Tây Nguyên được cho là địa bàn trọng yếu
Ba người dân tộc thiểu số Tây Nguyên vừa bị xử tù từ 9 tới 12
năm vì tội 'Phá hoại chính sách đoàn kết dân tộc', tổ chức
biểu tình chống đối chính quyền.
Được biết ba người này có tên là Nơh (50 tuổi), Rôh (47 tuổi) và Pinh (42 tuổi).
Ông Nơh bị án nặng nhất 12 năm tù, ông Rôh lãnh án 10 năm, còn ông Pinh 9 năm.
Báo
Công an Nhân dân cho hay ba người này đã bị xử tù trong phiên
tòa lưu động do Tòa án Nhân dân tỉnh Gia Lai mở tại làng Glar,
huyện Đăk Đoa.
Báo này nói đây là phiên xử sơ thẩm hình sự công khai.
Theo
báo Công an Nhân dân, giữa tháng 4/2008, ông Nơh đã bị các phần
tử Fulro hải ngoại lôi kéo quay lại hoạt động, chuẩn bị kế hoạch
tổ chức biểu tình trong tháng 8/2008.
Cáo
trạng của tòa cho hay ông Nơh đã tuyên truyền phát triển tổ chức
Fulro, mà Việt Nam gọi là tổ chức phản động, "ở một số địa bàn
tại các xã Glar, A Dơk, Kdang thuộc huyện Đăk Đoa và xã Ayun thuộc
huyện Mang Yang (Gia Lai)".
"Nơh tự phong
mình làm xã trưởng Fulro ở xã Glar, cùng với Rôh và Pinh đã lôi kéo
nhiều người theo tổ chức này nhằm chống phá chính quyền."
Cả ba người bị bắt hồi tháng 8/2008.
Địa bàn trọng yếu
Fulro,
tên viết tắt từ tiếng Pháp của Mặt trận Thống nhất Đấu tranh của
các Sắc tộc bị Áp bức, hình thành từ năm 1964 tại Tây Nguyên nhằm
chống lại chính quyền Việt Nam Cộng hòa.
Sau
1975, tổ chức quân sự - chính trị này tiếp tục chống đối
chính quyền Việt Nam hiện tại, cho tới khi chấm dứt hoạt động
về danh chính ngôn thuận năm 1992.
Tuy nhiên chính phủ Việt Nam cáo buộc các phần tử Fulro hiện lưu vong nước ngoài vẫn tiếp tục âm mưu chống phá.
Tại
Tây Nguyên, nơi đông người dân tộc thiểu số, đã nhiều lần xảy
ra các vụ chống đối chính quyền. Tiêu biểu có vụ bạo động
dịp Phục sinh năm 2004 để phản đối chính sách đất đai và tôn
giáo của chính phủ với sự tham gia của hàng ngàn người.
Nhiều chuyên gia đã cảnh báo về vị thế trọng yếu của Tây Nguyên trong các kế hoạch kinh tế - xã hội.
Hiện
tại chính phủ Việt Nam đang thực hiện một số dự án khai thác
quặng nhôm gây tranh cãi tại Lâm Đồng và Đăk Nông.
|