Bà
Hồ Thị Bích Khương, một dân oan, rồi đi vận động cho dân oan, sau đó
tham gia vận động dân chủ, tham gia khối 8406 vừa được trả tự do sau 2
năm tù.
Bà Hồ thị Bích Khương, một dân oan đồng thời cũng là thành viên Khối 8406.
Bà Bích Khương được trả tự
do lúc 11 giờ sáng hôm
nay, 26 tháng Tư, 2009.
Và vài giờ đồng hồ sau khi về
đến nhà tại Nghệ An, qua sự
giúp đỡ của nhà dân chủ Nguyễn Khắc
Toàn, chúng tôi thực hiện cuộc phỏng
vấn đầu tiên với người vừa
được trả tự do.
Mời Qúy Thính Giả theo dõi cuộc phỏng vấn
của biên tập viên Thiện Giao với bà Hồ Thị
Bích Khương.
Thiện Giao:Chúc mừng chị
về
với
gia đình. Xin hỏi về tình hình sức
khỏe
của
chị.
Bích Khương: Tuy
không bằng những ngày còn ở ngoài xã hội. Sức khỏe
của Bích Khương cũng tạm tạm, không khỏe
lắm anh ạ.
Thiện Giao:Cảm
giác của
chị
khi trở
lại
với
cuộc
sống
gia đình?
Bích Khương:Được
trở về với gia đình, rất
vui nhưng cũng rất buồn. Nhìn thấy
gia đình, chỉ có mẹ và con tiêu điều xơ xác. Buồn
lắm.
Mẹ già, con nhỏ, nhà cửa bộn
bề. Nương vườn, cỏ
cây nhiều quá. Nhìn buồn quá. Nhưng cũng vui vì bây giờ có thể săn sóc họ.
Được
trở về với gia đình, rất
vui nhưng cũng rất buồn. Nhìn thấy
gia đình, chỉ có mẹ và con tiêu điều xơ xác. Buồn
lắm.
Bà Hồ Thị Bích Khương
Chuyện trong tù
Thiện Giao:Trong
tù, người
ta đối
xử
với
chị
ra sao?
Bích Khương: Ngay
ngày tạm giam là ngày 18
tháng Năm, 2006, Bích Khương
bị 1 người tên là Hồ Trung Công đánh sặc máu mồm. Bây giờ
Bích Khương vẫn còn giữ áo máu, mang về đây.
Khi vào trại, vừa đang sắp đồ, thì một
công an tên Phúc, lừ lừ, nói “con ni, mi có sắp vào hàng không?”
Đang ngơ ngác vì
không thấy có lệnh sắp hàng gì cả,
thì nó đá Bích Khương vào
mặt. Bích Khương ném cái túi đang cầm vào chân. Nó đá Bích Khương ngã xuống đất.
Nó tiếp tục dẫm lên mặt.
Nó dùng dùi cùi đánh vào người
mình. Nó đánh đến 23 dùi
cui. Bích Khương đau quá,
không đếm được nữa. Nó tiếp
tục đánh. Đau quá, mình
cong người lại, đầu nổi
lên, thế là nó lấy chân đi giày dẫm vào mặt. Sau này, Bích Khương
sờ vào là thịt cứ bóc ra khỏi
gò má.
Nó đánh mãi, cả 3
người cùng đánh. Một người tên Phan Văn Bảy,
một người tên Phúc, người thứ ba về
sau phạm nhân trong tù nói
là Phan Văn Hùng.
Ngay
ngày tạm giam là ngày 18
tháng Năm, 2006, Bích Khương
bị 1 người tên là Hồ Trung Công đánh sặc máu mồm.
Bà Hồ Thị Bích Khương
Họ đánh đến lúc Bích Khương ngất xỉu.
Không biết bao lâu. Sau
khi tỉnh dậy, thì người tên Bảy nói: “Tỉnh dậy đập
nữa, không chết đâu mà sợ.”
