Nói và làm của nhóm cầm đầu chế độ độc tài toàn
trị
·
Những nguy hiểm và bất lợi trước mắt cho đất
nước
Âu Dương Thệ
Trong thời gian gần đây càng gần ngày kỉ niệm 30.4 và ngày sinh nhật người sáng
lập chế độ toàn trị người ta lại thấy nhóm cầm đầu chế độ này đang phát động một
phong trào đề cao đoàn kết dân tộc, lòng yêu nước và „làm theo Bác“. Cuộc
vận động mới này không chỉ dừng trong các giới đồng bào các dân tộc, người Việt
ở nước ngoài, mà trọng tâm chính là các giới trẻ như sinh viên, học sinh và
thanh niên. Thậm chí vào dịp lễ giỗ Tổ Hùng Vương vào đầu tháng 4 và dịp kỉ niệm
78 năm thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản HCM, Nguyễn Tấn Dũng đã để cho tổ chức
một cuộc gặp mặt với Ban Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản HCM để nghe sự hoạt
động phong trào của Đoàn về „Năm xung kich phát triển KT-XH và bảo vệ tổ
quốc“.[1]
Trước đó vài tuần nhóm cầm đầu chế độ toàn trị cũng cho tổ chức đình đám „Đại
hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 8 Sinh viên VN“ vào giữa tháng 2.04 với sự
hiện diện của một số nhân vật cựu trào cực kì bảo thủ và thần phục Bắc kinh như
Đỗ Mười, Lê Đức Anh và người đại biểu trung thành của nhóm này trong Bộ chính
trị hiện nay là Nguyễn Phú Trọng đã đọc diễn văn chính ra chỉ thị cho sinh viên.[2]
Các
câu hỏi quan trọng đặt ra ở đây là: Đằng sau tấm màn của các „Đại hội“ và gặp gỡ
với các giới trẻ của những người cầm đầu chế độ toàn trị nói lên điều gì ? Lời
nói và việc làm của họ có đi đôi với nhau không?
Theo
dõi sát tình hình chính trị, kinh tế và ngoại giao của chế độ toàn trị CSVN
trong thời gian qua thì ai cũng thấy rất rõ, khó khăn kinh tế-tài chánh càng lớn
thì họ lại càng quay đầu cầu cứu phương Bắc nhiều hơn và nhóm cầm đầu Bắc kinh
đã tận dụng cơ hội này để đưa ra những yêu sách ngày càng ngang ngược và nguy
hại cho đất nước. Rõ rệt nhất là trong dịp 30 năm Bắc kinh mở cuộc chiến tranh
biên giới chống VN (2.1979- 2. 2009) những thủ lãnh của CSVN đã không dám mở một
buổi lễ kỉ niệm nào, ngay cả việc thăm viếng mộ các chiến sĩ cũng không có. Thậm
chí còn không cho báo chí được viết các bài về cuộc chiến tranh xâm lược này.
Nhưng cũng lúc đó thì họ đã cùng với Bắc kinh tổ chức long trọng
„Lễ chào mừng hoàn thành công tác cắm mốc biên giới“
Việt-Trung vào ngày 23.2 ở Lạng sơn, mặc dầu trong suốt hơn 10 năm đàm phán và
thực hiện Hiệp định Biên giới thì Bắc kinh luôn luôn ở thế thượng phong![3]
Trong buổi lễ này Ủy viên Bộ chính trị, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao
Phạm Gia Khiêm đã không ngớt lời ca tụng mối bang giao mà hai bên gọi là „16
chữ vàng“ và „4 tốt“:
„Đây là biểu hiện sinh động của
mối quan hệ đối tác–hợp tác chiến lược toàn diện giữa 2 nước và cũng là thông
điệp quan trọng khẳng định với thế giới về mối quan hệ hợp tác đang phát triển
