BBC
Số lao động Trung Quốc ở Việt Nam có thể đã lên tới hàng vạn
Dư luận và báo chí trong nước gần đây bắt đầu nói nhiều tới
hiện tượng lao động phổ thông ồ ạt vào Việt Nam, với con số
được ước tính có thể lên tới hàng vạn.
Đa số họ là người Trung Quốc, làm việc cho các dự án mà nước này đầu tư, hoặc là nhà thầu chính.
BBCVietnamese.com
đã nói chuyện với Tiến sỹ Phạm Sỹ Liêm, Phó Chủ tịch Tổng
hội Xây dựng Việt Nam, nguyên Thứ trưởng bộ Xây dựng, về chủ
đề này. Ông Liêm nhận xét:
TS Phạm Sỹ Liêm:
Trước kia không có tình trạng lao động nước ngoài vào nhiều
là vì các nhà đầu tư chủ yếu đến từ các nước tương đối
phát triển. Họ vào đây cốt để đầu tư, hoặc có dự án thì họ
chịu trách nhiệm về thiết kế xây dựng nhưng sử dụng lực
lượng nhân công của Việt Nam vì rõ ràng giá nhân công rẻ hơn.
Thế nhưng gần
đây có một số nước, trình độ phát triển chỉ hơn VN ít nhiều,
đầu tư hoặc nhận thầu công việc tại VN và mang luôn nhân công
của họ sang.
Cũng cần phải nói là
khi Việt Nam đầu tư các dự án thí dụ ở Lào hay Campuchia, ta
cũng mang công nhân VN sang vì người bản địa chưa được đào tạo
cho phù hợp với công việc. Nhưng trong trường hợp công ty nước
ngoài mang lao động phổ thông vào VN, thì lao động VN lại hoàn
toàn đáp ứng được yêu cầu, chứ không hề thua kém. BBC: Thưa ông tại sao các công ty nước ngoài này lại được phép làm như vậy? TS Phạm Sỹ Liêm:
Thực ra đây là sơ suất, chứ không phải chủ trương. Chính phủ VN
cũng biết rằng phát triển đất nước là để tạo điều kiện công
ăn việc làm cho công nhân nước mình, không có lý gì mình phát
triển để tạo việc làm cho người nước khác.
Do vậy chính
phủ đã có quy định là những dự án đầu tư nếu cần phải đưa
người nước ngoài vào thì phải là giới nhân viên kỹ thuật
hoặc quản lý và số người cũng giới hạn.
BBC: Tức là nhà thầu nước ngoài khi đưa người vào là đã vi phạm quy định của Việt Nam, thưa ông?
TS Phạm Sỹ Liêm: Đúng thế, và có khi lao động của họ còn vào VN theo con đường du lịch, đến làm và VN không kiểm soát được.
BBC: Vậy thưa ông, ai sẽ phải chịu trách nhiệm giải quyết vấn đề này?
Chính
phủ VN cũng biết rằng phát triển đất nước là để tạo điều
kiện công ăn việc làm cho công nhân nước mình, không có lý gì
mình phát triển để tạo việc làm cho người nước khác.
Tiến sỹ Phạm Sỹ Liêm
TS Phạm Sỹ Liêm:
Thứ nhất là chủ dự án, chủ đầu tư, người ký hợp đồng với
nhà thầu. Thứ hai là những đơn vị nhận thầu. Thứ ba là chính
quyền địa phương nơi có dự án. Nếu họ không kiểm tra kiểm
soát được, có nghĩa là không là, tròn trách nhiệm về quản
lý nhà nước. BBC: Gần đây báo chí
đưa tin một số nước, đơn cử như Trung Quốc, đã thắng thầu trong
nhiều dự án, nhất là trong lĩnh vực xây dựng. Liệu có gì
bất thường trong điều này không, thưa ông? TS Phạm Sỹ Liêm:
Thực ra họ cũng không thắng thầu nhiều lắm, nhưng so với các
công ty của các nước khác, họ gây chú ý nhiều hơn. Đó là vì
họ mang không những nhân công, mà cả vật liệu của mình vào VN.
Những loại vật liệu như xi măng, sắt thép ở VN đều có, và có
thừa nữa là đằng khác. Điều đó là không lợi cho kinh tế VN.
Tôi
được biết nhà thầu TQ ra nước ngoài có nhận được một số trợ
giúp của chính phủ, chằng hạn về thuế. Thí dụ một quy định
về nhận thầu xây dựng ở nước ngoài của TQ nói nếu công ty TQ
mang được lực lượng lao động và công trình sử dụng được ít
nhất 30% nguyên vât liệu của TQ, thì họ được miễn thuế.
|