Thứ Sáu, 2025-01-03, 1:51 AM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2009 » Tháng Tư » 11 » Kiên Giang: “Dự án lấn biển hay lấn đất của dân”?
7:03 AM
Kiên Giang: “Dự án lấn biển hay lấn đất của dân”?

2009-04-10

Thưa qúy vị, cách nay ít lâu, Ban Việt Ngữ Đài ACTD chúng tôi có đề cập “Dự án lấn biển Kiên Giang”, qua đó, cư dân các Phường An Hoà, An Lạc thuộc TP Rạch Giá, Kiên Giang, phản ứng mạnh mẽ trước hành động của giới cầm quyền kết hợp với đại gia lấn đất của dân, thay vì “lấn biển”, để mở rộng thêm đất đai theo như kế họach.

Photo: RFA

Kiên Giang: “Dự án lấn biển hay lấn đất của dân”?

Hậu quả là hàng trăm hộ dân bị công an đàn áp, mất sinh kế, lâm cảnh khó khăn nghiêm trọng. Tình hình này hiện giờ ra sao?

Qua cuộc trao đổi với Thanh Quang, một nạn nhân chủ chốt của “Dự án lấn biển Kiên Giang”, là anh Lê Đức Mỹ, cho biết:

Bây giờ họ đang vướng, đang vướng là vì, tại vì ở Kiên Giang có một số hộ dân người ta có sổ đỏ được cấp chủ quyền rõ ràng, thì chính quyền không thể nói người dân lấn đất được. Sổ đỏ cấp từ năm 1999 với lại năm 2003, cái thì có trước khi có dự án lấn biển, cái thì sau khi có dự án lấn biển
Anh Lê Đức Mỹ ở Kiên Giang

Kế hoạch cưỡng bức bằng pháp luật 

Lê Đức Mỹ : Bây giờ nó đang vướng, đang vướng là vì, tại vì ở Kiên Giang có một số hộ dân người ta có sổ đỏ được cấp chủ quyền rõ ràng, thì chính quyền không thể nói người dân lấn đất được. Sổ đỏ cấp từ năm 1999 với lại năm 2003, cái thì có trước khi có dự án lấn biển, cái thì sau khi có dự án lấn biển, nhưng mà cấp chủ quyền thì hiện nay người ta ghi rất rõ là đất của dân, canh tác tới đâu thì cấp tới đó, không có ai tranh chấp thì được cấp sổ đỏ, đó là luật.

Nhưng mà nó sai sót ở chỗ là nó quên đi, trong cái dãi đất đó có những mảnh đất người ta cấp tới đó. Hiện nay cái ban dự án của Kiên Giang thì nó tính là gì? Là nó tính xoá lấp mờ đi cái ranh giới giữa đất của dân có mấy chục năm nay rồi với thành phố lấn biển, dự án lấn biển mới. Nhưng mà tranh chấp ở chỗ là hiện nay nó làm càn làm bừa nhiều quá, làm bừa làm càn vấn đề là ranh giới của đất, nó không chịu cấp sổ đỏ cho người ta và nó tính xoá đi cái ranh giới.

Hiện nay cái ban dự án của Kiên Giang thì nó tính là gì? Là nó tính xoá lấp mờ đi cái ranh giới giữa đất của dân có mấy chục năm nay rồi với thành phố lấn biển, dự án lấn biển mới.
Anh Lê Đức Mỹ ở Kiên Giang

Thanh Quang : Trở lại vấn đề đối với những cư dân có sổ đỏ rồi thì bây giờ...

Lê Đức Mỹ : Cũng cưỡng bức luôn. Bây giờ họ cưỡng bức, theo tôi nghĩ cưỡng bức bằng pháp luật chứ chưa phải là đàn áp và cưỡng bức bằng súng ống, bằng con người. Cưỡng bức bằng pháp luật có nghĩa là anh không ra quyết định thu hồi đất của người ta mà anh ra quyết định cưỡng chế đất của người ta. Quyết định cưỡng chế có nghĩa là quyết định bắt buộc dân phải thi hành, người dân phải thi hành.

Anh làm trái luật mà anh bắt dân phải cưỡng bức bằng pháp luật. Anh không ra quyết định thu hồi đất của người ta mà anh ra quyết định cưỡng chế đất. Bây giờ anh cưỡng chế đất của người ta thì anh phải dựa vào quyết định thu hồi đất đâu? Không có quyết định thu hồi đất.

Bây giờ họ cưỡng bức, theo tôi nghĩ cưỡng bức bằng pháp luật chứ chưa phải là đàn áp và cưỡng bức bằng súng ống, bằng con người. Cưỡng bức bằng pháp luật có nghĩa là anh không ra quyết định thu hồi đất của người ta mà anh ra quyết định cưỡng chế đất của người ta.
Anh Lê Đức Mỹ ở Kiên Giang

Dân phản đối. Bây giờ xác định ranh giới giữa đất của dân và đất của nhà nước lấn biển là ở đâu để cho dân biết thì không ai dám xác định điều đó. Tại sao? Yêu cầu đưa bản đồ tỷ lệ một năm trăm mà cơ sở trình thủ tướng chính phủ để mà xin phép dự ân lấn biển thì không ai dám đưa ra hết, tại vì cơ sở đó thì mới xác định được đất nào là đất của dân, đất nào là đất chuẩn bị lấn biển thì mới có ranh giới.

