Chủ Nhật, 2024-11-24, 10:27 AM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2009 » Tháng Tư » 30 » Dân biểu Chris Smith và “Luật nhân quyền cho Việt Nam 2009”
5:08 PM
Dân biểu Chris Smith và “Luật nhân quyền cho Việt Nam 2009”


2009-04-29

Dân biểu liên bang Hoa Kỳ Chris Smith vừa đề xướng dự luật mang tên “Luật nhân quyền cho Việt Nam 2009”.

Photo: RFA

Dân biểu Chris Smith phát biểu sau một buổi họp về nhân quyền ở Hạ viện

Kể từ năm 2001 đến nay, đây là lần thứ năm dân biểu Smith đưa ra dự luật, đề nghị chính phủ Mỹ đặt điều kiện nhân quyền với Việt Nam trong các hoạt động hợp tác giao thương.

Trong đó có 3 lần đựơc Hạ Viện Mỹ thông qua với số phiếu áp đảo, nhưng không được Thượng Viện bỏ phiếu tán thành. Dự luật lần này vừa được ra mắt hôm đầu tháng tư, đang chờ được sự ủng hộ của cả lưỡng viện trước khi chính thức trở thành luật.

Kể từ năm 2001 đến nay, đây là lần thứ năm dân biểu Smith đưa ra dự luật, đề nghị chính phủ Mỹ đặt điều kiện nhân quyền với Việt Nam trong các hoạt động hợp tác giao thương.

Không thấy có thay đổi về nhân quyền

Trong cuộc trao đổi với Trà Mi , tác giả Chris Smith cho biết thêm chi tiết:

Dân biểu Chris Smith: Các dự luật của các năm trước có tên gọi tương tự như năm nay, tuy có khác về ngôn từ trong nội dung trình bày, đựơc thông qua ở Hạ Viện trong 3 lần khác nhau nhưng lại bị ngăn chặn ở Thựơng Viện.

Năm nay, chúng tôi tin tưởng có nhiều triển vọng lạc quan hơn vì mọi người giờ đây đã bắt đầu tỉnh mộng, nhìn thấy rõ Việt Nam vẫn tái tục các làn sóng vi phạm nhân quyền trầm trọng. Tất cả những hy vọng, rằng sau khi Việt Nam được bỏ tên ra khỏi danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt về tôn giáo (CPC) thì tình hình sẽ khá hơn, đều bất thành. Thực tế hoàn toàn trái ngược, chỉ thấy Hà Nội gia tăng các cuộc đàn áp nhân quyền mà thôi.

Năm nay, chúng tôi tin tưởng có nhiều triển vọng lạc quan hơn vì mọi người giờ đây đã bắt đầu tỉnh mộng, nhìn thấy rõ Việt Nam vẫn tái tục các làn sóng vi phạm nhân quyền trầm trọng.
Dân biểu Chris Smith

Trà Mi: Các dự luật nhân quyền Việt Nam do ông biên soạn những lần trước được đa số trong Hạ Viện Hoa Kỳ ủng hộ, nhưng chưa bao giờ được đưa ra Thượng Viện để bỏ phiếu thông qua. Nguyên nhân vì sao, thưa ông?

Dân biểu Chris Smith: Tất cả đều bị Thựơng nghị sĩ John Kerry ngăn cản. Ở Thựơng viện Hoa Kỳ có một quy định cho phép cá nhân một thựơng nghị sĩ có quyền ngăn chặn một dự luật, không cho nó được trình làng để 99 vị đồng viện còn lại xem xét bỏ phiếu.

Trà Mi: Và ông hy vọng lần này sẽ khác biệt?

Dân biểu Chris Smith: Tôi hy vọng lần này sẽ khác, rằng chính Thựơng nghị sĩ John Kerry, hiện là Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng Viện, sẽ nhận ra rằng việc Mỹ và các quốc gia khác tiếp tục cung cấp các nguồn lợi cho Việt Nam thông qua các thoả thuận song phương về thương mại không đựơc Hà Nội đáp lại, dù yêu cầu duy nhất của chúng tôi là họ phải tôn trọng nhân quyền của chính người dân tại Việt Nam. Đó chẳng phải là một yêu cầu khó khăn gì.

