Thứ Tư, 2025-01-22, 11:41 AM
Welcome Guest | RSS

Dân Chủ Cho Việt Nam

Main » 2009 » Tháng Bảy » 1 » Vì sao ‘cỗ xe’ bauxite chẳng thể dừng?
3:39 PM
Vì sao ‘cỗ xe’ bauxite chẳng thể dừng?
Vậy là cái ‘nút chận’ quốc hội, khung thành cuối cùng của những ai ngày đêm đau đáu vì chuyện khai thác bất hợp pháp bauxite Tây Nguyên cũng đã bị làm cho tan hoang!

Khi đem vận mệnh đất nước cột vào sợi chỉ mành như trong vụ khai thác bauxite hiện nay, theo cách tính lời lỗ 50-50 của một quan chức của tập đoàn Than Khoáng Sản VN (TKV) chủ đầu tư vụ bauxite này, CSVN đã dám vác 80 triệu dân ra chơi ván bài ‘5 ăn 5 thua’ với phía TQ, chúng tôi không tin là họ không biết đấy là việc làm nguy hiểm.

Họ thừa biết nhưng vẫn cứ phải làm, bởi lẽ khi xâu chuỗi các sự kiện trong quá khứ - hiện tại lại với nhau, chúng tôi thấy dường như CSVN cũng chẳng còn nhiều quyền chọn lựa trước ‘đàn anh’ TQ trong những vấn đề liên quan đến vận mệnh của chính đất nước mình về biên giới, hải đảo, khai thác bauxite hiện nay.

Cái lý do hết sức đau xót của sự ‘no way’, hết cửa chọn lựa này, có vẻ như đó là chuyện ‘số phận’ trước sau gì nó cũng sẽ phải đến, vì mọi thứ đã đã được sắp đặt sẵn từ gần mươi năm trước…

“Qui hàng”

Mấy chục năm trước, Csvn từng dại dột xưng mình là ‘tiền đồn Đông Nam Á’ của phe CNXH do Liên Xô đứng đầu. Vì vậy khi thấy ‘anh Hai’ sắp tắt thở, Tổng bí thư đảng CSVN khi ấy là ông Nguyễn Văn Linh, mặc dù là người không ưa gì TQ và chủ trương thân Nga khiến cho quan hệ giữa VN-TQ đã bị đoạn tuyệt nhiều năm nhất là sau cuộc chiến biên giới 1979. Cuối cùng ông cũng đã phải vội vã quay sang ngậm bồ hòn làm lành với TQ để tiếp tục có đấng ‘đàn anh’ bảo kê về chính trị.

Tình hình phe XHCN rối ren đến mức, dù dốt nát đến mấy, giới lãnh đạo Hà Nội cũng thừa biết họ sắp bị thế giới tư bản cô lập để tiêu diệt. Muốn sống, không còn cách nào khác cần phải tìm chỗ trú ẩn phòng mọi bất trắc có thể xảy ra. Nhìn gương E.Honecker bị dẫn độ từ Moscou về lại Đức, thử hỏi trên trái đất này còn đâu dám mở rộng tay nhận và họ cảm thấy an toàn hơn Bắc Kinh?

Và thế là chuyện ‘qui hàng’ này đã xảy ra tại Thành Đô, thủ phủ của tỉnh Tứ Xuyên TQ hồi đầu tháng 9/1990.

Mặc dù cho đến tận nay Csvn vẫn chưa bao giờ dám thừa nhận chuyện qui hàng này, nhưng những tài liệu đáng tin cậy phổ biến lâu nay trên mạng như talawas, thongluan về cuộc gặp gỡ lén lút này giữa hai đảng cộng sản VN và TQ của chính hai nhân vật chóp bu của hai bên tiết lộ, đó là cựu bộ trưởng ngoại giao của VN là ông Trần Quang Cơ và cựu thủ tướng TQ Lý Bằng, thiết tưởng khúc quanh lịch sử ấy nay đã quá rõ ràng.

Theo nhật ký của ông Lý Bằng thì hai bên chính thức bắt đầu gặp nhau kể từ lúc 14giờ chiều ngày 03/9/1990, nhưng chỉ mới đến 14 giờ 30’ hôm sau 04/9/1990, việc bình thường hóa quan hệ đã được hai đảng ‘long trọng ký kết’!!!.