Cái thứ hai nữa là khi chính phủ ký quyết định cho ban quản lý dự án lấn biển Kiên Giang là phải trong diện lấn biển thì năm 1998 ngay năm đó nó đã bán của người ta mấy trăm cái sổ đỏ rồi, bán chồng lên đất của dân luôn.

Có nghĩa là anh lấy đất của dân anh bán khống trên giấy tờ cho người ta mấy trăm cái sổ đỏ, 294 sổ đỏ, mà hiện nay hậu quả đó nó chỉ giải quyết chỉ khoảng 200 cái, còn lại 94 sổ đỏ mắc kẹt, không có đất để giao vì dân không chịu giao đất.

Ban quản lý dự án làm sai 

Thanh Quang : Thế thì họ giải quyết làm sao?

Lê Đức Mỹ : Thì bây giờ mới đang chống đối, biểu tình, đi thưa kiện. Thưa là thưa ở chỗ đó. Nguyên nhân thưa kiện là gì? Là mình không cho là chính quyền làm sai mà cho là ban quản lý dự án làm sai. Người nào chỉ đạo cho ban quản lý dự án làm sai thì đó là uỷ ban nhân dân tỉnh.

Thưa là thưa ở chỗ đó. Nguyên nhân thưa kiện là gì? Là mình không cho là chính quyền làm sai mà cho là ban quản lý dự án làm sai. Người nào chỉ đạo cho ban quản lý dự án làm sai thì đó là uỷ ban nhân dân tỉnh.
Anh Lê Đức Mỹ ở Kiên Giang

Thanh Quang : Thế thì ngay bây giờ giới cầm quyền địa phương, kể cả UBND tỉnh, thì họ có hành động như thế nào?

Lê Đức Mỹ : Thì họ ra quyết định cưỡng chế dân, bắt dân phải thi hành theo cái sai trái đó. Tôi cho cái đó là cưỡng chế bằng pháp luật. Dân muốn biểu tình hay là dân muốn thưa kiện thì họ bác hết. Bác hết bằng cách nào? Bây giờ gửi đơn lên thì họ nói là họ đúng, họ bác đơn của mình.

Biểu tình lên thì họ dẹp. Họ cho công an, bộ đội, rồi dân quân tự vệ xuống chặt cây, đốn phá cây của người ta. Hiện nay họ đã chặt cây của người ta hết rồi, dọn đường. Mà thấy dân có biểu hiện rục rịch đi biểu tình thì họ hơi giảm lại một chút.

Thanh Quang : Ngay bây giờ thì tình hình như thế nào? Căng thẳng lắm không?

Lê Đức Mỹ : Thì bây giờ là họ bang ủi đường lấn đất dân, thì dân hiện nay có khả năng là sẽ đi Hà Nội biểu tình, tại ở tỉnh này biểu tình không xong rồi, thưa kiện cũng không xong rồi, ai xử? không có người xử. Bây giờ phải đi Hà Nội. Nếu mà làm căng quá, không trả đất lại cho dân, không bồi thường thoả đáng thì dân sẽ đi Hà Nội biểu tình.

Bây giờ gửi đơn lên thì họ nói là họ đúng, họ bác đơn của mình. Biểu tình lên thì họ dẹp. Họ cho công an, bộ đội, rồi dân quân tự vệ xuống chặt cây, đốn phá cây của người ta. Hiện nay họ đã chặt cây của người ta hết rồi, dọn đường.
Anh Lê Đức Mỹ ở Kiên Giang

Dân thiệt thòi từ 10 năm nay 

Thanh Quang : Nhưng mà bây giờ, trong tình cảnh hiện giờ như vậy thì trong những ngày sắp tới liệu sẽ ra sao?

Lê Đức Mỹ : Bây giờ nếu mà nói về thiệt hại thì hiện nay là trên 10 năm nay dân không có đất để canh tác. Vì dân vùng đó trước đây sống bằng trồng rau trồng hoa, trồng tất cả những gì để họ sinh sống vì họ có đất để canh tác. Anh hiểu nông dân phải có đất canh tác, thì 10 năm nay quy hoạch treo như vậy, dân không làm được gì hết. Không cho phép sửa nhà, không cho phép xây nhà, không cho phép mua bán.

Đất là một thứ hàng hoá đặc biệt để cầm cố, để mua bán, để kiếm đồng tiền xoay sở, và đất để canh tác trồng rau trồng này kia bán để sống qua ngày, thì 10 năm nay không trồng được gì hết, không làm được gì hết. Đó là cái áp bức thứ nhứt.

