Thứ Bảy, 2024-04-20, 1:04 PM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2009 » Tháng Tư » 16 » Những chuyện thường ngày... rõ chán ở Việt Nam!
9:16 AM
Những chuyện thường ngày... rõ chán ở Việt Nam!


§ Phanxicô Xaviê

Nói là chuyện thường ngày vì mỗi câu chuyện dưới đây chẳng có gì mới mẻ đối với người dân đang phải sống dưới chế dộ cộng sản Việt Nam. Chỉ là những chuyện "biết rồi, khổ lắm nói mãi !" nhưng nó đã trở thành mãn tính.

90414lut.jpg
90414caooc.jpg

Đã hơn 8 giờ nhưng hàng ngàn người vẫn còn mắc kẹt trên những tuyến đường mênh mông nước tại quận 5, 6, Tân Bình... (Sài Gòn). Sau cơn mưa lớn kéo dài từ 4 giờ đến 7 giờ sáng ngày 13-4, cảnh ngập nước, kẹt xe đã bùng phát dữ dội trên diện rộng dù thời điểm này TP chưa bước vào mùa mưa: 36 tuyến đường tại Sài Gòn bị ngập sâu; người ta đã tìm ra thủ phạm chính là hàng loạt "lô cốt" được che chắn khắp các tuyến đường trong thành phố. Bởi theo ghi nhận của bài báo: "TPHCM (Sài Gòn): ngập nước, kẹt xe dữ dội" đăng trên báo Người Lao Động số ra ngày 14/04/2009, tình trạng ngập dữ dội xảy ra sáng 13-4 tập trung ở những tuyến đường đang có “lô cốt” án ngữ. Đây cũng là nguyên nhân khiến tình trạng giao thông những tuyến đường này bị tê liệt dù có các lực lượng điều tiết giao thông túc trực.

Nhà ở giá rẻ dành cho người dân có thu nhập thấp ở Việt Nam hiện nay chỉ là chuyện hoang tưởng. Vì theo báo Người Lao Động của công đoàn nhà nước, số ra ngày Thứ hai 6/4/2009, trong bài viết có tựa đề "Nhà ở giá rẻ: Không dễ mua!" của tác giả Thế Dũng. Giám đốc Công ty Đất Lành (chuyên kinh doanh địa ốc), ông Nguyễn Văn Đực cho biết: . ..Nếu xây nhà gía thấp với tiện nghi "tàm tạm", giá xây dựng khoảng 4 triệu VNĐ/m2. Trong 4 triệu VNĐ đó, doanh nghiệp chỉ được kinh doanh 70% tổng diện tích sàn, 30% còn lại là các công trình công ích như tầng hầm, thang máy... Do vậy giá thành phẩm phải lên đến 6 triệu VNĐ/m2. Tính thêm tiền đầu tư đất, hạ tầng, tiền chuyển mục đích sử dụng đất... khoảng 3 triệu VNĐ/m2 thì tổng cộng giá xấp xỉ 10 triệu VNĐ/m2. Ông Đực phân tích thêm: Nếu muốn mua một căn hộ 500 triệu VNĐ, khách hàng phải trả trước 1/3 hoặc ít nhất là 150 triệu VNĐ, số còn lại cho vay. Giả sử thời gian vay là 10 năm, lãi suất 1% tháng, vậy một tháng khách hàng phải trả tiền gốc khoảng 3 triệu VNĐ, cộng thêm lãi suất ngân hàng 3,5 triệu VNĐ tổng cộng là 6,5 triệu VNĐ. Với mức này người có thu nhập thấp không thể cáng đáng nổi. Trong khi đó, lãnh đạo một ngân hàng thương mại cho rằng: "Đừng kỳ vọng quá nhiều vào việc ngân hàng thương mại sẽ hỗ trợ lãi suất cho người thu nhập thấp mua nhà giá rẻ, chỉ có nhà nước mới làm được điều này thông qua các ngân hàng chính sách". Cũng theo bài báo này "Dù cơ chế đã có nhưng các ngân hàng thương mại rất ngại cho người có thu nhập thấp vay tiền để mua nhà giá rẻ. Đó là nguyên nhân chính khiến đối tượng này khó tìm được chốn an cư". Như vậy, dự án nhà ở giá rẻ cho người có thu nhập thấp xem ra không khả thi, vì nhà nước cộng sản Việt Nam lấy đâu ra ngân sách để lo cho 80% - 90% người nghèo, người có thu nhập thấp, và dự án vẫn chỉ là dự án còn ở trên giấy vẽ.