Hai mươi bốn giờ đồng hồ, tính luôn cả thời gian ăn uống ngủ nghỉ, tất cả đã phơi bày một sự thật là sự thần phục của CSVN trước Bắc Kinh đã được Hà Nội thực hiện ‘bằng mọi giá’ bất chấp bối cảnh TQ vừa để xảy ra vụ Thiên An Môn đầy tai tiếng bị cả thế giới lên án nhưng Hà Nội vẫn phớt lờ, chứng tỏ Csvn khi ấy đã hết đường chạy.

Không biết trong lịch sử ngoại giao quốc tế, đã từng có cuộc hội đàm bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa các bên cựu thù nào đạt đến mức kỷ lục nhanh như vậy chưa? Nhưng với các đồng chí TQ, thì chỉ với ngần ấy thời gian, mọi ‘xúc phạm’ và ‘lầm lỡ’ của CSVN trước kia do bám đuôi Liên Xô đã nhanh chóng được Bắc Kinh xuống tay ban phép lành xóa tội!

Để tưởng thưởng cho thành quả bất ngờ ‘đột quị’ này của Hà Nội, cũng theo Lý Bằng thuật lại, thì: “đồng chí Giang Trạch Dân tặng các đồng chí Việt Nam hai câu thơ ngay tại chỗ: "Độ tận kiếp ba huynh đệ tại/ tương phùng nhất tiếu mân ân cừu" (tạm dịch nghĩa: qua hết sóng dữ, anh em vẫn còn; gặp nhau cười một cái là rửa sạch ân oán). Hai câu thơ này là của Lỗ Tấn. Các đồng chí Việt Nam tỏ ra rất phấn khởi trước việc đó”.

Suốt chiều dài lịch sử 4 ngàn năm của dân tộc, chưa có sự qui hàng phương Bắc nào nhục nhã hơn thế!

“Hàng” nào mà chẳng có giá?

Nay trước bao trái ngang đang diễn ra trên đất nước này, những gì đã diễn ra tại Thành Đô năm ấy khiến chúng ta không khỏi băn khoăn: Vì sao một ‘tay anh chị’ mới năm nào từng buông ra những lời lẽ hậm hực “cần phải dạy cho thằng đệ tử này một bài học nhớ đời vì tội phản phúc” mà sao bỗng dưng lại trở nên thân hiền từ, dễ tính khác thường?

Chẳng nhẽ Bắc Kinh khi ấy cũng đang khao khát đồng minh VN như Hà Nội đang cầu cạnh họ sao?

Chắc chắn không bao giờ có chuyện đó với một Bắc Kinh đầy mưu kế và thâm độc như chính các tình tiết ly lỳ trong lịch sử của họ chúng ta từng được đọc, trừ phi ‘thằng em’ Hà Nội đã tỏ ra đủ sự ngoan ngoãn cần thiết.

Nếu ở vào các triều đại phong kiến xưa để có được sự ‘bảo kê’ như vậy, các vua quan An Nam xứ ta luôn bị các triều đình TQ ra điều kiện buộc phải tuân giữ lệ triều cống hằng năm những phẩm vật quí giá nhất định nào đó.

Nhưng nay thời thế đã thay đổi, ‘ba cái đồ lẻ tẻ’ ngà voi, châu báu, cung tần mỹ nữ của lệ triều cống xa xưa đâu còn đáng gì đối với một TQ ‘vĩ đại’ ngày nay với 1,3 tỷ dân đang muốn vươn mình ra biển nhớn!?

Cái Bắc Kinh ‘đói’ ngày nay là dầu hỏa ở biển Đông, các loại khoáng sản trong đó có aluminum từ quặng bauxite để phục vụ cho kỹ nghệ không gian v.v… và vì thế, Hà Nội khó còn cửa để ‘mặc cả’ với đàn anh về chuyện toàn vẹn lãnh thổ, cũng như khai thác tài nguyên quốc gia được nữa!