tốt đẹp giữa Việt Nam và Trung Quốc.“
[4]
Mới vài ngày trước đây Nguyễn
Tấn Dũng đã tham dự Hội nghị kinh tế Bác Ngao ở Hải nam, Trung quốc . Trong dịp
này ông Dũng đã phải chấp nhận yêu sách của Thủ tướng Trung quốc Ôn Gia Bảo là
thời gian tới sẽ tiến hành thảo luận nhanh về các vấn đề ở biển Đông và vẫn ca
lại tình giao hảo „hữu nghị“. Đài Bắc kinh tường thuật cuộc hội đàm này
và cho biết, Ôn Gia Bảo đã khuyên Nguyễn Tấn Dũng:
„Hai bên phải nhìn xa trông rộng, xuất phát từ đại cục, tích cực giữ
gìn sự ổn định của Biển Nam, thúc đẩy hợp tác cùng có lợi, cố
gắng tiến bước tích cực trong việc cùng khai thác Biển Nam. „[5]
Còn Nguyễn Tấn Dũng chỉ biết
vâng dạ, vẫn theo đài này:
„Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ, Việt Nam
sẵn sàng thể theo tinh thần tôn trọng và thương lượng lẫn nhau, giải
quyết ổn thỏa vấn đề Biển Nam. „[6]
Tuy
nhiên, những lời trên chẳng đánh lừa được ai, nhất là thanh niên VN. Những bất
lợi cho VN về lãnh thổ, lãnh hải, hải đảo và tài nguyên cùng những thái độ nhu
nhược và làm mất thể diện dân tộc của nhóm cầm đầu CSVN đã không thể nào qua mặt
được phần đông thanh niên và chuyên viên VN, những người rất nhạy cảm, nhiều
nhiệt huyết và còn biết quí sự tự trọng và danh dự tổ quốc.
Chính vì thế, nên nhóm cầm đầu chế độ toàn trị đã bày mưu định kế để tìm cách
xoa dịu sự thất vọng, bất mãn của các giới trẻ bằng những „Đại hội sinh
viên“, bằng những cuộc gặp gỡ của lãnh đạo với các Đoàn thanh niên của ĐCSVN
để biểu giương các thành tích của các giới trẻ. Trong các dịp này họ đã chọn lựa
để cho một số nhân vật cầm đầu hiện nay đang bị dư luận chỉ trích là quá ngả
hoặc nhượng bộ vô điều kiện với Bắc kinh để gặp gỡ các đoàn thanh niên, sinh
viên trong các đại hội và các lễ lớn để tìm cách rửa mặt. Vì vậy, Nguyễn Phú
Trọng không chỉ xuất hiện và đọc diễn văn chỉ đạo trong „Đại hội Sinh viên
toàn quốc“ vào giữa tháng 2 mà ông ta còn chủ tọa „Ngày kỉ niệm 50 năm
thành lập Bộ đội Biên phòng“ vào đầu tháng 3. Cũng không phải tình cờ,
trong hai cuộc họp mặt lớn này đứng cạnh Nguyễn Phú Trọng đều có cựu Tổng bí thư
Đỗ Mười, nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh, mặc dù họ không còn giữ một chức vụ gì
trong Đảng và Nhà nước, nhưng vẫn còn quyền uy rất lớn trong giới lãnh đạo hiện
nay.[7]
Đây là hai nhân vật chính đã đặt viên đá mở đường sang
thần phục Bắc kinh từ cuối thập kỉ 80 của thế kỉ trước.
Lời nói không
đi đôi với việc làm
Trong Đại hội Sinh viên và gặp Bộ đôi Biên phòng Nguyễn Phú Trọng ca tụng lòng
yêu nước của giới trẻ và bộ đội, nhưng chỉ ít ngày sau khi thăm một số tỉnh Tây
nguyên chính ông ta lại cổ động cho việc tiếp tục để Bắc kinh khai thác mỏ
Bauxite ở đây.[8]
Nguyễn Tấn Dũng cũng chọn thái độ trí trá, đánh hỏa mù như thế. Sau khi cấm đoán
báo chí không được đưa tin về khai thác Bauxite ở Tây nguyên không đạt kết quả.
