Main » 2009»Tháng Tư»16 » Văn bút Quốc tế đánh động dư luận về trường hợp các ngòi bút bị cầm tù ở VN
8:49 AM
Văn bút Quốc tế đánh động dư luận về trường hợp các ngòi bút bị cầm tù ở VN
Trà Mi, phóng viên RFA
2009-04-15
Ủy
ban bảo vệ các ngòi bút bị cầm tù thuộc Tổ chức Văn bút Quốc tế vừa lên
tiếng đánh động dư luận khắp nơi về tình trạng tù tội bất công của các
ngòi bút đòi hỏi nhân quyền tại Việt Nam.
RFA PHOTO
Thông cáo báo chí của Ủy ban bảo vệ các ngòi bút bị cầm tù về tình trạng tù tội của các ngòi bút tại Việt Nam.
Tổ chức quốc tế này cũng
đồng thời kêu gọi mọi
người có hành động cụ thể
kêu gọi Hà Nội tuân thủ những điều
cam kết với thế giới
về tôn trọng quyền tự
do bày tỏ quan điểm của công dân.
Bị giam cầm chỉ vì bày tỏ
quan điểm
Trong cuộc trao đổi với Trà Mi, bà Sara Whyatt, Giám đốc chương trình của
Ủy ban bảo vệ các ngòi bút bị
cầm tù thuộc Tổ chức
Văn bút Quốc tế, nhấn mạnh
quan điểm của tổ chức
này:
Bà Sara Whyatt: Tổ chức Văn bút Quốc
tế chúng tôi đã và đang
kêu gọi chính phủ Việt Nam phóng thích khoảng 7 ngòi bút và nhà báo bị bắt
bớ cuối năm ngoái trong một chiến dịch
đàn áp quy mô trấn áp những tiếng nói đối
lập, những người kêu gọi
nhân quyền.
Chúng tôi hết sức quan tâm vì tất cả 7 người
này đều vẫn đang bị giam giữ, một hành động
vi phạm quyền công dân tự do bày tỏ quan điểm. Chúng tôi vừa
nhận được báo cáo rằng vài ngừơi trong số này đang trong tình trạng sức khoẻ
suy kém và người thân của họ không được
phép tiếp xúc, thăm nuôi.
Chúng tôi kêu gọi chính phủ Việt Nam phóng thích các ngòi bút
đang bị giam cầm, cho phép họ được tiếp
cận các điều kiện chăm sóc sức
khoẻ cần thiết, được
tiếp xúc với người thân và luật
sư trong thời gian bị giam giữ.
Bà Sasa Whyatt,WiPC
Chúng tôi thật sự rất quan ngại
trứơc tình trạng này nên đã công bố văn bản đánh động
sự quan tâm của công luận khắp nơi
lần đầu tiên vào tháng 9 năm ngoái
và tái cập nhật thêm tuần trứơc khi nghe tin các thông tin về tình trạng của họ
hiện giờ.
Chúng tôi kêu gọi
các thành viên của tổ chức hiện
đang hiện diện tại hơn
100 quốc gia trên thế giới bày tỏ
sự phản đối với
chính phủ Việt Nam, yêu cầu phóng thích các ngòi bút
đang bị giam cầm, cho phép họ được tiếp
cận các điều kiện chăm sóc sức
khoẻ cần thiết, được
tiếp xúc với người thân và luật
sư trong thời gian bị giam giữ.
Chúng tôi cũng kêu gọi
nhà cầm quyền Việt Nam xem lại
các quy định về bắt giam những
người bất đồng chính kiến,
những nạn nhân bị đẩy vào vòng lao lý chỉ vì bày tỏ
quan điểm của họ.
Như cô biết đấy, Hà Nội
từ lâu đã tham gia ký kết vào Công ứơc quốc tế
về các quyền dân sự và chính trị,
trong đó có điều 19 bảo đảm và bảo
vệ quyền tự do bày tỏ
quan điểm của công dân. Vì vậy, những sự
bắt bớ này hoàn toàn vi phạm và đi ngược lại những
gì mà chính nhà nước Việt Nam đã lên tiếng cam kết với cộng
đồng quốc tế.
Trà Mi: Những
lời
kêu gọi
Việt
Nam tôn trọng nhân quyền nên được
gửi
đến
đâu, thưa
bà?
Bà Sara Whyatt: Các lời kêu gọi và phản
kháng đang được gửi đến Bộ
Ngoại Giao Việt Nam ở Hà Nội,
Thủ tướng Việt Nam, và quan trọng
là các sứ quán Việt Nam ở các nứơc.
Chúng tôi cũng đang viết
thư gửi đến một
số các cơ sở ngoại
giao.
Bên cạnh đó,
chúng tôi cũng nêu vấn đề trên các phương tiện truyền
thông đại chúng để nhắc nhở
mọi ngừơi rằng tình trạng
vi phạm nhân quyền tại Việt
Nam đáng quan ngại, để mọi ngừơi
nhớ rằng những ngừơi
cầm bút đựơc quyền phản
ánh hiện thực và bày tỏ quan điểm ôn hoà mà không cần phải sợ
bị tấn công hay đàn áp.
