Phạm Viết Đào
Trong kết luận của Bộ Chính trị (KLBCT) có ghi: "Tây
Nguyên là khu vực nhạy cảm, cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề an ninh,
quốc phòng cho cả trước mắt và lâu dài, đến môi trường tự nhiên và môi
trường văn hoá"...
Đó là kết luận, là chủ trương đúng còn làm thế nào để cho chủ trương
được áp dụng nghiêm túc lại là cả một vấn đề không đơn giản. Để thể chế
chủ trương này KLBCT quy định: Không sử dụng lao động phổ thông người
nước ngoài, không bán cổ phần cho người, doanh nghiệp nước ngoài và "chỉ sử dụng lao động kỹ thuật nước ngoài khi cần thiết..."
Đây là một vấn đề thật sự phức tạp chứ không đơn giản. Thứ nhất chúng
tôi xin trao đổi về chủ trương không bán cổ phần cho doanh nghiệp nước
ngoài tại các dự án khai thác bauxit Tây Nguyên. Hiện nay ở ta cũng
nhiều nước không ít các trường hợp người ta mượn danh những pháp nhân
để tuồn những khoản tín dụng đen đang là điều có thật xảy ra tại nhiều
nước trong đó có Việt Nam. Có như thế các thế lực khủng bố như Bil
Laden mới tồn tại được. Nạn rửa tiền đang làn tràn tại nhiều quốc gia
kể cả Thuỵ Sĩ, do vậy để chủ trương này được thực thi đúng đòi hỏi phải
có các giải pháp quản lý hành chính, hình sự hữu hiệu đi kèm chứ không
phải cứ muốn là được.
Thứ hai không chấp nhận lao động phổ thông người nước ngoài thì rõ rồi; còn chủ trương "chỉ sử dụng lao động kỹ thuật nước ngoài khi cần thiết..."
là một quy định mang tính chất định tính chứ không định lượng và đây là
một kết mở... Thế nào là cần thiết thế nào là không cần thiết? Tập đoàn
Than Khoáng sản ( TKV) cho rằng họ cần cán bộ kỹ thuật đến tổ trưởng
sản xuất, đến Phó Quản đốc phân xưởng thì sao? Vậy thì ai làm trọng tài
để cho các cơ quan chức năng cấp viza thị thực cho lao động Trung Quốc
đây? Theo tính toán của chúng tôi riêng cái quy định chỉ sử dụng lao
động kỹ thuật nước ngoài khi cần thiết này đã có thể hợp thức cho hàng
ngàn người Trung Quốc tham gia các dự án bauxit ở Tây Nguyên! Hay là
chúng ta lại tin cậy vào sự lãnh đạo, sự mẫn cảm chính trị và sự trung
thành vào quyền lợi quốc gia của lãnh đạo TKV?
Những cuộc xung đột sắc tộc trong thập niên vừa qua xảy ra tại Iraq,
tại Apganistan, tại Palestin, tại Tresnia, tại Coxovo, tại Ucraina, tại
Coxovo, tại Italia, tại Tây Ban Nha, gần đây là Gruzia và Moldavi đều
bắt nguồn từ những xung đột về quyền lợi giữa dân nhập cư và dân bản
địa...Kết cục đều dẫn đến một kịch bản tựa tựa giống nhau, dân nhập cư
nếu do thiểu số rơi vào yếu thế thì đành phải kêu gọi bản quốc sang can
thiệp giống như trẻ con ngoài đường khi đánh nhau thua về gọi, bố anh
ra đánh giùm.
Những xung đột ở Palestin hay việc Nga đưa quân đội vào các nước cộng
hoà để bảo vệ người Nga đều xuất xứ từ các va chạm về quyền lợi giữa
các cụm dân cư có sắc tộc khác nhau. Có điều những vấn đề phức tạp đang
làm đau đầu các quốc gia kể trên là do lịch sử để lại. Còn chúng ta
hiện nay là người đang nắm trong tay lịch sử; mong rằng đừng để con
cháu của chúng ta sau này rơi vào thảm cảnh như người Gruzia, người
Tresnia, người Ucraina, người Coxovo...Ngay vần đề đoàn kết giữa các
dân tộc Tây Nguyên với người Kinh đã chung sống hàng ngàn đời nay rồi
mà đôi khi chúng ta còn gặp phải những tình huống gay go?
Theo chúng tôi nếu chỉ mới dừng lại chủ trương "chỉ sử dụng lao động kỹ thuật nước ngoài khi cần thiết" mà
không có biện pháp hữu hiệu cụ thể nào kèm theo thì cũng sẽ trở thành
tiền đề để hàng vạn người Trung Quốc vào Tây Nguyên trong nay mai. Hiện
nay ở các nước Đông Âu, lúc đầu cũng chỉ có vài trăm người châu Á trong
đó có Việt Nam vào làm ăn buôn bán nhỏ nhưng giờ đây dân châu Á tại
Đông Âu đã lên đến hàng chục vạn người và họ đã hợp thức hoá được hộ
khẩu và quyền cư trú. Đây là một bài học không khó rút ra...Hiện nay cả
châu Âu đang tập trung đối phó về làn sóng nhập cư bất hợp pháp từ châu
Á châu Phi vào; đang có nguy cơ là do chính chúng ta thiếu thông tin,
thiếu nhạy bén hoặc do rơi vào tình cảnh đâm lao thì phải theo lao nên
tạo ra sự phức tạp cho lịch sử, tạo ra điều kiện để người khác nhập cư
vào Việt Nam hợp pháp...
Ai đã từng sống ở Nga đều biết về quy chế vào ra vùng Cộng hoà Ural;
đây là vùng đất mà ngay người Nga muốn vào cũng phải có giấy phép đặc
biệt mới được vào; cong người nước ngoài thì đừng bao giờ được bén mảng
tới đây. Đây là nơi có nhiều cơ sở quân sự quan trọng của nước Nga.
Vùng đất này có nét đặc biệt, trong chiến tranh thế giới thứ 2 đây là
nơi duy nhất máy may ném bom Đức không lai vãng được vì cứ bay đến là
bị rơi; đây có cấu tạo địa tầng đặc biệt…
Còn ở ta nếu coi Tây Nguyên là nơi nhạy cảm
đặc biệt, có lần chúng ta đã từ chối không để Đại sứ Mỹ vào thăm thế mà
bây giờ lại để cho hàng trăm, hàng ngàn người nước ngoài “ba cùng” với
đồng bào dân tộc Tây Nguyên thì gay go quá…
Phạm Viết Đào
Nguồn: Hội Nhà Văn Việt Nam
|