Chi tiết về những thỏa thuận của chuyến đi này ra sao, là dân thường, chắc chắn chúng ta không có cơ hội được biết rõ tường tận, chỉ trừ phi sau này khi chế độ CSVN bị cáo chung. Tuy nhiên không phải vì thế mà mọi hiểu biết của chúng ta đều bế tắc theo, vì mọi việc diễn ra trên cõi đời này bao giờ cũng phải tuân theo những trật tự logic, mà nếu chịu khó ‘động não’ chút chúng ta đều có thể phần nào lý giải được chúng.

Chính những cái cực phi lý không thể xảy ra nhưng CSVN bùa phép hòng biến nó thành hợp lý và để xảy ra, như khai thác bauxite hiện nay mặc dù bị cả nước lên án, lợi lộc chẳng đáng là bao, nếu cái tâm của trong dự án này là thực sự vì dân vì nước, tôi tin chẳng có lãnh đạo nào dại dột lao vào, thế nhưng Csvn thì ngược lại, họ vẫn nói ‘Yes’ và tiếp tục tiến hành. Buộc chúng ta phải suy ra dự án này được làm vì 1 trong 2 động cơ: Hoặc vì lợi ích của chính họ hoặc vì áp lực từ TQ. Nhưng khi gắn kết hai điều này lại với nhau trong bối cành hàng phục Bắc Kinh của Csvn chúng ta thấy rất logic. Csvn và TQ cả hai đều có lợi.

Vậy thì chúng ta đã có đủ cơ sở để đi đến kết luận: Csvn bỏ tài nguyên ra để mua lấy an toàn về chính trị!

Trên thực tế cho thấy suy luận trên hoàn toàn đáng tin cậy. Vì kể từ sau khi ‘nhắm mắt đưa chân’ liều bước đến Thành Đô 19 năm trước, Bộ Chính Trị đảng CSVN kể từ ngày ấy bất kể họ là những ai, tổng bí thư đảng tên tuổi là gì, tất cả họ, kẻ trước người sau cũng phải đều lần lượt ‘ngã ngựa’ trước sự xâm phạm lãnh thổ của TQ mà không thấy bất kỳ kẻ nào dám mở miệng kêu la tiếng đau nào. Khác hẳn trước kia, đã từng có một Bộ Chính Trị từng dám chấp nhận khiêu khích TQ khi đem quân sang tiêu diệt đồng minh Polpot của Bắc Kinh.

Chúng ta cũng còn biết rằng nội bộ các đảng cộng sản luôn có những chuyện đấu đá nhau bên trong rất dữ dằn, thế nhưng trước thế giới họ luôn ra vẻ rất đoàn kết, yêu thương nhau một cách hết sức giả dối.

Chính cái sự đoàn kết ‘quái gở’ kiểu cộng sản khiến kẻ lên làm lãnh đạo sau luôn phải bịt kín bưng tất cả những chuyện xấu xa, sai phạm của các ‘đồng chí’ của tiền nhiệm để xảy ra trước đó. Sai cũng phải ca là đúng, đúng thì càng phải hót nhiều hơn vì uy tín đảng là chính uy tín, tồn vong của bản thân họ. Hậu quả là tất cả mọi lãnh đạo csvn từ cao xuống thấp, không một ai dám hé răng mở miệng cãi lại quan thầy Bắc Kinh.

Hà Nội chẳng thà chấp nhận đàn áp dân chúng trong nước mặc dù biết chắc chắn sẽ bị lịch sử lên án, nhưng làm thế có khi họ thấy còn dễ chịu hơn việc chống lại bá quyền phương Bắc. Há miệng với TQ bây giờ với họ là bị mắc quai liền lập tức!

Và vì thế, bánh xe định mệnh bauxite vẫn cứ quay mà chẳng chịu ngừng!

(Xin xem thêm “Nội tình bình thường hóa quan hệ Trung - Việt qua Nhật ký của Lý Bằng”, http://www.talawas.org/talaDB/suche.php?res=13906&rb=11 ).

Sàigòn, 01/7/2009
Alfonso Hoàng Gia Bảo
Category: Việt Nam ngày nay | Views: 852 | Added by: danchu | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Only registered users can add comments.
[ Registration | Login ]
Login form
Search
Our poll
Đánh giá
Total of answers: 887
Site friends
Statistics

Đang online: 11
Khách: 11
Thành Viên: 0