Hiệu năng của cơ quan điều tra Việt Nam có những mâu thuẫn trầm trọng đến không thể lý giải.
Photo: RFA
Báo chí Việt Nam cũng đã từng lên tiếng cảnh báo về những sai phạm trong vụ in tiền polymer.
Họ có
thể phá một vụ án chính trị
chỉ trong vài ngày, bắt người ta nhận
tội cũng chỉ trong vài ngày, ở những tội
rất nặng, như chống
phá nhà nước, lật đổ chế
độ, vân vân.
Nhưng,
cũng chính những cơ quan này, phải tốn đến
hàng tháng, thậm chí hàng
năm trời, để điều tra mà không bao giờ có được
kết luận trong các vụ án khác, trong một lãnh vực khác: tham nhũng.
Sự tồn vong của chế độ
Tham nhũng thì không chỉ
là nguy cơ “bình thường” đối với
chế độ. Tham nhũng, thậm chí “đe dọa sự tồn
vong của chế độ.” Thủ
tướng Việt Nam, ông Nguyễn Tấn Dũng đã nói rõ điều
này trong một văn bản được ký ban hành ngày 12 tháng Năm vừa qua.
Tệ
tham nhũng, hối lộ đang “đe dọa sự tồn
vong của chế độ” không chỉ
lan tràn trong nước, ảnh hưởng lên đời
sống xã hội và người dân trong nước,
mà lan sang cả các doanh
nghiệp nước ngoài đang làm ăn tại Việt Nam hoặc
với Việt Nam.
Hối
lộ,
mua chuộc
chỉ
là một
phần
của
luật
chống
cạnh
tranh không lành mạnh điều chỉnh. Luật
cạnh
tranh của
Việt
Nam không điều chỉnh được những
hành vi như vậy. Nước nào cũng có,
nhưng
riêng Việt Nam thì không có.
LS Nguyễn Vân Nam
Một luật sư nước
ngoài, là ông Nguyễn Vân
Nam, hiện đang làm việc tại Sài Gòn, nói rằng
hối lộ, cùng nhiều hành vi phản đạo lý khác, không thể
điều chỉnh được theo luật
cạnh tranh hiện hành của Việt Nam:
“Hối
lộ,
mua chuộc
chỉ
là một
phần
của
luật
chống
cạnh
tranh không lành mạnh điều chỉnh.
Tôi muốn
nhấn
mạnh,
rằng
luật
cạnh
tranh của
Việt
Nam không điều chỉnh được những
hành vi như vậy. Nước nào cũng có,
nhưng
riêng Việt Nam thì không có.”
Hơn
60% doanh nghiệp tại Việt Nam bị
đòi hối lộ. Đó là con số được công bố
tại một hội thảo
quốc tế tại Sài Gòn hôm 26 tháng Sáu vừa qua.
Thông tin này được
đưa ra trong khi dư luận vẫn
còn bàn tán xung quanh 2 sự
kiện bị cáo buộc có liên quan đến
tham nhũng, là vụ PCI của Nhật Bản
và Securency của
Australia.
Vụ PCI
thì phía Nhật Bản nói rõ, là người Nhật hối
lộ quan chức Việt Nam. Trong khi phía Việt Nam thì khẳng
định quan chức này chỉ “lợi dụng
chức vụ, quyền hạn…”
Vụ
Securency thì Cảnh Sát
Liên Bang Úc quyết định “điều tra toàn diện”
các cáo buộc hối lộ. Phía Việt
Nam thì… yên lặng.
Mà đây không phải
là lần đầu tiên Việt Nam yên lặng. Tác giả bài viết “An Ninh Chống
Tham Nhũng” viết trên
blog Osin của anh, liệt kê ra nhiều trường hợp
“yên lặng” khác.
Ông viết:
“Huỳnh Ngọc
Sỹ
là quan chức đầu tiên bị
bắt
giam và PCI là vụ án đầu tiên được
khởi
tố
kể
từ
khi có những dấu hiệu tham nhũng
liên quan tới các quan chức Việt
Nam được
cảnh
sát nước
ngoài phát hiện. Năm 2006, cảnh sát Đức
tìm ra dấu hiệu Siemens chuyển
hơn
5 tỷ
đồng
vào một
tài khoản
ở
Singapore của một người được
nói là “quan chức Việt Nam”.
