Tin tức đăng tải trên báo chí trong nước gần đây cho thấy, hiện đang có
rất nhiều công nhân Trung Quốc hiện diện tại khu vực Lâm Đồng.
Photo courtesy of Tuoi Tre
Thậm
chí người Trung Quốc còn đặt nhiều tên đường VN bằng tiếng Hoa. Ảnh:
đường Dong Fang, được tập đoàn điện khí Dong Fang Trung Quốc, trúng
thầu xây dựng nhà máy nhiệt điện Hải Phòng, đặt tên. Ở công trình này,
tên các con đường nội bộ đều do nhà thầu Trung Quốc đặt.
Báo chí trong nước
không những chú ý nhiều về vấn
đề khai thác bauxite tại Tây Nguyên mà còn quan ngại đến sự
có mặt của công nhân Trung Quốc ngày một nhiều tại
Tân Rai, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng, khiến nhiều
giới trong nước công khai phản đối trên các phương
tiện truyền thông đại chúng.
Các ý kiến phản biện
Trong buổi họp báo do Phó Thủ Tướng Hoàng Trung Hải
chủ trì vào tuần qua để lấy
ý kiến phản hồi dự
án bauxít Tây Nguyên đã có nhiều
phản biện thiết thực
chung quanh các câu hỏi về môi trường, hiệu
quả kinh tế, xáo trộn đời sống
xã hội cũng như an ninh quốc phòng.
Đã có những ý kiến phát biểu trên mặt báo trong nước sau khi hội nghị chấm
dứt mà đa phần do những tổ
chức hay cá nhân có liên
quan mật thiết đến vấn
đề đưa ra.
Cái quan tâm nhứt
của
Hội
Cựu
Chiến
Binh chúng tôi là vấn đề quốc
phòng và an ninh. Từ xưa đến
giờ
cái kinh tế với quốc phòng của
Việt
Nam thì bao giờ cũng gắn với nhau mà lại
không thấy đề cập tới.
Ô. Lê Thành Tâm, Chủ
tịch Hội cựu chiến
binh TPHCM
Về lĩnh vực an ninh quốc phòng, Hội Cựu Chiến
Binh TP.HCM đã chính thức
có cuộc hội thảo để
đưa ý kiến của hội
viên kiến nghị lên Thủ Tướng
chính phủ về nhiều mặt,
trong đó vấn đề an ninh quốc phòng được chú trọng đến nhiều
nhất.
Bản kiến nghị đưa
ra hình ảnh của các công nhân Trung Quốc đang có mặt tại Tây Nguyên và nêu lên những quan ngại
từ kinh nghiệm của các người
cựu binh này.
Ông Lê Thành Tâm, chủ
tịch Hội cựu chiến
binh TPHCM cho biết:
"Cái quan tâm nhứt
của
Hội
Cựu
Chiến
Binh chúng tôi là vấn đề quốc
phòng và an ninh. Thực ra mà nói thì mỗi
dự
án kinh tế đều có kết hợp
giữa
kinh tế
và quốc
phòng theo chủ trương chung của
nhà nước,
nhưng
mà tất
nhiên là ý kiến của Hội Cựu
Chiến
Binh như
thế
còn bên này đối với đảng và nhà nước
và chính phủ thì cái quyết định
đó là sau cùng.
Phần đông công nhân Trung Quốc đang làm việc tại dự án nhà máy nhiệt
điện Nông Sơn đều là lao động phổ thông. Ảnh: một nhóm công nhân đang
uốn những thanh sắt chuẩn bị đổ móng (ảnh chụp chiều 15-4-2009). Photo
courtesy of Tuoi Tre.
Nhưng mà tụi
tui có ý kiến để cho nó rõ để
mà cân nhắc cho nó phù hợp. Tôi thấy
rằng
hiện
nay dư
luận
chung của
nhân dân đó mà, trong hội thảo có nói về
môi trường,
nhưng
mà vấn
đề
quốc
phòng an ninh thì từ xưa đến
giờ
cái kinh tế với quốc phòng của
Việt
Nam thì bao giờ cũng gắn với nhau mà lại
không thấy đề cập tới."
