Thứ Sáu, 2025-01-03, 10:38 AM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2009 » Tháng Tư » 29 » Dự báo “Giữa Trời”
8:03 AM
Dự báo “Giữa Trời”

Nguyễn Vọng

Thủ Tướng Dũng lên TV bảo dân chúng đừng quá lo về những dự báo ảm đạm của các nhà phân tích kinh tế thế giới về tình hình kinh tế Việt Nam, rằng Nhà nước đã chuẩn bị những biện pháp tích cực, rằng kinh tế sẽ nhanh hồi phục, chậm lắm là giữa năm nay mà thôi. Người dân gọi đó là kiểu dự báo giữa trời. Giữa trời vì nghe ra nó chẳng dựa vào cơ sở cụ thể nào cả. Thứ nhất, ông Thủ tướng từ trước đến nay hầu như chưa đưa ra được một kế hoạch kinh tế nào nổi bật, đi đến đâu, hội nghị nào rồi cũng mấy kiểu phát biểu đại khái, chung chung như nhau một kiểu “nên nuôi con gì, trồng cây gì, ngành nào là mũi nhọn, mũi tà…vân vân.” Bản thân ông thì cũng chẳng thấy có đấu hiệu gì hứa hẹn cho lắm: xuất thân là công an, nghe đâu ông bảo là có bằng cử nhân luật học đâu hồi còn ở trong bưng, nên chi nếu ông không có tài kinh tế thì cũng chẳng lạ. Thứ hai, nếu như ông dự báo như vậy vì căn cứ vào những biện pháp mà chính phủ của ông áp dụng để cứu nguy kinh tế thì cái dự báo đó đáng bị gọi là dự báo giữa trời bỡi lẽ chỉ có đâu 2 cái biện pháp mà báo chí hay gọi là 2 gói kích cầu thì đến hôm nay đã là cuối tháng 3 rồi mà đâu thấy ra ngô ra khoai gì đâu. Gói kích cầu bằng cách hổ trợ lãi xuất ngân hàng thì người ta còn chưa bàn xong xem ai đáng được hưởng, rồi ra cái số doanh nghiệp thật sự có nhu cầu hổ trợ lãi suất cũng chẳng được bao nhiêu, mật ít ruồi nhiều, cái cơ chế xin-cho còn ngự trị quá vững chắc, nên cũng chẳng mong chi.

Gói kích cầu trợ cấp tiền mặt cho dân nghèo trên khắp cả nước thì trầy trật ngay từ đầu, đến nay sửa chữa còn chưa xong lấy đâu mà phát huy tác dụng. Vậy mà sau đó cũng có vài tờ báo đưa tin là có doanh nghiệp cần tuyển có 2000 công nhân mà tuyển không ra, nhằm minh hoạ cho dự báo là kinh tế đang hồi phục thật, công nhân sẽ sớm có việc làm trở lại, khỏi phải lếch thếch kéo nhau về quê. Chuyện này nếu như có thật thì cũng chẳng nói lên được điều như mấy tờ báo muốn nói, người công nhân còn lạ gì kiểu bóc lột sức lao động của các doanh nghiệp. Khi cần thì tuyển ào ào, làm ngày làm đêm cốt sao cho kịp có hàng mà xuất, khi ít hàng thì sa thải thẳng tay, giữa doanh nghiệp và công nhân có gì để ràng buộc đâu mà ngại, chẳng phải ông chủ tư bản đã được mời chào cái hấp dẫn đầu tiên khi vào làm ăn với nhà nước VN là thị trường lao động rẽ mạt hay sao? Cái tổ chức công đoàn vào thời chưa mở cửa bắt tay làm ăn với tư bản thì cũng chỉ là một tổ chức chính trị ngoại vi của đảng CSVN, đến thời làm ăn với tư bản thì tổ chức công đoàn không chen vào được trong nhà máy của nó vì nó không ưa, mà nếu như có chen vào đó thì cán bộ công đoàn cũng ăn lương của nó thì công nhân còn hy vọng gì? Bỡi vì vậy, mà đến cái hợp đồng lao động nó cũng không muốn ký với công nhân, tiền Bảo hiểm xã hội của công nhân thì nó vẫn cứ thu nhưng chẳng thèm đóng cho cơ quan BHXH, có công ty nợ tiền BHXH cả 5, 7 tỷ đồng, bị phát hiện thì đóng phạt, nhưng tiền phạt mà nhằm nhò gì, so với lãi suất ngân hàng của số tiền chiếm dụng thì vẫn còn lãi chán, vậy thì tội gì mà đem tiền tỷ đi đóng nó phí đi!

