Chủ Nhật, 2024-12-22, 10:09 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2009 » Tháng Tư » 14 » Những người Lâm Đồng mới
2:43 PM
Những người Lâm Đồng mới

Sơn Nghĩa

Đường bên phải sẽ dẫn vào tòa nhà trung tâm của công ty
Bauxit Lâm Đồng thuộc của tập đoàn Than khoáng sản
Việt Nam (TKV)
Trên con đường nhựa đầy bụi đỏ từ khu phố, thị trấn Lộc Thắng, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng đường dẫn vào mỏ bauxite Tân Rai là những quán ăn, nhà hàng do những người Trung Quốc mở ra. Công nhân người Trung Quốc, sau giờ tan ca, đi dạo, mua sắm, nấu nướng thức ăn cho buổi chiều cũng là những hình ảnh mà PVSGTT đã ghi nhận hôm 11.4 ở huyện lỵ cao nguyên này.

Tại ngã ba khu phố 4, thị trấn Lộc Thắng, đường bên trái là vào khu khai thác mỏ trung tâm, đường bên phải dẫn vào tòa nhà trung tâm của công ty bauxite Lâm Đồng thuộc tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam (TKV).

Cạnh con đường dẫn vào mỏ khai thác bauxite chính của Tân Rai là những dãy hàng quán xập xệ, cách khu mỏ khoảng một km, lác đác là những ngôi nhà đã bị đập bỏ do người dân nhận tiền đền bù dự án và đã di dời. Phần nhiều các hộ dân ở đây vẫn chưa chuyển đi, họ vẫn sống và buôn bán bình thường.



Đường bên phải sẽ dẫn vào tòa nhà trung tâm của công ty Bauxit Lâm Đồng thuộc của tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam (TKV)

Người Trung quốc trả giá


“Mua thứ gì họ cũng trả giá, từ bó rau muống 2.000 đồng, họ trả 1.500 đồng cho đến 1.800 đồng/bó. Khó bán cho họ lắm…”, ông Phan Tiến Lõng, chủ một cửa hiệu bán rau, thịt cá, hoa quả ở ấp 6A, thị trấn Lộc Thắng, huyện Bảo Lâm, cách khu khai thác mỏ Tân Rai khoảng 500 mét, cho biết. Công nhân Trung Quốc hiếm khi mua hàng ở cửa hiệu của ông, nhưng nếu họ mua họ đều trả giá.

Theo ông Lõng, công nhân ăn uống ở bếp ăn tập thể. Mỗi ngày, những đầu bếp Trung Quốc, biết tiếng Việt đi xuống chợ huyện Bảo Lâm để mua rau quả, gạo thực phẩm về chế biến cho nhà ăn. Những nhà hàng Trung Quốc ở đây được mở ra chủ yếu phục cho chuyên gia, kỹ sư người Trung Quốc. Chị Phượng, quản lý nhà hàng Trung Quốc ở đây cho biết, công nhân Trung Quốc rất ít khi ăn ở nhà hàng này, vì thu nhập của họ thấp. Chị Phượng quê ở Vũng Tàu, vừa lên Tân Rai làm việc 4 tháng. Thời gian trước, chị làm việc ở khu công nghiệp Sóng Thần, TP.HCM. Chủ nhà hàng Trung Quốc là người quen cũ của chị Phượng, quê ở Hàn Châu. Trước khi lên Tân Rai mở quán, bà chủ nhà hàng là chủ một doanh nghiệp may đầu tư ở khu công nghiệp Sóng thần. Chồng của bà chủ quán Trung Quốc là quản lý công nhân trong khu mỏ bauxite Tân Rai. Quán đã mở ra gần 1 năm, nhà hàng Trung quốc vừa phục các món ăn vừa là nơi thu đổi ngoại tệ cho công nhân, chuyên gia, kỹ sư Trung Quốc.