Công nhân VN, công nhân TQ
Về sự hiện diện của hàng
ngàn công nhân Trung Quốc ở Lâm Đồng, theo như phản ảnh của dư luận, anh
Nguyễn Văn Chưng, một cư
dân tại thị trấn Lộc
Thắng, huyện Bảo Lâm, cho biết:
"Dạ có đấy.
Cái đấy
dạ
có đấy
ạ.
Cách thị
trấn
Lộc
Thắng
khoảng
độ
năm sáu cây số họ đang làm khu vực
căn cứ,
khu sáu - khu vực căn cứ.
Tôi thấy
anh em họ nói chuyện thì cũng đông đấy
bởi
vì tôi ở
ngay thị
trấn,
ngay ở
đấy
thì cái chợ họ ra vào ít thôi, chứ
còn cách năm sáu cây số thì đông lắm.
Họ đang làm khu vực
căn cứ. Họ
làm ở
đây thuộc
vào thị
trấn
Mộc
Thắng,
thuộc
Tân Rai, mà người ta thường gọi là Tân Rai - Bảo
Lâm đấy.
Anh Nguyễn Văn Chưng
Họ chỉ
ra chợ
họ
mua đồ
với
một
số
họở
gần
đấy
thôi. Họ
làm ở
đây thuộc
vào thị
trấn
Mộc
Thắng,
thuộc
Tân Rai, mà người ta thường gọi là Tân Rai - Bảo
Lâm đấy."
Hợp pháp hay Bất hợp pháp?
Trong lúc nhà nước
đang khó khăn với việc tìm việc làm cho hàng trăm ngàn công
nhân Việt Nam thì việc người công nhân Trung Quốc có mặt
tại Tây Nguyên là một bức xúc dễ
hiểu đối với người
dân bản xứ.
Ông Trương Ngọc Lý, Giám Đốc Sở Lao Động
- Thương Binh - Xã Hội tỉnh Lâm Đồng,
khi được chúng tôi hỏi chính sách của sở lao động
tỉnh trước hiện tượng
này ra sao, đã cho chúng tôi biết:
"Bây giờ
thì như
vầy,
cái việc
này, bây giờ tôi đang đi công tác, tôi đang ở
dưới
huyện,
tôi còn đang đi công tác dưới huyện, chưa
có trả
lời
anh được.
Tôi về
tôi xem lại, bởi vì cái này tôi giao cho một
anh phó giám đốc.
Tôi về tôi xem lại
bởi
vì cái này nó cũng liên quan đến cái việc
chỉ
đạo,
điều
hành, cũng như làm việc trực tiếp
với
họ
một
tí. Số
liệu
hiện
giờ
tôi chưa
có nên tôi xin phép anh là anh gọi lại sau đi."
Bạn nghĩ gì chuyện công nhân Trung Quốc ở Việt Nam? Hãy gửi đến Ban Việt
Ngữ ý kiến của Bạn, hoặc tham gia thảo luận tại Trang blog Ban
Việt ngữ RFA
Những
phản biện của người
trong cuộc đã vẽ
nên một bức
tranh tổng thể về cách phân bổ và
chính sách lao động của tỉnh Lâm Đồng
qua những thực
tiễn mà người
dân thấy được.
Riêng ông Đoàn Văn Kiển, Chủ Tịch HĐQT Tập
Đoàn Than và Khoáng Sản Việt
Nam, cho rằng hợp đồng chỉ
cho phép các công ty Trung Quốc
thuê chuyên gia và kỹ sư người nước
ngoài nếu Việt
Nam không cung cấp được,
còn người dân bình thường
Trung Quốc hiện
có mặt tại
Lâm Đồng hiện
nay chỉ là những
người sang Việt
Nam với visa du lịch.
Nếu những
người này tham gia vào công việc lao động
của các công ty Trung Quốc là bất hợp pháp.