   
 Cáp treo Bà Nà ghi 2 kỷ lục thế giới  Ga cáp treo trên đỉnh núi Bà Nà

Vâng, chỉ có phạt như phủi bụi thôi, chẳng có anh nào bị thưa kiện gì cả. Nghĩ cũng lạ, luật lệ ì-xèo, luật nào cũng có, luật đầu tư, luật doanh nghiệp, luật lao động, luật nào cũng dư sức đưa ông doanh nghiệp chiếm đoạt tiền mồ hôi của công nhân ra trước vành móng ngựa. Vậy mà đến nay chưa có ai làm gì mấy ông doanh nghiệp đó cả ngoài mấy lời hăm doạ là sẽ khởi tố. Đúng là chuyện không nơi nào có được ngoại trừ ở xứ ta! Cho nên chuyện doanh nghiệp nào đó kiếm không ra công nhân không phải là có quá nhiều việc mà bỡi phần nào người công nhân đi làm thuê cũng đã quá ngán. Cái đời đi làm công nhân ở thành phố họ có mong gì cao xa lắm đâu, chỉ mong sao đủ ăn, đủ mặt nhưng xem ra cũng chẳng dễ chút nào.

Tôi có 2 đứa cháu họ xa, nhà cũng nghèo, học hành ì-ạch lắm mới xong được cái cấp 2 thì đuối sức đành nghỉ học kiếm việc chi làm để mong bớt gánh nặng cho mẹ. Nhưng ở cái thành phố biển này tuy to lớn nhưng công ăn việc làm chẳng có bao nhiêu, vậy là 2 anh em nó kéo nhau vào Sài Gòn. Đứa em gái xin được công việc trong một xí nghiệp bao bì thuộc quận Tân Bình, đứa anh trai lại xin được việc trong một công ty gia công đồ gỗ xuất khẩu của chủ Đài loan trong khu công nghiệp Linh Trung ở Thủ Đức. Hai anh em tuy ở cùng thành phố nhưng nhiều khi cả 10 ngày, nửa tháng mới gặp mặt nhau một lần, ăn với nhau bữa cơm đạm bạc rôi thằng anh phải lo đạp xe về lại Thủ Đức để mai còn có sức đi làm. Mang tiếng là ở Sài Gòn cả mấy năm nhưng 2 anh em chưa thấy cái chợ Bến thành nó có mấy cửa. Thằng anh thì biết được nhiều hơn vì nó phải đạp xe qua mấy quận nội thành mới đến được chỗ em gái nó làm, tuy mệt nhưng dẫu sao còn trông thấy được đôi chút phồn hoa của đất Sài Gòn.

Nó kể, từ lúc anh em nó vào Sài Gòn cho đến ngày về lại quê ngoài nầy, thời gian cũng trên 4 năm, chưa bao giờ lương của 2 đứa vượt quá 1,5 triệu đồng/tháng/một người. Tháng nào làm tăng ca nhiều thì có thể được nhưng mệt chịu không nổi. Tính chi li ra từng ngàn bạc, ăn chỉ cốt đủ no để có sức đi làm, ở cũng chỉ đủ có chỗ ngũ, tắm giặt áo quần, vui chơi giải trí là chuyện xa xỉ chẳng dám nghĩ đến, có chăng buổi tối vào những quán cà-phê bình dân trong khu nhà trọ, uống ly nước gì đó giá bèo là 5 ngàn đồng để xem hết cuộn phim video vậy là xong.

Hai anh em nó đứa nào cũng cố tính toán chi ly đến từng ngàn bạc để mong sao mỗi tháng còn để dành được khoản 300 ngàn đồng. Số tiền nầy thoạt đầu tụi nó định trong đầu để cuối năm về thăm nhà, bỡi nỗi nhớ nhà, nhớ quê có lẽ là nỗi buồn lớn nhất của những thanh niên xa quê lên thành phố kiếm sống. Nhưng đó chỉ là dự định của những thời gian đầu chưa có kinh nghiệm về cuộc sống nơi đất khách quê người, tụi nó đâu biết ở cái đất Sài Gòn nầy chỉ cần mỗi tháng nhức đầu cảm cúm đôi lần thì bèo lắm cũng bay mất 200 ngàn vừa tiền thầy vừa tiền thuốc.