Chúng tôi yêu cầu không trao tặng quy chế GPS cho Việt Nam trừ khi Hà Nội có những cải thiện đáng kể trong việc đối xử với những nhà hoạt động công đoàn, những người cổ võ cho công đoàn độc lập và quyền lợi của công nhân.
Dân biểu Chris Smith

Tháng 5 năm ngoái, Việt Nam xin được hưởng hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập GPS của Mỹ dành cho các nước đang phát triển, cho phép xuất khẩu nhiều mặt hàng vào thị trường Hoa Kỳ mà không bị đánh thuế. Chúng tôi yêu cầu không trao tặng quy chế GPS cho Việt Nam trừ khi Hà Nội có những cải thiện đáng kể trong việc đối xử với những nhà hoạt động công đoàn, những người cổ võ cho công đoàn độc lập và quyền lợi của công nhân.

Việt Nam tiếp tục vi phạm quyền dân chủ

Trà Mi: Nhưng vì sao ông tự tin rằng dự luật về nhân quyền của Việt Nam 2009 lần này sẽ được thông qua?

Dân biểu Chris Smith: Tôi tự tin vì càng ngày càng có nhiều thành viên trong Quốc hội, đặc biệt là ở Thượng Viện Hoa Kỳ, nhận rõ rằng các vi phạm nhân quyền của Việt Nam càng ngày càng trở nên lộ liễu và không thể chối cãi được.

Những người, như Thựơng nghị sĩ John Kerry chẳng hạn, tin rằng chỉ cần cho Việt Nam thêm thời gian thì Hà Nội sẽ từ từ cải thiện, nhưng điều này không thấy xảy ra. Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất chẳng những chưa được công nhận mà lãnh tụ tối cao của Giáo hội này lại còn bị đàn áp nghiêm trọng. Sau khi Việt Nam đựơc hưởng quy chế Tối huệ quốc thì ngay lập tức Hà Nội trở mặt, tiếp tục sách nhiễu, đàn áp, và tù đày những tiếng nói đối lập đấu tranh cho dân chủ-nhân quyền tại Việt Nam.

Những người, như Thựơng nghị sĩ John Kerry chẳng hạn, tin rằng chỉ cần cho Việt Nam thêm thời gian thì Hà Nội sẽ từ từ cải thiện, nhưng điều này không thấy xảy ra. Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất chẳng những chưa được công nhận mà lãnh tụ tối cao của Giáo hội này lại còn bị đàn áp nghiêm trọng

Dân biểu Chris Smith

Một số người cho rằng nếu Washington tiếp tục giao thương và dành thêm quyền lợi cho Hà Nội thì sẽ dần dần nhìn thấy những cải thiện nhân quyền từ phía đối tác. Hoàn toàn ngược lại: đàn áp nhân quyền tiếp tục gia tăng đặc biệt đối với những người công khai ủng hộ dân chủ như các thành viên khối 8406 chẳng hạn.

Bản Tuyên ngôn nhân quyền của họ đựơc đông đảo trí thức tại Việt Nam ủng hộ ký tên, kêu gọi những sự thay đổi ôn hoà, đa đảng, cạnh tranh công bằng để tiến tới dân chủ cho Việt Nam. Chính Hồ Chí Minh, trong bản tuyên ngôn độc lập, cũng đã nhấn mạnh rằng mọi người đều bình đẳng về quyền sống, quyền tự do, và mưu cầu hạnh phúc.

Nhà nước Việt Nam cũng đã ký kết Công ước quốc tế tôn trọng quyền dân sự và chính trị của công dân, cam kết tôn trọng các quyền tự do cơ bản của con người. Thế nhưng đáng tiếc là tất cả những điều này đều bị chính quyền Hà Nội vi phạm hàng ngày. Chúng tôi luôn đứng về phía những người bị đàn áp nhân quyền tại Việt Nam.

Tranh đấu đến cùng

Trà Mi: Nếu lần này dự luật của ông lại bị ngăn chặn lần nữa, ông sẽ nói gì?

Dân biểu Chris Smith: Chúng tôi vẫn tiếp tục tranh đấu và thúc đẩy mạnh mẽ hơn. Tôi hy vọng là Tổng thống Obama không để cho quy trình hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập GPS với Việt Nam được xúc tiến vì những vi phạm của Hà Nội về quyền lợi của công nhân, quyền thương lựơng của công đoàn, quyền thành lập công đoàn độc lập.

Công đoàn hiện hữu tại Việt Nam là tổ chức bị điều khiển bởi những người cầm quyền, tức Đảng Cộng Sản. Những nước đàn áp nhân quyền khác cũng tương tự như vậy, tức làm ra vẻ bề ngoài là tôn trọng quyền của công nhân nhưng thực chất thì ngược lại, không cho phép họ được thành lập công đoàn độc lập.