Năm 2008, 3 Việt
Kiều
ở
Mỹ
bị
truy tố
vì “hối
lộ
150 nghìn đô la để bán được các thiết
bị
cho một
dự
án ở
Vũng Tàu”. Từ đó đến nay, không hề
có bất
cứ
thông tin nào từ cơ quan điều
tra Việt
Nam về
hai vụ
án có dấu
hiệu
liên quan đến tham nhũng ấy.”
Chống
tham nhũng?
Có phải
vì cơ quan điều tra của Việt
Nam thiếu hiệu quả? Không hẳn!
Blogger Osin minh chứng
điều này trong bài viết của mình, rằng:
“Vụ
“luật
sư
Lê Công Định” cho thấy, cơ quan an ninh Việt
Nam có đủ năng lực để phát hiện
từ
trong trứng nước các hành vi được
coi là “vi phạm luật pháp Việt
Nam”; những hành vi không chỉ xảy
ra ở
trong nước
mà ở
bất
cứ
chỗ
nào bên ngoài biên giới.”
Nếu
năng lực của lực lượng
an ninh là như vậy, tác giả viết tiếp,
thì họ nên “được huy động sức mạnh
cho cả mục tiêu chống tham nhũng, trong những lĩnh vực mà cảnh sát không đặt
chân tới được. Khi có những thương vụ
lớn, sử dụng nguồn
ngân sách quốc gia, lực lượng an ninh hoàn toàn có thể nhắm sự
“quan tâm đặc biệt” vào các nhân vật có liên quan: các mối liên hệ; những tài khoản
cá nhân; những căn nhà họ mua ở nước
ngoài; ai trả cho những chuyến du lịch,
trước, trong và sau khi hợp đồng được
ký…”
Cho đến
nay, dù tham nhũng được
nhắc đi nhắc lại là những
nguy cơ “đe dọa sự tồn
vong của chế độ,” thì người
ta vẫn chưa thấy những
quốc sách đủ mạnh để
đẩy lùi nguy cơ này.
Chính sách kê khai tài sản
cán bộ đến nay vẫn chưa
hoàn tất. Các cam kết chống tham nhũng của
Việt Nam với quốc tế
vẫn thực hiện nửa
vời, theo kiểu “hành pháp chấp nhận nhưng
lập pháp chưa thông qua.”
Hai công ước
chống tham nhũng mang
tính quốc tế, là Công Ước Liên Hiệp Quốc mà Việt
Nam tham gia năm 2003, và Công Ước
OECD do Tổ chức Hợp tác Phát Triển
Kinh Tế Châu Á – Thái
Bình Dương và Ngân Hàng
Phát Triển Châu Á khởi xướng, Việt
Nam tham gia năm 2004, đến
nay vẫn chưa thể có hiệu
lực thi hành.
Sử
gia, đại biểu Quốc Hội,
Dương Trung Quốc, đã từng đề
cập đến điều này trước
đây, rằng “công ước quốc tế
cần phải được Quốc
Hội thông qua mới có hiệu lực
thi hành.”
“Tôi cho rằng,
về
nguyên tắc, một công ước
mà chưa
thông qua Quốc Hội thì chưa
có hiệu
lực
thi hành. Mọi cam kết quốc tế
đều
phải
có Quốc
Hội
phê chuẩn
mới
có hiệu
lực.
Chẳng
hạn,
việc
vào WTO, ký cuối năm trước nhưng sau đó Quốc
Hội
thông qua.”
Xét cho cùng, mọi
cam kết đều có thể bị
phá vỡ khi cần, và mọi hình thức
kê khai tài sản cán bộ đều có thể
không được thực hiện rốt
ráo, nếu muốn. Các phương pháp có tính “kỹ thuật” không cán đáng nổi
sứ mệnh đẩy lùi nguy cơ
tham nhũng, cho dầu là
nguy cơ “đe dọa sự tồn
vong của chế độ.”