90414viahe.jpg

Trong khi đó, nhà nước lại rộng rãi cho đập bỏ những vỉa hè, bồn cây còn mới để làm lại. Theo tờ báo này số ra ngày Thứ hai 13/04/2009 cho biết: Vỉa hè còn mới nhưng vẫn đào lên làm lại, bồn cây còn tốt vẫn bị đập bỏ. Người dân muốn bớt phiền toái phải chung chi cho đơn vị thi công vỉa hè. Chẳng những hoang phí khi bỏ tiền ra làm lại vỉa hè vốn vẫn còn “ngon”, bồn cây mới, người dân lại phiền lòng về chuyện phải bỏ tiền túi ra để “nhờ” đơn vị thi công vỉa hè làm nhanh. Anh Hiền, chủ một cửa hàng ở quận 1, cho biết để tránh ảnh hưởng đến việc kinh doanh buôn bán, anh phải bấm bụng “lót tay” cho đơn vị thi công để họ làm phần vỉa hè trước nhà anh “vừa nhanh vừa gọn” với giá 600.000 VNĐ cho việc chỉ san bằng mấy đống cát đá ngổn ngang trước cửa nhà, lấy mặt bằng cho khách ra vào tiệm. Cửa hàng kế bên nhà anh Hiền, phần vỉa hè ngắn hơn nhưng người chủ cũng phải bỏ ra 200.000 VNĐ tiền “lót tay”!

Tương tự, chị T., bán quán ăn ở quận 3, cũng phải “bồi dưỡng” cho nhân công để họ làm nhanh. Theo lời mách nước của các chủ quán khác, bồi dưỡng thì họ làm 1-2 ngày, không bồi dưỡng họ lo làm chỗ khác, để phần vỉa hè nhà mình lại cho chờ dài cổ. Chị T. cho biết vì những quán ăn trên cùng con đường Võ Văn Tần đều phải “bồi dưỡng” như thế, việc buôn bán mới không bị ảnh hưởng nhiều nên chị T. cũng làm theo. Tuy nói là “bồi dưỡng” nhưng cũng có giá cả hết. Số tiền ít hay nhiều tùy theo vỉa hè dài hay ngắn”- chị T. cho biết.

90414anhdao.jpg

Theo BBC mới đây, báo chí trong nước đưa tin chính quyền Hà Nội phải huy động 500 cảnh sát để "bảo vệ" 6 cây anh đào, ghép từ 400 cành hoa mang từ Nhật sang cho lễ hội hoa anh đào năm nay, vì ở hai lần tổ chức trước đó đã xảy ra cảnh nhiều khách tham quan ở Hà Nội chen lấn, bẻ cành cướp hoa, mà theo nhà thơ Hoàng Hưng, từ Sài Gòn viết trên diễn đàn BBC đầu năm nay, bức xúc: "Rõ ràng đây là chuyện mang tính tất yếu, bản chất, hệ thống, về sự hư hỏng từ bên trong con người Việt Nam sau một quá trình dài tích tụ phát triển đã lên đến đỉnh cao." Theo ông, đây chỉ là một ví dụ về "những vấn đề thuộc bản chất thể chế cần có sự dũng cảm để thay đổi, mà thảm họa Hoa là lời báo động có thể là tối hậu".

Phanxicô Xaviê

Category: Việt Nam ngày nay | Views: 868 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 1
Khách: 1
Thành Viên: 0