Đảng cộng sản Việt Nam không cho phép đa đảng chứng tỏ họ yếu kém, không đủ khả năng cạnh tranh quyền lực một cách công bằng với các lực lượng dân chủ khác.

Dân biểu Chris Smith

Đừng quên phong trào công nhân tại Ba Lan dưới sự lãnh đạo của Lech Walesa đã dẫn đến một thể chế đa đảng, dân chủ tại Ba Lan, tại các nước trong khối Đông Âu, và ngay cả ở Nga nữa. Đảng cộng sản Việt Nam không cho phép đa đảng chứng tỏ họ yếu kém, không đủ khả năng cạnh tranh quyền lực một cách công bằng với các lực lượng dân chủ khác.

Trà Mi: Có những điểm khác biệt cơ bản nào giữa dự luật nhân quyền Việt Nam năm nay so với dự luật của các năm trước, thưa ông?

Dân biểu Chris Smith: Điểm khác biệt chính là ở chỗ dự luật năm nay bao gồm những ngôn từ mạnh mẽ khi đề cập đến hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập GPS. Từ tháng 5 năm ngoái, Hà Nội đưa ra yêu cầu được hưởng quy chế GPS của Hoa Kỳ, và trong dự luật này, chúng tôi nêu rõ sự phản đối trừ khi nào Hà Nội thật sự tôn trọng quyền của người công nhân.

Chúng tôi cũng có những ngôn từ khẳng định rằng các khoản viện trợ không mang mục đích nhân đạo của Mỹ dành cho Việt Nam, ví dụ như các chương trình kinh tế hay hợp tác quân sự, phải tương đương với các khoản tài trợ ủng hộ phát triển nhân quyền.

Trà Mi: Khi nào thì dự luật này sẽ được đệ trình lên Thựơng Viện? Ông có thể cho biết các quy trình kế tiếp sẽ ra sao?

Dân biểu Chris Smith: Tôi nghĩ rất có khả năng dự luật về nhân quyền Việt Nam 2009 lần này sẽ được đưa ra trước Thựơng Viện để được thông qua trong thời gian sớm, có thể là trong tháng 5 này.

Tôi hy vọng Hội đồng nhân quyền Liên Hiệp Quốc trong buổi kiểm điểm nhân quyền này sẽ có thái độ thẳng thắn, trung thực, và minh bạch khi đề cập đến các vi phạm nhân quyền không những không cải thiện mà càng ngày càng tồi tệ hơn của Hà Nội.
Dân biểu Chris Smith

Hội đồng nhân quyền LHQ phải thẳng thắn, trung thực

Trà Mi: Việt Nam sẽ tham gia buổi “Kiểm điểm nhân quyền định kỳ toàn cầu” (UPR) lần đầu tiên vào ngày 8/5 tới đây tại Geneva, Thuỵ Sĩ. Ông kỳ vọng gì ở Hà Nội trong dịp này?

Dân biểu Chris Smith: Tôi hy vọng Hội đồng nhân quyền Liên hiệp quốc sẽ tiến hành buổi UPR của Việt Nam một cách kỹ càng hơn so với các nước khác, để Việt Nam không thể báo cáo gian dối mà không bị lưu ý. Hà Nội ngang nhiên đàn áp các nhà tranh đấu cho nhân quyền, và trắng trợn sử dụng internet làm công cụ để truy lùng và bắt bớ những tiếng nói ủng hộ dân chủ.

Cho nên, tôi hy vọng Hội đồng nhân quyền Liên Hiệp Quốc trong buổi kiểm điểm nhân quyền này sẽ có thái độ thẳng thắn, trung thực, và minh bạch khi đề cập đến các vi phạm nhân quyền không những không cải thiện mà càng ngày càng tồi tệ hơn của Hà Nội. 

Tôi đoán trước là Hà Nội sẽ cố đưa ra những luận điệu sai sự thật, xuyên tạc rằng họ tôn trọng nhân quyền như họ từng vẫn thường làm trước nay. Mong rằng họ sẽ xem buổi kiểm điểm này là cơ hội giúp họ tự cải thiện, dù tôi không tin tưởng điều này sẽ xảy ra.

Trà Mi: Xin chân thành cảm ơn dân biểu Chris Smith đã dành thời gian cho cuộc phỏng vấn này.

Ông Chris Smith là dân biểu Liên bang Hoa Kỳ, đại diện bang New Jersey, người đã 5 lần đề xướng dự luật mang tên “Luật nhân quyền cho Việt Nam” kể từ năm 2001 đến nay.

Category: Tiếng nói dân chủ | Views: 897 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 21
Khách: 21
Thành Viên: 0