Dư luận các giới chuyên viên và nhân sĩ ngày càng bất bình, báo chí và giới trẻ
tỏ cảm tình với các quan tâm chính đáng về vấn đề này. Cho nên Nguyễn Tấn Dũng
đã cho Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải mở cuộc „Hội thảo Khoa học“ về việc
khai thác Bauxite ở Tây nguyên vào ngày 9.4. Họ tỏ ra như muốn lắng nghe ý kiến
của tướng Võ Nguyên Giáp cũng như của các chuyên viên và nhân sĩ về những tai
hại cho môi trường, kinh tế, xã hội và quốc phòng. Nhưng trước khi chấm dứt cuộc
Hội thảo Hoàng Trung Hải đã kết luận, „chủ trương
phát triển công nghiệp khai thác Bauxite Tây nguyên là đúng đắn“.[9]
Ông Hải còn cho biết, các công trình Tân Rai và Nhân Cơ do các chủ thầu của
Trung quốc vẫn tiếp tục được khai thác như đã định trước. Mở ra cuộc Hội thảo
ông ta chỉ làm một công việc tìm cách đánh lừa sự theo dõi và bất bình của dư
luận khi nói rằng, đây là „thí điểm“ đầu tiên để học tập.
Cũng
bằng cách đánh lừa quen thuộc, trong dịp Giỗ Tổ Hưng Vương, vào đầu tháng 4
Nguyễn Minh Triết, Chủ tịch nước, đã lại ca „đoàn kết dân tộc“ và „yêu
nước“ theo sách lược, yêu nước là yêu đảng, kính lãnh đạo và yêu XHCN:
„
Đảng và Nhà nước không có thành kiến với
những kiều bào còn chưa hiểu rõ về đất nước. Mẹ hiền Việt Nam luôn dang rộng
cánh tay đón những người con về với Tổ quốc, kể cả những người từng lầm đường,
lạc lối.“
[10]
Thoạt nghe qua thì tưởng đây là chủ trương „đoàn kết dân tộc“. Nhưng đọc
kĩ những từ ngữ và ý của đoạn trên thì rõ ràng Nguyễn Minh Triết vẫn lập lại
thái độ yêu nước độc quyền mà khi còn sinh thời chính cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt
đã công khai kết án. Không những thế, Nguyễn Minh Triết còn tỏ thái độ ngạo mạn
trịch thượng, kẻ cả, hống hách, coi ĐCS là „mẹ hiền“ và khinh thường coi
người Việt nước ngoài là „các con“. Đây chính là tư duy cực kì phong kiến
của các vua chúa trước đây. Nghĩa là ở đây ông ta vẫn lập lại cái ý trước đó vài
năm phải tiếp tục giữ độc quyền lãnh đạo cho ĐCS, cho nên phải duy trì Điều 4
của Hiến pháp 1992. Vì nếu không như thế, theo ông Triết
„ bỏ Điều 4 Hiến pháp… là tự sát“
[11]. Cũng ngay khi Nguyễn Minh Triết tỏ ra vẻ hồ hởi với
kiều bào thì nhà cầm quyền đã không cho Giáo sư Nguyễn Hưng Quốc vừa từ Úc đáp
xuống sân bay Nội bài vào VN. Họ cưỡng ép Ông phải ra khỏi ngay VN. GS Quốc là
một chuyên viên có uy tín, yêu nước và không có một tội gì cả.[12]
Việc cấm cản hay gây khó khăn cho những người Việt từ nước ngoài về là sự tự tố
cáo lòng giả dối và thái độ ngạo mạn quyền lực của Nguyễn Minh Triết cũng như
những người cầm đầu CSVN.
Cũng
theo cách làm tương tự, Nông Đức Mạnh, người cao nhất của chế độ toàn trị, với
tư cách là Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương trong Phong trào „Học tập và làm
theo tấm gương đạo đức HCM“ luôn luôn rao giảng đạo đức và lòng yêu nước.
Nhưng thực sự lại là người chỉ lo thu vén quyền tiền, ăn bẩn nhất và gia đình
trị, bất cần đến dư luận và đạo đức và còn mở đường để Bắc kinh đang áp đảo VN.
Trong chuyến thăm Bắc kinh vào cuối tháng 5.08 ông Mạnh đã đồng ý với Hồ Cẩm
Đào để Bắc kinh khai thác Bauxite ở Tây nguyên, đồng thời thỏa thuận lập „quan
hệ đối tác–hợp tác chiến lược toàn diện“ giữa hai nước.[13]
Nghĩa là sau khi khống chế được kinh tế, thương mại của VN, Bắc kinh sẽ ép nhóm
cầm đầu CSVN phải hợp tác cả trong an ninh và quốc phòng, biến VN thành một liên
minh chiến lược của TH ở phía Nam.