Cái áp bức thứ hai, vô lý là gì? Đất trên giá thị trường hiện nay nếu người ta cầm miếng đất đó, người ta bán thì cái giá là bảy tám trăm ngàn một mét vuông, vì là đất đô thị loại ba mà, nhưng mà anh bắt tui phải giao đất cho anh  và anh bồi thường với giá năm ngàn, mười ba ngàn thì làm sao tui giao cho anh được! Đó là cái vô lý thứ hai. Anh đàn áp cái đó là bậy.

Trên 10 năm nay dân không có đất để canh tác. Vì dân vùng đó trước đây sống bằng trồng rau trồng hoa, trồng tất cả những gì để họ sinh sống vì họ có đất để canh tác. Anh hiểu nông dân phải có đất canh tác, thì 10 năm nay quy hoạch treo như vậy, dân không làm được gì hết
Anh Lê Đức Mỹ ở Kiên Giang

Hiện nay mặc dù họ chưa đàn áp như bắt người hay là nhốt tù ai hết, nhưng họ đã cho cử lực lượng công an này nọ xuống chặt cây phá cây của người ta. Cây người ta trong năm sáu mươi năm nay mà họ nói dân trồng cây lấn chiếm đất nhà nước rồi họ chặt bỏ cây của người ta mà không bồi thường một cắc nào hết.

 Đó là cái sai thứ ba. Cái đó là anh cưỡng bức rồi, áp bức rồi, phải không? Cây trong vườn người ta trồng mấy chục năm nay, trị giá cây đó tính bằng vài trăm ngàn vậy mà họ xuống chặt cây của người ta là sao? Đó là cái cưỡng bức thứ ba.

Cái cưỡng bức thứ tư về tâm lý rất là nặng nề. Theo chủ trương của đảng và nhà nước, khi người dân bị mất đất thì phải được bồi thường thoả đáng và phải được có nơi ở mới, có nơi tái định cư mới bằng hoặc tốt hơn chỗ cũ, nhưng đàng này nó không bồi thường thoả đáng và hỗ trợ cũng không luôn, mà còn đàn áp người ta nữa. Dân ở đây người ta chỉ yêu cầu anh thi hành đúng luật.

Anh lấy đất của tôi phải ra quyết định thu hồi đất, lấy đất của tôi anh phải bồi thường theo giá thị trường thoả đáng, và anh lấy đất của tôi thì anh phải ghi rõ mục đích lấy để làm gì. Anh lấy để làm đường thì tui tôi đâu dám chống anh. Anh xây dựng sân bay quân sự hay là cảng thì tụi tôi đâu dám chống anh. Nhưng mà anh lấy đất của tôi giao cho nhà đầu tư khác, anh bán để lấy tiền lời thì tôi chống anh chứ!

Anh lấy để làm đường thì tui tôi đâu dám chống anh. Anh xây dựng sân bay quân sự hay là cảng thì tụi tôi đâu dám chống anh. Nhưng mà anh lấy đất của tôi giao cho nhà đầu tư khác, anh bán để lấy tiền lời thì tôi chống anh chứ!
Anh Lê Đức Mỹ ở Kiên Giang

Hiện nay ở U Minh người ta kéo lên người ta biểu tình, người ta nói đả đảo bè lũ tham nhũng, đả đảo chủ tịch tỉnh Bùi Ngọc Sơn chứ người ta không chống đảng, không chống nhà nước, mà chống những kẻ làm bậy.

Thanh Quang : Nói chung tình hình cưỡng chế thu hồi đất đai ở Kiên Giang ra sao?

Lê Đức Mỹ : Rất là bất cập. Rất là bất cập. Rất là nhiều, Kiên Lương cũng dính trong tình trạng này. Huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang, cũng là điểm nóng. Rồi huyện An Minh cũng là điểm nóng. Hôm rồi An Minh lên biểu tình cũng vì đât đai thôi.

Thành phố Rạch Giá cũng vậy. Nói chung là những điểm nóng về đất cát đều có dính tới chuyện đó hết, đều do cách làm chồng chéo, làm không đúng pháp luật.

Thanh Quang : Trong vấn đề rắc rối về đất đai thì cho tới giờ này các viên chức ở địa phương có ai bị ảnh hưởng gì chưa?

Lê Đức Mỹ : Bây giờ thì một phó chủ tịch bị đình chỉ công tác rồi, lên báo chí rồi. Một trưởng phòng. Nói chung vụ án đó thì khoảng 5 người tham nhũng ngay trong nội bộ UBND tỉnh Kiên Giang, trong đó người ta biết là phó chủ tịch tỉnh sai phạm về đất đai. Sai phạm về đất đai là cái gì? Là tham nhũng về tiền bạc chớ là cái gì!

Thanh Quang : Mà sai phạm về đất đai đó có dính líu tới dự án lấn biển Kiên Giang này không?

Lê Đức Mỹ : Có luôn. Một phần là có luôn. Anh ra những quyết định sai trái.

Category: Hồ sơ Tham nhũng CSVN | Views: 843 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 3
Khách: 3
Thành Viên: 0