Thứ Ba, 2024-11-05, 8:42 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2009 » Tháng Tư » 15 » Kế hoạch chấn hưng kinh tế một tỷ đô la không giúp Việt Nam tạo thêm việc làm
2:36 PM
Kế hoạch chấn hưng kinh tế một tỷ đô la không giúp Việt Nam tạo thêm việc làm
RFI

Thanh Hà



Do chủ yếu là một nền kinh tế gia công, nhập hàng của nước ngoài để sản xuất và sau đó tái xuất, chính sách kích thích kinh tế một tỷ đô la của Việt Nam áp dụng từ cuối 2008 nhằm đẩy mạnh sản xuất, không tạo thêm việc làm và lại có nguy cơ gây ra lạm phát. RFI phỏng vấn chuyên gia Vũ Quang Việc, nguyên là nhân viên Liên Hiệp Quốc

Cuối tháng ba vừa qua, Tổng Cục Thống Kê Việt Nam cho biết tăng trưởng kinh tế trong ba tháng đầu năm chỉ đạt 3,1%, tức chưa bằng một phân nửa so với cùng thời kỳ này năm ngoái và rơi xuống mức thấp nhất trong 10 năm trở lại đây. Tính cho toàn năm 2009, cơ quan này dự báo tổng sản phẩm nội địa của Việt Nam chỉ có thể tăng từ 4,8% đến 5,6%, gần sát với dự báo của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (4.75%) và Ngân Hàng Thế Giới (5.5%).

Ngày 30/03/2009, báo chí trong nước tiết lộ, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có thể đề nghị hạ thấp chỉ tiêu tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2009 xuống còn 5% thay vì 6.5% như trước đây.

Trung tuần tháng ba, nhóm nghiên cứu Economist Intelligence Unite trực thuộc tập đoàn báo chí The Economist của Anh đã đưa ra một bức tranh kinh tế Việt Nam còn ảm đạm hơn, với dự phóng 0,3%. Xuất khẩu giảm 31% cho cả năm. Tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giảm 70%. Tỷ lệ thất nghiệp nhảy vọt lên thành 8,2%, tăng 3,5 điểm so với năm 2008.

Công nhân nhà máy Keyhinge Toy ở Đà Nẵng đình công, ngày 30/01/2008.Ảnh : AFP

Công nhân nhà máy Keyhinge Toy ở Đà Nẵng đình công, ngày 30/01/2008.
Ảnh : AFP

Nhìn chung, toàn cảnh kinh tế của Việt Nam chưa có những dấu hiệu khả quan. Theo giới phân tích, do chủ yếu là một nền kinh tế gia công, nhập hàng của nước ngoài để sản xuất và sau đó tái xuất, chính sách kích thích kinh tế một tỷ đô la của Việt Nam áp dụng từ cuối 2008 không mang lại kết quả như mong muốn :

- tiền bơm thêm vào hoạt động kinh tế được dùng để mua nguyên liệu của nước ngoài ;

- biện pháp bù lãi suất của chính phủ không giúp gia tăng sản xuất như mong đợi : vốn ngân hàng cấp cho doanh nghiệp làm ăn không tăng bao nhiêu, cho dù nhà nước bù lãi suất đến 4%. Do đó sản xuất và lao động không tăng ;

- kể cả trường hợp sản xuất có tăng thêm thì sản xuất để làm gì nếu không xuất khẩu được.

Đó là chưa kể đến rủi ro lạm phát lại bùng lên ở Việt Nam do hậu quả của kế hoạch kích cầu một tỷ đô la.

Cùng với ông Vũ Quang Việt, nguyên là chuyên gia thống kê trực thuộc Liên Hiệp Quốc, chúng ta cùng tìm hiểu xem vì sao các biện pháp đối phó với khủng hoảng toàn cầu nhằm hỗ trợ sản xuất của Việt Nam lại như « công dã tràng ».

Category: Kinh tế | Views: 916 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 524
Khách: 524
Thành Viên: 0