Trước Đại hội 10 (4.06) để cứu cái ghế Tổng bí thư và người con rể, Nông Đức
Mạnh đã cách chức một số nhân vật thân tín dính líu vào vụ tham nhũng nghiêm
trọng PMU 18 và phải hoãn kế hoạch đưa con trai Nông Quốc Tuấn vào Trung ương
đảng. Nhưng sau khi củng cố lại được quyền lực thì Nông Đức Mạnh đã tìm cách đổi
trắng thay đen, cho bỏ tù một số nhà báo tố các quan lớn tham nhũng, thả cựu Thứ
trưởng Nguyễn Việt Tiến và vất hồ sơ vụ tham nhũng này vào sọt rác. Không những
thế, chỉ cách đây vài ngày Nông Đức Mạnh đã ra lệnh cho Ban Bí thư Trung ương
phải để cho con trai là Nông Quốc Tuấn làm Phó Bí thư tỉnh ủy Bắc giang.[14]
Trước đây Nông Quốc Tuấn là Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Dân
tộc, một chức vụ khó kiếm chác. Với chức vị mới này sẽ là cái cầu để cậu
ấm có cơ hội ăn bẩn giống bố và chuẩn bị nhẩy lên Trung ương đảng trong Đại hội
11 sắp tới.
Mối nguy cho
đất nước đang đứng trước mắt
Hiện
nay Trung quốc là cường quốc kinh tế đứng thứ ba trên thế giới, có mức dự trữ
ngoại tệ rất cao là trên 2000 tỉ USD và đã bỏ gần một nửa số trữ kim trên để đầu
tư và mua trái phiếu nhà nước của Mĩ. Do tác động rất lớn của cuộc khủng hoảng
tài chính-kinh tế ở Mĩ và trên thế giới hiện nay cho nên vai trò và ảnh hưởng
của Bắc kinh cũng đang gia tăng ở ngay cả Hoa kì. Đối
với VN, hiện Trung Hoa đứng đầu thế giới trong quan hệ buôn bán với VN, mức giao
thương hiện đã lên tới trên 20 tỉ USD. Trong số này thì số hàng nhập cảng từ
Trung quốc cao hơn nhiều so với hàng xuất cảng của VN sang Trung quốc. Vì thế số
nhập siêu của VN trong buôn bán với Trung hoa có thể lên hơn phân nửa tổng số
trữ kim của VN. Tình trạng bất lợi đến mức nguy hiểm này ngày càng gia tăng nhất
là từ khi cuộc khủng hoảng tài chánh-kinh tế thế giới bùng nổ.
Trong chiến lược hiện nay của
nhóm lãnh đạo Bắc kinh thì họ coi các sức mạnh tài chánh, thương mại và viện trợ
kinh tế của họ là mũi nhọn trong việc mở rộng ảnh hưởng và thế lực ở các khu vực
trên thế giới từ Mĩ, Âu châu, Phi châu và đặc biệt ở Đông Nam Á. Sách lược dùng
các „phần mềm“ này để áp đảo các nước lân bang đang gặp khó khăn về tài chánh và
kinh tế là đường lối chính của Bắc kinh trong giai đoạn hiện nay.
Để thực hiện sách lược này dễ dàng hơn thì họ cần có
sự ủng hộ của một số cá nhân có quyền lực trong những nước này. Đó là sách lược
mua chuộc các nhà lãnh đạo các nước nhỏ bằng nhiều mánh lới và thủ đoạn rất tinh
ranh. Mặt khác, Bắc kinh sử dụng các lợi thế về tài chính và kinh tế
của mình để gây áp lực nhằm mở rộng ảnh hưởng. Trong lúc này Bắc kinh chưa cần
và cũng chưa đủ mạnh để sử dụng phần cứng, tức võ lực. Hiểu rõ những thâm ý và
tính toán thâm độc của Bắc kinh cho nên trong Kiến nghị ngày 12.4 về
„vụ khai thác Bauxite ở Tây nguyên“
nhiều chuyên viên và nhân sĩ trong và ngoài nước
đã cảnh báo những người cầm đầu chế độ toàn trị:
„ Người Trung Quốc đóng cửa các
mỏ khai thác bauxite của họ để chuyển sang khai thác ở Việt Nam, định trút gánh
nặng ô nhiễm môi trường cho các thế hệ Việt Nam hôm nay và nhiều đời mai sau –
những hành động y hệt như họ đã và đang làm ở châu Phi với sự giúp sức của
những chế độ cai trị tham nhũng tại châu lục này, và đang bị dư luận thế
giới theo dõi chặt chẽ và hết sức công kích“[15]
Trong quan hệ VN-Trung quốc từ đầu thập niên 90 của thế kỉ trước cho tới nay
sách lược „phần mềm“ đã giúp Bắc
kinh đạt được từ thắng lợi này sang thắng lợi khác.