Dân còn sợ
uy quyền
thế
lực
của
quan lại,
thì trong quan lại, kẻ nào bất
lương,
cứỷ
vào chỗ
đó mà ép dân, cho nên cái tệ hối lộ
không bao giờ trừ được.
Cụ Phan Khôi
Nhập nhằng…
Trong một
bài viết khác, được thực hiện
cách đây 80 năm, một tác
giả Việt Nam cũng đặt ra nguy cơ tham nhũng và cách thức bài trừ nguy cơấy.
Tám mươi năm mà vẫn còn nguyên tính thời sự cho tình hình Việt
Nam hiện nay.
Nhà báo Phan Khôi, cách đây 80 năm, đã khẳng định: chỉ
có dân quyền mới trị được
tham nhũng.
Cụ
Phan Khôi viết, rằng nhà nước có trừng trị quan tham thì sự
trừng trịấy chỉ
bớt được cái tệ hối lộ
đi một ít thôi, chứ không trừ hẳn đi được,
vì“hễ
dân còn sợ quan quá thì
cái tệ hối lộ cứ
còn hoài.”
Cụ khẳng định:
“Dân còn sợ
uy quyền
thế
lực
của
quan lại,
thì trong quan lại, kẻ nào bất
lương,
cứỷ
vào chỗ
đó mà ép dân, cho nên cái tệ hối lộ
không bao giờ trừ được. Nhưng
vì cớ
gì mà dân sợ quá như vậy? Là vì... dân
không có một chút gì trong tay để làm hộ
phù, nghĩa là dân không có quyền.
Thế
thì bây giờ muốn cho dân đủ
cậy
ở
cái lẽ
phải
của
mình mà không đem tiền đút cho quan nữa,
còn gì hơn cho dân có cái hộ phù ấy...?
Phải
vậy,
dân phải
có quyền
thì mới
chừa
được
cái thói sợ phi lý như những lúc trước.”
Điều
mà cụ Phan Khôi nhấn mạnh, là các quan nắm
hết các quyền, từ quyền
xử kiện cho đến quyền
bắt giam, quyền làm án. “Sự hối lộ
sinh ra vì đó, vì quyền
quan thì rộng mà dân
không chút quyền gì để bảo hộ
lấy mình.”
Vậy
thì, muốn trị tham nhũng, người dân phải không còn biết sợ. Mà để
không biết sợ, người dân phải
có quyền, tức dân quyền. Mà dân quyền, cụ Phan Khôi nói rõ cách đây 80 năm, phải là quyền do Hiến Pháp ban cho. Vẫn
chưa đủ, cụ nhấn
mạnh, quyền Hiến Pháp ban cho ấy
“lại nhờ pháp luật bảo hộ.”
Nghĩa là gì? “Cần
nhất là sự phân quyền… bên chánh với bên hình chia rẽ hẳn ra, bấy
giờ một ông quan không có thể vừa bắt
người lại vừa xử
phạt được; như vậy,
ông quan ấy không còn lấy cái gì để dọa dân mà lấy
tiền. ”
80 năm sau, bên “chánh” và bên “hình” vẫn còn là một khối, chưa
tách ra. Nói gì đến “tách
hẳn ra!”
80 năm sau, luật
sư biện hộ trước
tòa có thể bị bên “chánh” bắt, rồi giam, rồi
làm án, vì tội chống nhà nước.
80 năm sau, vẫn
có những công dân bị bên “chánh” bắt, rồi giam, rồi
làm án “trốn thuế” vì công dân này biểu tình bảo vệ chủ
quyền lãnh thổ.
80 năm sau, bên “chánh,” mà đại
diện là ông Thủ Tướng, vẫn
còn kèm rất sát bên
“hình” với lời dặn dò: “Việc
tự quản phải kết
hợp với quản lý nhà nước,
tăng cường kiểm tra giám sát các hoạt động của
các đoàn luật sưở địa
phương và hoạt động của
các luật sư để kịp
thời uốn nắn…”
Dường
như, bên “chánh” với bên “hình” ngày càng nhập làm một!