn , sau này mở rộng quy mô khai thác thì số người đưa sang Tây nguyên sẽ là hàng vạn và hơn thế nữa , những người lao động Trung quốc này sẽ ở lâu dài và định cư tại vùng đất Tây Nguyên này ( đó là cánh xâm lăng và đồng hóa các vùng đất mà tư tửong Đại Bá đang áp dụng hiện nay trên tòan thế giới cụ thể ở Phi Châu ), một thé hệ Ba Tàu Chợ Lớn mới ra đời với quy mô lớn hơn Ba Tàu Sai Gòn nhiều lần , một quy mô quốc tế . Tây nguyên lúc đó sẽ là lãnh địa của Trung Quốc chi phổi Tòan bộ bán đảo đông dương ( Trung quốc đã giành ảnh hưởng ở Lào thay vì ảnh hưởng của VN như trước đây ) . Các thế hệ ông Mạnh , ông Triết , ông Trọng , ông Dũng sẽ không nhìn thấy hậu quả của các ông ấy làm hôm nay nhưng những thế hệ người VN sau này phải đối mặt với một nước Việt bị phân chia Nam - Bắc một lần nữa , một bán đảo đông dương tan nát do hành động dâng dất Tây của các ông ấy ngày hôm nay gây cho muôn đời người Việt sau này làm nô dịch cho Tàu cộng .
Chính quyền VNCS đã bộc lộ rõ bản chất độc tài , cực đoan và phản động bán đứng dân tộc và các nước lân bang cho Tàu cộng bằng hành động dâng đất Tây nguyên cho tàu cộng với cái chiêu bài HỢP TÁC KHAI THÁC BÔ-XÍT TÂY NGUYÊN


Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 516
Khách: 516
Thành Viên: 0