Khi biết được nhóm Đỗ Mười, Lê Đức Anh coi lợi ích giữ quyền cho mình và cho
đảng cao hơn lợi ích của đất nước, nên Bắc kinh đã ra những điều kiện cho việc
đi cầu hòa của nhóm này. Cho nên những người kế tục của họ như Lê
Khả Phiêu, Trần Đức Lương, Phan Văn Khải đã phải kí các hiệp định về biên giới,
lãnh hải và mở rộng giao thương trong những điều kiện rất bất lợi cho VN vào các
năm sau này. Hiện nay ảnh hưởng của Bắc kinh ở VN không chỉ mở rộng mạnh trong
chính trị và ý thức hệ xuyên qua Nguyễn Phú Trọng, mà còn đang áp đảo trong tài
chánh, kinh tế. Vì thế Nông Đức Mạnh đã phải chấp nhận đòi hỏi của Bắc kinh lập
„quan hệ đối tác–hợp tác chiến lược toàn diện“
vào giữa năm qua. Tiếp theo Nguyễn Tấn Dũng vào cuối năm qua đã phải sang Bắc
kinh nghe chỉ thị của Hồ Cẩm Đào và thực hiện việc lập đường giây nóng giữa hai
bên. Trong thực tế, có nghĩa là từ nay Bắc kinh có thể ra lệnh trực tiếp cho
nhóm cầm đầu Hà nội. Mới đây Bắc kinh cũng đã giục Nguyễn Minh Triết phải sớm
sang Bắc kinh.
Bước
phát triển mới mà Bắc kinh đang theo đuổi ở VN trong giai đoạn từ sau khi „quan
hệ đối tác–hợp tác chiến lược toàn diện“ đươc thiết lập là đùng
sức mạnh tài chánh và kinh tế để đưa người và các trang bị khai thác tài nguyên
và xây dựng những cơ sở có lợi ích chiến lược quốc phòng ngay ở VN có lợi cho
Trung Hoa về lâu dài. Việc này người ta thấy rõ ràng nhất là qua việc nhóm cầm
đầu Hà nội đã để Bắc kinh chính thức đưa hàng ngàn công nhân sang khai thác các
mỏ Bauxite tại Tây nguyên, bất chấp những lời cảnh báo của tướng Võ Nguyên Giáp
và các chuyên viên, nhân sĩ về những tai hại đối với môi trường, kinh tế, xã hội
và an ninh quốc phòng của VN. Mới đây báo chí trong nước cho biết, đang có hàng
chục ngàn công nhân phổ thông (không chuyên môn) Trung quốc đang ào ạt vào VN
làm việc trong các công trình mà các công ti Trung Hoa đã „trúng thầu“ ở VN.[16]
Riêng ở Tây nguyên, theo báo chí trong nước, có tới 2.000 công nhân Trung quốc
sang làm việc.[17]
Giữa
khi hàng vạn công nhân phổ thông Trung quốc ào ạt vào VN làm việc thì trong cuộc
chất vấn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào giữa tháng 3, Ủy viên Trung ương Đảng
Bộ trưởng Lao động, thương bình và xã hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã thừa nhân đang
có hàng chục ngàn công nhân phổ thông VN đang bị thất nghiệp, không được hưởng
trợ cấp thất nghiệp phải quay về quê sống trong nghèo đói. Tuy đứng đầu Bộ lao
động nhưng bà Ngân vẫn giữ thái độ rất vô trách nhiệm và vô cảm
với những người thất nghiệp khi trả lời các đại biểu:
“không nên quá bi quan về chuyện
lao động ở các làng nghề mất việc do thiếu đơn hàng. Bởi không làm nghề này, họ
sẽ chuyển đổi sang nghề khác, hoặc quay về làm nghề nông[18].