Chúng tôi lên tiếng để nhắc nhớ mọi ngừơi
rằng những ngừơi
cầm bút đựơc quyền phản
ánh hiện thực và bày tỏ quan điểm ôn hoà mà không cần phải sợ
bị tấn công hay đàn áp.
Bà Sasa Whyatt, WiPC
Vai trò của những ngừơi cầm
bút chúng tôi là phải lên
tiếng và bày tỏ sự quan tâm bằng
tất cả những phương
thức có thể.
Trà Mi:Những
thông tin mà Tổ chức Văn bút có được
và cáo buộc Hà Nội dựa trên những
cơ
sở
nào thưa
bà?
Bà Sara Whyatt:Chúng tôi nhận
đựơc báo cáo từ nhiều nguồn
khác nhau, từ các tổ chức NGO chuyên bảo
vệ nhân quyền trên thế giới, trực
tiếp từ các cá nhân, đoàn thể trong và ngoài Việt Nam. Tổ chức Văn bút chúng tôi luôn dựa vào nhiều
nguồn thông tin và báo
cáo khác nhau trứơc khi
công bố văn bản đánh động dư luận.
Chúng tôi rất thất vọng khi thấy
rằng tại thời điểm
2009 này đây vẫn còn cái
kiểu bắt bớ, tù đày những
tiếng nói bất đồng chỉ
vì họ bày tỏ thái độ phản
đối một cách ôn hoà để kêu gọi thay đổi,
cải thiện, điều này hoàn toàn vi phạm những
tiêu chuẩn nhân quyền căn bản được
cả thế giới công nhận
mà Việt Nam cũng đã ký
tên đồng ý.
Hành
động vì nạn nhân của độc tài
Trà Mi:Nhiều
người
nhận
xét rằng
chính phủ Việt Nam chưa
bao giờ
có phản
hồi
thích ứng
trước
những
lời
kêu gọi
và những
sự
quan tâm về nhân quyền. Vậy theo bà, cộng
đồng
quốc
tế
cần
phải
làm gì hơn nữa để phát huy tác dụng
của
những
lời
kêu gọi
này?
Bà Sara Whyatt:Tôi nghĩ chúng ta chỉ cần
tiếp tục gióng tiếng nói mạnh mẽ và liên tục.
Theo tôi, nhà cầm quyền Việt Nam không có hồi
đáp trực tiếp không phải là chỉ dấu
rằng họ không phản hồi. Tôi nghĩ chúng ta nên liên tục nhắc nhở
Hà Nội về nghĩa vụ và trách nhiệm của họ
đối với những gì cam kết
trong bản Công ước quốc tế.
Hơn nữa, chúng ta còn phải có trách nhiệm bảo vệ
những người dân thấp cổ bé miệng.
Những người cầm viết
trên khắp thế giới rất
quan tâm đến những ngòi bút bị nạn. Toàn cầu
có khoảng 800 nhà báo và
ngòi bút bị giam cầm, bị tấn
công, và thậm chí là bị sát hại. Cho nên Văn bút Quốc tế
kêu gọi các đồng nghiệp của
mình lên tiếng phản đối.
Chúng ta cần
tiếp tục gióng tiếng nói mạnh mẽ và liên tục.
Tôi nghĩ chúng ta nên liên tục nhắc nhở
Hà Nội về nghĩa vụ và trách nhiệm của họ
đối với những gì cam kết
trong bản Công ước quốc tế.
Bà Sasa Whyatt,WiPC
Chúng tôi làm điều
này đối với trường hợp
của Việt Nam, Trung Quốc, Nga, hay ngay tại Châu Âu khi chúng tôi phát
hiện có những cây viết bày tỏ tư
tưởng mà bị kiểm duyệt
và sách nhiễu. Trách nhiệm của chúng tôi là phải
ủng hộ và bảo vệ
những ngừơi cầm bút thực
hành nghiệp vụ của họ.
Trà Mi:Bên cạnh
việc
lên tiếng
thể
hiện
sự
quan tâm, Văn bút Quốc tế có đề
ra những
hành động
thiết
thực
nào nữa
để
bảo
vệ
những
nạn
nhân này không?
Bà Sara Whyatt:Ngoài việc
lên tiếng bày tỏ quan ngại, chúng tôi còn vận động sự
quan tâm và nhắc nhở các chính phủ rằng các vi phạm
nhân quyền đang bị coi thường tại
các quốc gia nhưở Việt
Nam, và yêu cầu họ đặt điều
kiện cải thiện nhân quyền
trong các cuộc đàm phán
ngoại giao với Hà Nội.
Chúng ta không thể
xem nhẹ tầm quan trọng của việc
nêu vấn đề lên, nhắc nhớ mọi
người đừng để những
sự vi phạm này “lọt sổ”.
Trà Mi:Xin chân thành cảm
ơn
bà Sara Whyatt đã dành thời gian cho cuộc
phỏng
vấn
này.
---------------------------------- Bà Sara Whyatt hiện
là Giám đốc chương trình của Ủy ban bảo
vệ các ngòi bút bị cầm tù thuộc
Tổ chức Văn bút Quốc tế.