Ở thị trấn Lộc Thắng, ngoài nhà hàng này (cách khu mỏ Tân Rai khoảng 1km) ra còn có một quán ăn Trung Quốc khác tọa lạc ở đầu thị trấn. Quán này cho người Việt gốc Hoa (là người địa phương) mở ra để phục vụ cho người Trung Quốc. Theo chị Phượng, có khoảng 800 công nhân Trung quốc đang làm việc ở khu mỏ này.

Ít lao động địa phương

Theo ghi nhận của chúng tôi, số lao động trong khu mỏ đa phần là người Trung Quốc và một số ít công nhân Việt Nam quê ở Nghệ An và Thanh Hóa.

Công nhân Trung Quốc chủ yếu phụ trách việc “đào giếng” và xây trụ, công nhân Việt Nam đa phần làm phụ hồ và bưng bê cát vữa cho những công trình xây dựng. Anh Tiến, quê ở Nghệ An cho biết, lương mỗi ngày làm việc là 80.000 đồng/ngày, trừ tiền cơm mỗi ngày 25.000 đồng, anh Tiến chỉ nhận được 55.000 đồng/ngày. Nếu có tăng ca, công nhân Việt Nam sẽ nhận được thêm 40.000 đồng/ngày.

A Song, một quản lý người Trung Quốc cho biết thông qua một người Trung Quốc khác là A Lang đã phiên dịch cho chúng tôi, lương công nhân Trung Quốc vào khoảng 150.000 đồng/ngày. Tuy nhiên A Song lại từ chối câu hỏi của chúng tôi: “Vì sao không thuê người lao động Việt Nam với giá rẻ hơn?” A Lang đã ở Việt Nam gần 10 năm, từng là quản lý ở một công ty ở khu Công nghiệp Sóng Thần, TP.HCM. Khi khu mỏ Tân Rai khởi công xây dựng, anh chuyển lên làm việc với mức lương 1.200 USD/tháng.

Ông Phan Tiến Lõng, người dân ở gần khu mỏ cũng thừa nhận, rất ít lao động địa phương được vào làm ở khu mỏ Tân Rai. “Họ chỉ nhận lao động ở những hộ đã nhận tiền đền bù và di dời khỏi khu mỏ. Trường hợp của con tôi thì không được”, ông Lõng chỉ người con gái của ông đã xin vào làm công nhân trong khu mỏ nhưng bị từ chối. Lao động địa phương được nhận vào làm việc, chủ yếu là phụ nữ, phụ trách việc bưng bê đất cát trong công trường.

Theo A Lang, công nhân Trung Quốc chủ yếu ở vùng quê của tỉnh Sơn Đông và Quảng Tây, Trung Quốc được các nhà thầu đưa sang Việt Nam làm việc. “Họ cũng nhớ nhà lắm chứ, nhưng phải đi làm, vì ở quê khổ lắm”, A Lang nói.

Sơn Nghĩa
Nguồn: SGTT

 
Số lao động trong khu mỏ đa phần là người Trung Quốc
và một số ít công nhân Việt Nam quê ở Nghệ An và
Thanh Hóa
Mỗi ngày, những đầu bếp Trung Quốc, biết tiếng Việt đi xuống chợ huyện Bảo Lâm để mua rau quả, gạo thực phẩm về chế biến cho nhà ăn

Bữa ăn của công nhân Trung Quốc
tại khu mỏ Tân Rai
Giải trí của công nhân Trung Quốc sau giờ làm
việc là căn phòng chung nhỏ với chiếc tivi để
xem các kênh tiếng Hoa

;
Cách “đào giếng” vẫn còn thô sơ, công nhân đào bằng những vật dụng đào xới thủ công. Trên mỗi “giếng” có những trụ quay, công nhân quay ròng rọc đưa giỏ sâu
xuống và múc đất lên
Nhà ở công nhân Trung Quốc tại Tân Rai
Tất cả công nhân nam đều dùng nhà
vệ sinh chung ở cuối dãy khu tập thể

Những con đường lở lói
Một cảnh trong khuôn viên
ở khu mỏ Tân Rai
Nhà hàng Trung Quốc ở khu mỏ Tân Rai
Category: Việt Nam ngày nay | Views: 829 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 2
Khách: 2
Thành Viên: 0