Thứ Bảy, 2024-12-21, 10:20 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2009 » Tháng Tư » 16 » Đi sai một nước cờ chiến lược?
9:01 AM
Đi sai một nước cờ chiến lược?
2009-04-15

Chuyện chính phủ Việt Nam nhất quyết cho khai thác quặng bauxite ở Tây Nguyên mà nhiều khả năng do các công ty Trung Quốc đảm trách, vẫn là đề tài tranh cãi trong dư luận.

Photo courtesy Báo SaigonTiếpThị

Nhà hàng Trung Quốc ở khu mỏ Tân Rai

Mới nhất là lời kêu gọi “bất tuân dân sự, biểu tình tại gia của đại lão hoà thượng Thích Quảng Độ, tiếp đến là ý kiến phản đối  của hai nhà dân chủ  Đỗ Nam Hải và Ngưyễn Khắc Toàn ở trong nước..

Ngoài vấn đề huỷ hoại môi trường và lợi bất cập hại về kinh tế, dư luận chừng như càng không đồng ý với việc để cho Trung Quốc vào Tây Nguyên. 

Tây Nguyên là xương sống của Đông Dương

Ngoài vấn đề huỷ hoại môi trường và lợi bất cập hại về kinh tế, dư luận chừng như càng không đồng ý với việc để cho Trung Quốc vào Tây Nguyên.  

Một chuyên gia ở Pháp, Tiến sĩ Nguyễn Văn Huy,  với luận đề chuyên môn Người Thượng Tây Nguyên , cũng là người thường  viết những bài tham luận trên báo về  an ninh và quốc phòng Việt Nam, đóng góp ý kiến trong bài phỏng vấn do Thanh Trúc thực hiện. Trước hết ông nhận định:

TS Nguyễn Văn Huy : Khi mà nghe một công ty nước ngoài đến Việt Nam khai thác thì đó là điều đáng mừng tại vì họ đem kiến thức về kỹ thuật cũng như kỹ nghệ cho người Việt Nam mình.

Nhưng mà khai thác cái gì? Mình thấy hiện nay chính phủ nhượng cho một số công ty nước ngoài khai thác quặng bauxite, là một quặng kim loại căn bản để sản xuất xe hơi và một số dụng cụ kim khí khác, tại vì Việt Nam mình hiện nay không có kỹ thuật để khai thác những thứ này.

Thành ra ai nắm được Tây Nguyên thì người đó nắm được tình hình an ninh của vùng đồng bằng Miền Trung và miền Nam, kể cả Kampuchea và Lào nữa.

Công ty nước ngoài đến thì mình cũng rất là mừng tại vì họ sẽ đầu tư, họ phải xây dựng nhà cửa, hệ thống đường sá và hạ tầng cơ sở, đồng thời tuyển dụng nhân công người Việt Nam mình trong nhiệm vụ khai thác đó. Nhưng hiện nay cái mà mình lo âu nhứt là vấn đề môi trường.

Công nhân Trung Quốc

Số lao động trong khu mỏ đa phần là người Trung Quốc và một số ít công nhân Việt Nam quê ở Nghệ An và Thanh Hóa. Photo courtesy Báo SaigonTiếpThị

Vớí tư cách là một chuyên viên về người Thượng tại Cao Nguyên Trung Phần (Tây Nguyên) tôi thấy vùng này đáng lẽ là một vùng dự trữ của mình tại vì nó có hai tính cách, thứ nhứt là tính cách về dân tộc học, xã hội học, thì đây là vùng dân cư người thiểu số gốc Tây Nguyên, tức người Thượng, tức là người dân tộc hiện nay.

Thứ hai là vấn đề vị tí chiến lược. Tây Nguyên là vùng trọng điểm của Việt Nam, có thể nói đó là xương sống của Đông Dương và đồng thời là xương sống của Việt Nam, thành ra bằng mọi giá mình phải giữ vững vùng này để thuộc về chủ quyền Việt Nam mình, tại vì nếu bất cứ một thế lực nào nắm được vùng chiến lược Tây Nguyên thì họ nắm được cả Đông Dương, cả nước Lào, Việt Nam và Kampuchea.

Mình phải thấy rằng đây là cả một quá trình mà người Trung Quốc đã chuẩn bị trước chứ không phải tình cờ họ thấy Việt Nam có quặng bauxite mà họ đến khai thác đâu.

Thành ra ai nắm được Tây Nguyên thì người đó nắm được tình hình an ninh của vùng đồng bằng Miền Trung và miền Nam, kể cả Kampuchea và Lào nữa.

Trờ lại vấn đề người Trung Quốc khai thác quặng bauxite ở Việt Nam, mình phải thấy rằng đây là cả một quá trình mà người Trung Quốc đã chuẩn bị trước chứ không phải tình cờ họ thấy Việt Nam có quặng bauxite mà họ đến khai thác đâu.