Họ đưa Bích Khương vào trạm xá, đến buổi
chiều chưa gượng dậy
được. Họ đến, và Phan Văn Bảy
tiếp tục lấy chùm chìa khóa mở
cửa để đánh Bích Khương.
Lúc này Bích Khương
sưng hết cả người,
mặt cũng sưng. Từ thắt
lưng xuống đến phía dưới
đầu gối tím đen. Không nằm được, quần
không cúc lại được.
Nó lại đánh tiếp. Bích Khương cứ cố
gắng chịu đựng. Rồi
một trong 2 thằng Phúc và Bảy bảo 1 phạm
nhân đi lấy dùi cui.
Người này đang lưỡng lự, hắn
nói to: “Tao đập mày chết bây giờ.” Người này chạy
đi lấy dùi cui. Và Phan
Văn Bảy tiếp tục đánh vào Bích Khương.
Cứ tiếp tục chịu
đựng. Thế rồi thằng
tên Phúc nói: “Đánh vào mắt
cá chân ấy.”
Bích Khương không
hiểu tại sao. Có thể là vì vết thương phía trên nặng
quá.
Nó tiếp tục đánh vào 2 mắt cá chân.
Một lát, nó nói:
“Mày có mở mồm ra không?”
Bích Khương không
biết nó bảo mở mồm
để làm gì. Về sau, Bích Khương hiểu ra. Khi họ
đánh phạm nhân, thì phạm nhân xin chúng nó. Bích Khương thì không xin. Nên nó đánh
mãi.
Lát sau, hình như
họ mỏi tay, họ nói: “Không biết da thịt nó làm bằng
gì?”
Thằng Phúc thì tiếp tục dùng chân đi giày dẫm vào mặt
Bích Khương. Dẫm đến ngẹt
thở rồi bỏ đi, và nói: “Tuần
sau vào làm việc đánh tiếp.”
Tiếp tục tranh đấu
Thiện Giao:Thưa,
mẹ
chị
được
thăm chị
bao nhiêu lần trong tù?
Bích Khương không
bao giờ ân hận. Bích Khương chỉ muốn
được đấu tranh, mãi mãi đấu tranh, cho đến khi chết chứ không thể
dừng lại được nữa.
Bà Hồ Thị Bích Khương
Bích Khương: Cả mẹ và con đều
không được thăm. Bây giờ về, họ
cũng không được nhận ạ!
Chỉ có chị gái được thăm 1 lần
hồi còn trong tù, lúc biết Bích Khương bị đánh đập.
Chị gái có nói một người ở
nước ngoài gọi về, hỏi
có còn vết thương không, họ muốn đến
kiểm tra. Chị gái nói “có.” Thế rồi điện
thoại bị ngắt!
Từ đó trở đi, Bích Khương không được gặp người
nhà nữa. Không một thông tin nào ra được. Bích Khương bị biệt
giam; họ dùng phòng lao của trạm xá để
biệt giam, không tiếp xúc với phạm
nhân nào cả.
Thiện Giao:Khởi thủy, chị
là một
dân oan, sau đó đi vận động giúp dân oan,
rồi
sau nữa
tham gia các phong trào vận động dân chủ,
tham gia khối 8406. Những hành động
này có lẽ đã đưa chị đến
hậu
quả
như
chị
vừa
kể.
Chị
có hối
hận
về
những
gì đã làm không?
Bích Khương: Không!
Bích Khương chỉ cảm thấy
rằng mình chưa đổ hết
sức lực của mình để
tham gia đấu tranh.
Mình chỉ tiếc là chưa đấu
tranh chưa hết sức mình. Thậm
chí có lúc che dấu đấu tranh của mình.
Bích Khương không
bao giờ ân hận. Bích Khương chỉ muốn
được đấu tranh, mãi mãi đấu tranh, cho đến khi chết chứ không thể
dừng lại được nữa.
Thiện Giao: Xin
cảm ơn thời gian chị
dành cho chúng tôi. Và một
lần nữa xin được chúc chị
sức khỏe.