Chưa
một nước nào độc lập, có chủ quyền và chính quyền biết lo cho dân lại để hàng
chục ngàn công nhân phổ thông nước ngoài ồ ạt vào trong một khoảng thời gian
ngắn. Trong khi đó thì hàng chục ngàn công nhân nước mình thì bị mất việc, không
được trợ cấp thất nghiệp và phải về quê sống cảnh nghèo khó. Đây là hoàn cảnh
của VN hiện nay!
Về
phương diện quốc phòng, như tướng Võ Nguyên Giáp đã cảnh báo trong thư gởi cho
Nguyễn Tấn Dũng vào đầu tháng 1.09, Tây nguyên được coi là cái nóc nhà của VN và
Đông dương. Nay Bắc kinh đang đem hàng ngàn công nhân Trung Hoa sang khai thác ở
Tây nguyên, họ có thể lấy lí do, vì nhu cầu kinh tế
và hợp tác chiến lược giữa hai nước để thiết lập những trung tâm Radar ngay trên
Tây nguyên của VN. Với những Radar đặt ở
Tây nguyên, Bắc kinh có thể kết hợp với hệ thống Satellit của Trung Hoa đang
hoạt động trong vũ trụ thì mọi di chuyển quân sự của Quân khu 5 của VN, chạy từ
Đà nẵng tới Tây nguyên, tức Quân khu phụ trách an ninh cho các quần đảo Hoàng sa
và Trường sa và biển Đông, ngày đêm sẽ không thóat khỏi các mắt thần điện tử của
Bắc kinh.
Xa
hơn nữa, nếu lấy lí do là hai nước Trung quốc và VN đã thiết lập „quan
hệ đối tác–hợp tác chiến lược toàn diện“ thì Bắc kinh có thể lập
các đài Radar với những kĩ thuật cao nhất hiện nay, rồi từ đó hợp sức với các
Satellit của Trung quốc và các tầu ngầm có hỏa tiễn với đầu đạn nguyên tử của
Trung quốc có thể hoạt động ở tầm xa. Khi đó không chỉ an ninh quốc phòng của VN
bị đe dọa trực tiếp và thường xuyên, mà ngay cả toàn bộ khu vực biển Đông, con
đường biển thương mại chính giữa Đông Á và Đông Nam Á với thế giới sẽ bị đe dọa
an ninh trầm trọng. Ý đồ này được thể hiện rất rõ qua cuộc diễn binh lần đầu
tiên của hải quân Trung quốc với sự chứng kiến của Hồ Cẩm Đào vào ngày 23.4 vừa
qua. Trong đó Bắc kinh đã cho biểu diễn các tầu ngầm có đầu đạn nguyên tử để
trình diện với thế giới và đe dọa các nước trong khu vực về một nước Trung quốc
dưới chế độ độc tài toàn trị không chỉ áp đảo về kinh tế-tài chánh mà còn là một
cường quốc quân sự không còn xa![19]
GHI CHÚ
[1]
. Nhân dân (ND) 6.4
[3]
. Âu Dương Thệ, khi Nguyễn Phú Trọng tuyên bố bảo vệ đất nước và quyền
lợi lãnh thổ, xem phần Thời sự trong
www.dcpt.org
[4]
. Phạm Gia Khiêm trong buổi
„Lễ chào mừng hoàn thành công
tác cắm mốc biên giới“,
Chính phủ điện tử (CP) 23.2
[7]
. Quân đội nhân dân điện tử (QĐND) 2.3
[8]
. QĐND 14.3, Cộng sản điện tử 13.3
[10]
. Vietnam Net (VNN) 4.4
[11]
.Nguyễn Minh Triết tuyên bố ngày 27.8.07 tại Tổng cục Chính trị; Âu
Dương Thệ, Nguyễn Minh Triết: „Bỏ Điều 4 Hiến pháp…là tự sát“, trong Tạp
chí Dân chủ & Phát triển số 34, 10.07, tr 66/67
[13]
. Thông cáo chung VN-TQ, ND 2.6.08
[14]
. Công an Nhân dân điện tử 22.4
[16]
. Tuổi trẻ điện tử 19.4
|