Thật ra quặng bauxite của Việt Nam mình không có lớn và dự trữ của nó cũng không có cao, nhưng người Trung Quốc quan tâm tới.

Họ sẵn sàng bằng mọi giá để mà loại tất cả các đốí thủ khác về kinh tế, chẳng hạn như Úc ngày nay họ cũng có khả năng đó, hoặc là các quốc gia trong vùng như là Ấn Độ cũng có khả năng đó.

Nhưng mà Trung Quốc bằng mọi giá đã tranh thủ được thị trường khai thác quặng này.

Tây Nguyên nằm trong chiến lược của TQ

Thanh Trúc :  Thưa, ông dựa vào những lý cớ nào để có thể đoán chắc như vậy?  

Trung Quốc thiếu nguyên liệu, tức là kỹ nghệ của họ đang rất cần kim khí mà quặng bauxite là một trong những quặng kim loại căn bản. Nhưng vấn đề của Trung Quốc hiện nay thì mình phải nhìn vấn đề một cách khác hơn.

TS Nguyễn Văn Huy : Thứ nhứt là Trung Quốc thiếu nguyên liệu, tức là kỹ nghệ của họ đang rất cần kim khí mà quặng bauxite là một trong những quặng kim loại căn bản. Nhưng vấn đề của Trung Quốc hiện nay thì mình phải nhìn vấn đề một cách khác hơn.

Mình phải trở lại vấn đề Lào và Kampuchea. Con đường từ Bắc Lào đến Nam Lào, tức là quốc lộ 13 của Lào thì Trung Quốc đã xây dựng xong.

Mục đích của việc xây dựng con đường này là để vận chuyển tài nguyên hoặc là nguyên liệu từ miền Nam lên miền Bắc, hoặc từ miền Bắc xuống miền Nam, tức là xuống vùng bờ biển Vịnh Thái Lan.

Gần đây chính phủ Trung Quốc đã bắt tay với chính phủ Hun Sen của Kampuchea để xây dựng quốc lộ 4, tức là từ Nam Lào đến hải cảng Komponsom, tức hải cảng Sihanoukville hiện nay.

Điều này nằm trong chiến lược của Trung Quốc, tức là trong tương lai Trung Quốc sẽ đem lực lượng khai thác dầu hoả đến vùng Biển Đông của mình.

Nếu dùng hệ thống tàu bè trên biển chuyển về Trung Quốc (vùng Quảng Đông) rồi chuyền vào nội địa ở Hoa Nam thì rất là tốn kém.

Chính vì vậy mà bằng mọi gia Trung Quốc phải nắm bằng được vùng an ninh dọc Tây Nguyên Việt Nam, từ Thanh Hoá đến Đồng Nai, tại vì nếu Việt Nam gây khó dễ cho Trung Quốc thì con đường vận chuyển sẽ rất khó khăn và sẽ rất tốn kém

Họ sẽ dùng Vịnh Thái Lan, thiết lập những ống dẫn từ biển cả đi qua ngã Komponsom, sau đó chuyển vận đến các kho dự trữ để chuyển dầu lửa đó về Trung Quốc bằng đường bộ từ Komponsom lên Lào rồi qua Vân Nam.

Vấn đề của Trung Quốc hiện nay là vấn đề Việt Nam. Nếu Việt Nam cản trở con đường này thì chắc chắn là Trung Quốc sẽ rất khó khăn trong vấn đề vận chuyển hàng hoá.

Chính vì vậy mà bằng mọi gia Trung Quốc phải nắm bằng được vùng an ninh dọc Tây Nguyên Việt Nam, từ Thanh Hoá đến Đồng Nai, tại vì nếu Việt Nam gây khó dễ cho Trung Quốc thì con đường vận chuyển sẽ rất khó khăn và sẽ rất tốn kém, sẽ gây thiệt hại cho Trung Quốc rất nhiều trong vấn đề kỹ thuật lẫn vấn đề kinh tế.

Sai lầm lớn về an ninh quốc phòng

Thanh Trúc : Thưa TS Nguyễn Văn Huy, trong dự án cho khai thác quặng bauxite  ở Tây Nguyên thì có tĩnh Đắc Nông mà hết hai phần ba diện tích của tỉnh này là được dành cho vấn đề khai thác quặng Bauxite. Như vậy nếu những lô khai thác ở đó lọt vào tay Trung Quốc thì phải chăng đó là lợi điểm rất lớn cho Trung Quốc?

TS Nguyễn Văn Huy : Đúng vậy. Đắc Nông hiện nay nằm ở vùng ngã ba biên giới là Tây Nguyên, Nam Lào và Kampuchea, thành ra Đắc Nông là địa điểm rất lý tưởng để khai thác quặng bauxite vì quặng này chiếm 2/3 đến 3/4 diện tích lãnh thổ của tỉnh Đắc Nông.