Thuận Phước: Cầu dây văng lớn nhất Việt Nam

Năm nào may phước ít ốm đau vặt vãnh thì đến cuối năm vừa đủ tiền để cúng cho mấy ông thần tàu xe để về quê ăn tết. Hai anh em nó chịu được như vậy 4 năm rồi cũng phải về lại quê nhà trong cái đợt công nhân bị mất việc vừa rồi. Nhà nghèo nên hai anh em nó cũng chẳng dám ở không lâu bỡi biết lấy gì ăn, thằng anh xin giữ xe cho tiệm karaoke từ chiều đến khuya cũng được tháng 600 ngàn đông, đứa em gái bưng bê cho tiệm phở từ sáng đến khuya cũng được 600 ngàn đồng, lại được bữa ăn trưa. Tụi nó bảo tuy cũng chỉ vừa đủ ăn (theo đúng nghĩa đen của từ nầy) nhưng dẫu sao tối về mình cũng thấy yên tâm vì được ngũ trong nhà mình rộng rãi, có nước tắm giặt thoải mái, không lo sợ.

Có lần tôi hỏi chuyện 2 đứa: “Vào trong đó xa nhà, nhớ mẹ làm lụng vất vả vậy mà cũng chỉ vừa đủ ăn, vậy về đây làm như 2 đứa đang làm cũng đủ ăn chớ đi xa chi cho vất vả?” Tụi nó cười buồn đáp: “Biết vậy nhưng cũng cực chẳng đã nên phải về làm tạm kiếm sống qua ngày, đợi khi mô tình hình sáng sủa sẽ vào Sài Gòn kiếm việc làm lại chớ tụi cháu cũng còn tuổi trẻ, không có trình độ để làm công nhân viên chức thì cũng mong làm được anh công nhân, cũng mong có việc làm đàng hoàng để sống cho ra sống, chứ làm như hiện nay cũng tội cho tụi con, mà tương lai nào thấy” . Nghe chuyện mấy đứa cháu tôi buồn quá, không biết mấy ngài lãnh đạo thành phố của tôi đang chủ toạ hết lễ hội nầy đến lễ hội khác có biết cảm thấy xấu hổ hay là họ đang còn chưa hết hân hoan, tự hào vì những thứ trời ơi đất hỡi đại loại như “thành phố ta tự hào vì được Guinness công nhận 2 kỷ lục thế giới, đó là cáp treo Bà nà” (*) và “kỹ thuật cầu dây văng Thuận Phước (Đà Nẵng) dài hơn 1.850 mét được đánh giá sẽ đánh thức tiềm năng của bán đảo Sơn Trà.” (**).

Qua các công trình “vĩ đại” nầy, "quí ngài" lãnh đạo vãnh mặt tự hào hãnh diện, nhưng các ngài có biết đây chính là thành quả trả bằng xương máu và cuộc sống của cư dân Đà Nẵng từ khi các ngài nắm chính quyền (?). Nếu các ngài có can đảm mở mắt nhìn cuộc sống thực sự khổ cực, đói rách, chạy ăn từng bửa của cư dân Đà Nẵng hôm nay để có tiền hàng ngàn tỉ cho các ngài thực hiện các công trình “vĩ đại” đó thì (nếu còn lương tri !!) các ngài có còn dám hãnh diện việc làm của mình nữa không ???

Nguyễn Vọng
Một cư dân thành phố Đà Nẵng

Ghi chú:
(*) Thành phố ĐN vừa khánh thành hệ thống cáp treo trên khu du lịch núi Bà Nà.Hệ thống cáp treo nây được công nhận 2 kỷ lục là hệ thống cáp treo có độ dốc lớn nhất, là hệ thống cáp treo một dây cáp dài nhất thế giới . Đọc được trên băng-rôn quảng cáo treo đầy đường.

(**) Kỹ thuật cầu dây văng Thuận Phước (Đà Nẵng) dài hơn 1.850 mét đã được khánh thành vào ngày 25/03/2009 được báo chí đánh giá là cây cầu sẽ "đánh thức" tiềm năng du lịch của bán đảo Sơn Trà, thúc đẩy các dự án du lịch, đô thị dọc hai bên bờ sông Hàn.


Nguồn: Dân Lên Tiếng
Category: Tiếng nói dân chủ | Views: 953 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 17
Khách: 17
Thành Viên: 0