Phan Quốc NamGần
mực thì đen, còn gần blogger nhiều quá dễ bị qui thành “phản động”. Có
lẽ đó là bài học đạo đức mà chính quyền CS Việt Nam muốn nhắn gửi trong
đợt này. Chủ Tịch Nước Nguyễn Minh Triết lên truyền hình cảnh báo “các
thế lực thù địch đang muốn thực hiện cách mạng màu chống phá Việt Nam.”
Trên tờ Sài Gòn Giải Phóng, vốn vẫn là cánh tay phải của ông Triết từ
thời còn làm bí thư thành ủy, Cán Bộ Tuyên Giáo Ngô Ngọc Ngũ Long tuyên
chiến với các blogger với bài: “Cuộc chiến trên thế giới ảo”. Lý do
khiến Bộ Công An phải khẩn cấp bắt giữ Trần Huỳnh Duy Thức cùng Lê
Thăng Long (blogger Change We Need, Trần Ðông Chấn, PsonKhanh), và
trước đó là Nguyễn Hoàng Hải (bloggerÐiếu Cày) cũng không ngoài sức ảnh
hưởng vô cùng lớn của các bài viết trên blog của họ.Rõ ràng là
mạng lưới blog 360 đã làm thay đổi hoàn toàn xã hội Việt Nam trong vòng
hai năm trở lại đây. Giới trẻ biết đến bộ phim sex Thùy Linh là nhờ
công phát tán của các blogger như Vàng Anh, Tắc Kè. Trước đó họ được
làm quen với ngôn ngữ blog qua những câu chuyện của Hà Kin, Trang Hạ,
hay anh chàng Joe người Mỹ nói tiếng Việt. Các nhà báo dùng blog làm
nơi thể hiện và xây dựng tên tuổi, như Cô Gái Ðồ Long, Osin, Bố Cu
Hưng, Kwan, Nguyễn Thế Thịnh, Võ Ðắc Danh. Những người không hài lòng
với hệ thống báo chí nhà nước đã tìm đến nhau để lập CLB Nhà Báo Tự Do
với Ðiếu Cày làm lãnh đạo và các thành viên như Thiên Sầu, Lan Hương,
Anh Ba Sài Gòn. Sau ngày Ðiếu Cày bị bắt, tiếp tục xuất hiện thêm nhiều
nhóm mới như Tiếng Dân Kêu, tranh đấu đòi lại đất cho người dân quận 9
Sài Gòn; Biên Giới Biển, vận động bảo vệ Trường Sa và Hoàng Sa. Tất
nhiên không thể thiếu công an mạng trà trộn vào để thu thập tin tức,
lập hồ sơ để bắt giữ hoặc trấn áp, gây chia rẽ. Nhạc sĩ Tuấn Khanh đã
phải đóng cửa blog. Nhạc sĩ Trịnh Nam Sơn cũng không ngoại lệ, dù lý do
có thể khác. Ðạo diễn Song Chi phải chạy sang Na Uy xin tị nạn. Nhạc sĩ
Tô Hải quyết định xuất bản hồi ký sớm hơn dự định.Những biến
động chính trị xã hội mà nổi bật nhất là hai vụ bắt giữ blogger Change
We Need và trước đó Ðiếu Cày buộc mỗi blogger phải chọn lựa chỗ đứng,
quan điểm. Cộng đồng blogger bị đẩy vào thế phải đi trước thời cuộc của
xã hội thực bên ngoài. Họ có cơ hội tiếp xúc với dân chủ sớm hơn, tiến
bộ nhanh hơn và kể cả khi quyết định đóng cửa blog thì cũng không thể
nào quay trở lại được lối sống ù lì, mũ ni che tai như trước bên ngoài
đời thường. Nói cách khác, khi chọn cho mình một nickname và password
để tham gia thế giới blog, thanh niên Việt Nam đã tự quyết định dân chủ
hóa chính bản thân mình, không có cách nào đi ngược lại. Một blogger sẽ
phải chọn ai là bạn, không chấp nhận ai là bạn, ủng hộ quan điểm nào,
phản đối ý kiến nào. Ðó chính là giá trị cơ bản nhất của dân chủ: tự do
chọn lựa, không sợ bị ai ép buộc. Tiếp theo đó, blogger phải biết cách
nêu quan điểm để thu hút sự quan tâm của thiên hạ vào đọc, kết bạn, cho
ý kiến ủng hộ, tức là những bài học cơ bản nhất về hoạt động chính trị,
học làm lãnh đạo.Chỉ còn hai tuần nữa là Yahoo 360 chính thức
đóng cửa. Bộ Công An Việt Nam có thể thở phào nhẹ nhõm vì đã bớt được
một nỗi lo thường trực. Các blogger tan tác, chưa biết sẽ tụ họp về
đâu, nháo nhác hỏi nhau xem sẽ chuyển nhà về nơi nào. Nhưng chính quyền
Việt Nam sẽ lại phải đối mặt với một nguy cơ mới. Lần này là đa nguyên.
360 đóng cửa nhưng có đến sáu mạng khác thay thế, từ Plus và Multiply
cho đến Facebook và Twitter. Các blogger sẽ phải chọn lựa sẽ tham gia
mạng xã hội nào, cũng giống như bên ngoài đời thường sẽ chọn chế độ
nào, bỏ phiếu cho thể chế nào vậy. Một lần nữa họ sẽ có cơ hội trải
nghiệm dân chủ trong thế giới ảo, đi trước thế giới thực tại bên ngoài.
Khi đã quen sống dân chủ trong thế giới ảo, chắc chắn họ sẽ ủng hộ thay
đổi để cũng có quyền hưởng thụ dân chủ trong đời thực. Nguồn: NVOL
|