Đắc Nông hiện nay nằm ở vùng ngã ba biên giới là Tây Nguyên, Nam Lào và Kampuchea, thành ra Đắc Nông là địa điểm rất lý tưởng để khai thác quặng bauxite vì quặng này chiếm 2/3 đến 3/4 diện tích lãnh thổ của tỉnh Đắc Nông

Nếu Trung Quốc được quyền khai thác thì họ sẽ đem máy móc của họ và người của họ đến. Chắc chắn là chúng ta đừng hy vọng người Trung Quốc sẽ tuyển dụng nhân công Việt Nam để khai thác. Họ sẽ đem chuyên viên của họ đến. Họ xây dựng cơ sở ở đó.

Họ thiêt lập những hạ tầng như nhà cửa, địa ốc của họ để họ quản lý vùng đó.

Tôi nghĩ rằng Việt Nam mình không có quyền kiểm soát trong khu vực họ làm việc. Đây là một sự thiếu suy nghĩ của chính quyền Việt Nam về vấn đề chiến lược lâu dài.

Nếu thật sự để cho Trung Quốc khai thác, họ trả tiền, thì rất là tốt, nhưng mà tôi nghĩ đây là một trong những chính sách của họ để nắm vững quốc lộ từ Komponsom đến Vân Nam mà Việt Nam là chặn đường mà họ phải tranh thủ cho bằng được, và Đắc Nông là địa điểm họ bắt buộc phải có mặt để giữ vững an ninh con đường đó.

Chúng ta phải biết rằng khi mà Trung Quốc có mặt ở đó thì sẽ rất khó đẩy họ đi, mà điều này thì các chiến lược tương lai của Việt Nam sẽ rất là khó xử.

Thanh Trúc : Nhưng mà xin Tiến Sĩ đừng quên rằng trong những bài tham luận của ông về quốc phòng và quân đội của Việt Nam thì ông nói Việt Nam không ngừng cải tiến cũng như không ngừng trang bị, như thế khi Trung Quốc đến Tây Nguyên thì Việt Nam không phải là không biết ý đồ hay tham vọng của Trung Quốc ?

Tôi nghĩ đây là một trong những chính sách của họ để nắm vững quốc lộ từ Komponsom đến Vân Nam mà Việt Nam là chặn đường mà họ phải tranh thủ cho bằng được, và Đắc Nông là địa điểm họ bắt buộc phải có mặt để giữ vững an ninh con đường đó.

TS Nguyễn Văn Huy : Phải nói thẳng ra hiện nay trong nội bộ đảng cộng sản mình không biết kẻ nào nắm quyền quyết định, nhưng mà tôi thấy rằng nhượng cho Trung Quốc khai thác vùng bauxite ở huyện Đắc Nông cũng như trên Tây Nguyên thì đó là một điều rất là nguy hiểm cho Việt Nam.

Tôi nghĩ rằng trong quân đội Việt Nam hiện nay cũng có rất nhiều người sáng suốt nhưng vì tiếng nói của họ không đủ mạnh để mà gây áp lực trên chính quyền hầu ngăn chận Trung Quốc khai thác vùng bauxite Tây Nguyên.

Việt Nam có hai khu chiến lược là vùng phía Thanh Hoá sát biên giới Lào và vùng Tây Nguyên tức vùng Buôn Ma Thuột và Plưiku.

Đó là hai vùng khi mà bị tấn công hay cái gì đó thì ta có thể ở đó mà tổ chức cuộc phản công. Nhưng hiện  nay nếu Trung Quốc có mặt ở vùng Đắc Nông thì coi như là chúng ta không còn làm chủ được vùng Tây Nguyên nữa.

Nếu xảy ra một vụ xung đột ở ngoài khơi chẳng hạn, thí dụ như hải quân Việt Nam đòi chủ quyền trên Hoàng Sa-Trường Sa đối với Trung Quốc mà xảy tấn công thì chúng ta cũng không có một căn cứ nào bảo đảm để một khi rút quân vào đất liền thì chúng ta có một địa bàn phản công.

Thành ra tôi nghĩ rằng chúng ta gần như là bị trong cái thế bị bóp nghẹt, bị cắt làm hai. Điều này tôi không hiểu chính quyền cộng sản tại sao lại có quyết định mhư vậy.

Có thể họ có những cái gì khác. Nhưng mà về chiến lược lâu dài của Việt Nam, để cho Trung Quốc khai thác Tây Nguyên, có mặt tại Tây Nguyên, đó là một điều rất sai lầm mà có thể nhiều thế hệ sau này sẽ khó mà gỡ lại được.

Category: Việt Nam ngày nay | Views: 751 | Added by: danchu | Rating: 5.0/1
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 19
Khách: 19
Thành Viên: 0